chương trình kiểm toán hàng tồn kho và xem xét lại công việc của mình đã thực hiện, bám sát hơn chương trình kiểm toán và trình bày kết quả công việc lên giấy làm việc để lưu vào hồ sơ kiểm toán một cách đầy đủ.
Các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán cần phải được tổng hợp và lưu lại, sau đó đánh giá tất cả các sai sót ảnh hưởng tới báo cáo tài chính như thế nào. Không nên bỏ qua nhiều sai sót không trọng yếu. Bởi các vấn đề vẫn có thể trở thành trọng yếu nếu chúng được kết hợp với nhau.
Kiềm toán viên cần thực hiện các bước đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo đúng chuẩn mực. Tránh trường hợp bỏ sót những nghiệp vụ dù số phát sinh là lớn hay nhỏ. Bởi nhiều nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ nhưng đôi khi đi vào kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ này lại phát hiện những sai sót và gian lận đáng kể.
Cần điều chỉnh thời gian cho phù hợp để có thể thực hiện tất cả các thử nghiệm cơ bản theo đúng chuẩn mực yêu cầu.
Không nên chỉ tập trung vào các nghiệp vụ bất thường. Bởi vì đối với nghề kiểm toán thì tất cả các khoản mục đều là trọng yếu, có thể dẫn đến những sai sót và gian lận đáng kể nếu không được kiểm tra và đối chiếu một cách chính xác.
Kiểm toán viên cần tăng cường thủ tục phân tích với khoản mục hàng tồn kho. Do thủ tục phân tích là một trong những thủ tục quan trọng có hiệu quả cao nhất vì thời gian ít, chi phí thấp mà có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác, tính hợp lý chung đồng thời giúp đánh giá được những nét tổng thể. Các thủ tục phân tích cụ thể cần được thực hiện như:
So sánh tỷ lệ dự phòng giảm giá hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch (nếu có).
Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến.
So sánh vòng quay hàng tồn kho qua các năm, tìm ra những biến động lớn, bất thường (ví dụ như số vòng quay nguyên vật liệu chính giảm mạnh
hay số vòng quay thành phẩm tăng đột biến) và giải thích nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể nói mỗi khi vào mùa kiểm toán, số lượng hợp đồng rất nhiều, do đó kiểm toán viên khó có thể làm đúng theo chương trình. Vì như vậy sẽ không kịp tiến độ. Chính vì thế, những hạn chế nêu trên phần lớn đều gặp ở hầu hết các công ty kiểm toán chứ không riêng gì Công ty TNHH Kiểm toán AEA và đây là những hạn chế do đặc điểm nghề nghiệp mang lại.
KẾT LUẬN
Cùng với sự đi lên và phát triển của nền kinh tế như hiện nay, có thể nói hoạt động kiểm toán độc lập đã và đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Việc cho ra đời các chuẩn mực kiểm toán, các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán cũng như Luật kiểm toán đã chứng minh cho sự cố gắng không ngừng của ngành kiểm toán Việt Nam. Góp phần vào những nổ lực chung nhằm đưa hoạt động kiểm toán của Việt Nam lên một tầm cao mới, Công ty TNHH Kiểm toán U&I đã và đang không ngừng đổi mới, phát triển từng bước nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán của mình.
Hàng tồn kho luôn là một khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Những đặc điểm của hàng tồn kho cùng với đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp luôn yêu cầu chuẩn mực kế toán về hàng tồn kho có những thay đổi kịp thời, cũng như đòi hỏi chương trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho cần có những điều chỉnh và mở rộng. Kiểm toán hàng tồn kho luôn là một phần hành phức tạp, chịu nhiều rủi ro và cũng là một phần hành rất quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Thông qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á, thực tập sinh đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình từ các anh chị nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, trong quá trình tham gia thực tế một số cuộc kiểm toán, thực tập sinh cũng đã học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tiễn rất bổ ích đối với một sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á đã giúp người viết có được cơ sở thực tế để đối chiếu với cơ sở lý luận đã được học trong nhà trường và hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do hạn chế về thời gian, kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế, chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp từ Công ty và Thầy Cô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Kiểm toán tài chính” NXB.ĐH Kinh Tế Quốc Dân năm 2012.
2. Sách “Bài tập kiểm toán” NXB. ĐH Kinh Tế Quốc Dân năm 2012.
3. “Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam” NXB. Lao Động năm 2014.
4. “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam” NXB. Lao Động năm 2014.
5. “Chế độ kế toán Việt Nam” NXB. Lao Động năm 2014. 6. Các trang điện tử: http://www.kiemtoan.com.vn/
http://www.vacpa.org.vn/ http://webketoan.com/ Ngoài ra, còn các bài báo, tạp chí khác!
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày...tháng...năm 2015
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày...tháng...năm 2015