Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á (Trang 69)

Công ty TNHH AEA.

3.1.2.1. Ưu điểm

a- So sánh giữa quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của

Công ty TNHH Kiểm toán AEA với chuẩn mực.

Công ty TNHH Kiểm toán AEA đã xây dựng được một quy trình kiểm toán các phần hành nói chung và phần hành hàng tồn kho nói riêng rất tốt và khá hoàn thiện. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho được xây dựng phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho,

Chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính, Chuẩn mực số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán cũng như quy định của các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến kiểm toán hàng tồn kho. Mặt khác, quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho được xây dựng một cách tổng quát, có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau cho nên tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị khách hàng mà kiểm toán viên sẽ điều chỉnh cho phù hợp.

b- So sánh giữa quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của

Công ty TNHH Kiểm toán AEA với cách thức thực hiện của kiểm toán viên

Phần lớn các thủ tục kiểm toán trong quy trình kiểm toán hàng tồn kho của Công ty TNHH Kiểm toán AEA đều được kiểm toán viên thực hiện một cách đầy đủ. Cụ thể như sau:

- Thủ tục đầu tiên mà kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán AEA

luôn luôn thực hiện là kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Sau đó, kiểm toán viên sẽ lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng cân đối số phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

- Ngoài ra, một thủ tục không thể thiếu khi thực hiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho được kiểm toán viên thực hiện là so sánh tỷ trọng hàng tồn kho với tổng tài sản ngắn hạn năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của những biến động tương ứng với biến động trong quy mô hoạt động của doanh nghiệp. o Việc tiến hành đối chiếu số liệu giữa báo cáo nhập, xuất, tồn kho với số liệu trên Sổ Cái và Bảng cân đối số phát sinh; Xem xét lại các bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn hàng tháng và đặc biệt số dư hàng tồn kho cuối năm để phát hiện, soát xét những khoản mục bất thường, tiến hành thủ tục kiểm tra tương ứng; Đảm bảo doanh nghiệp đã đối chiếu và điều chỉnh số liệu

kế toán với số liệu kiểm kê thực tế cũng luôn được kiểm toán viên quan tâm không kém.

o Đối với nghiệp vụ mua hàng trong kỳ, kiểm toán viên luôn kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ mua hàng nhập kho trong kỳ và đối chiếu nghiệp vụ ghi trên Sổ Cái với các chứng từ liên quan.

o Đảm bảo không có sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, có ảnh

hưởng đến các nghiệp vụ trong năm và giá trị hàng tồn kho.

o Thủ tục cuối cùng nhưng được kiểm toán viên đánh giá khá quan trọng là kiểm tra việc trình bày hàng tồn kho trên BCTC.

3.1.2.2. Nhược điểm

a- So sánh giữa quy kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của Công

ty TNHH Kiểm toán AEA với chuẩn mực

Công ty ít sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Đây là một thủ tục cơ bản, quan trọng và cần thiết để kiểm toán viên có một cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá rủi ro kiểm soát để thiết kế các thử nghiệm cơ bản phù hợp. Trên thực tế, vấn đề này phần lớn đều dựa vào việc xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Bên cạnh đó, mặc dù thủ tục chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho thực tế tại thời điểm khóa sổ kế toán tại đơn vị khách hàng là một thủ tục rất quan trọng nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm toán hiện hữu. Nhưng vì giới hạn về mặt thời gian, nên công ty thường không bố trí đủ nhân sự để tham gia chứng kiến các cuộc kiểm kê hàng tồn kho của khách hàng (trừ khi có yêu cầu của khách hàng). Mặc dù sau đó kiểm toán viên đã áp dụng những thủ tục thay thế nhưng điều này vẫn không thể đáp ứng hoàn toàn mục tiêu kiểm toán đã đặt ra ban đầu. Thay vào đó, công ty chủ yếu dựa vào biên bản kiểm kê hàng tồn kho do khách hàng cung cấp để làm bằng chứng kiểm toán.

Việc xác lập mức trọng yếu là một thủ tục quan trọng, tuy nhiên trên thực tế, việc này được xác định dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên là

chính. Do đó khả năng xảy ra thiếu sót là khá lớn.

b- So sánh giữa quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của

Công ty TNHH Kiểm toán AEA với cách thức thực hiện của kiểm toán

viên

Trên thực tế, có một số thử nghiệm mặc dù được thiết kế trong chương trình kiểm toán nhưng lại không được thực hiện. Ví dụ như: kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ đã được quy định trong chương trình kiểm toán, ...

Tuy công ty có quy định khá đầy đủ các bước thực hiện như theo chuẩn mực, nhưng trên thực tế kiểm toán viên thường bỏ qua các bước đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (trừ trường hợp khách hàng có yêu cầu Thư quản lý hoặc khách hàng lớn), xác lập mức trọng yếu (chỉ áp dụng đối với file mẫu), đánh giá rủi ro kiểm toán mà đi thẳng vào các thử nghiệm cơ bản. Sau đó nếu phát hiện những điều bất thường, kiểm toán viên sẽ tiến hành phỏng vấn kế toán tại đơn vị khách hàng. Vấn đề này được lý giải là do khách hàng của công ty phần lớn là Công ty trách nhiệm hữu hạn vừa và nhỏ, có vốn đầu tư nước ngoài với quy mô trung bình nên hầu hết đều không có hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc nếu có thì thường rất yếu kém. Vì vậy, các kiểm toán viên thường bỏ qua thử nghiệm kiểm soát mà chỉ tập trung vào các thử nghiệm cơ bản.

Do thời gian có hạn, nên kiểm toán viên thường bỏ qua một số thử nghiệm cơ bản được cho là không cần thiết so với chuẩn mực yêu cầu như: thủ tục phân tích so sánh số dư hàng tồn kho (kể cả số dư dự phòng) và cơ cấu hàng tồn kho năm nay so với năm trước; thử nghiệm chọn mẫu các nghiệp vụ nhập kho đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trước và sau ngày lập báo cáo và kiểm tra phiếu nhập, vận đơn, hóa đơn, hợp đồng với báo cáo nhập kho, sổ chi tiết hàng tồn kho, báo cáo mua hàng để đảm bảo các nghiệp vụ được ghi chép đúng kỳ hạch toán; So sánh thời gian quay vòng của hàng tồn kho với năm trước và kế hoạch, xác định nguyên nhân biến động và nhu cầu lập dự phòng (nếu có).

Việc xác lập mức trọng yếu và đưa ra phương pháp kiểm toán trong thực tế không được thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình kiểm toán có những sai sót không trọng yếu được kiểm toán viên phát hiện nhưng kiểm toán viên thường bỏ qua và không lưu vào hồ sơ kiểm toán, điều đặc biệt cần lưu ý là nếu xét riêng rẽ từng khoản mục thì chúng không trọng yếu, nhưng vẫn có thể trở thành trọng yếu nếu chúng được kết hợp với nhau.

Đối với việc kiểm tra các nghiệp vụ, kiểm toán viên thường đặc biệt chú ý đến những nghiệp vụ bất thường và sau đó đi vào kiểm tra chi tiết nghiệp vụ đó, các nghiệp vụ khác sẽ được chọn phát sinh lớn để kiểm tra. Cách thực hiện như vậy sẽ dễ xảy ra thiếu sót trong việc kiểm tra các nghiệp vụ bởi mặc dù các nghiệp vụ khác có tổng phát sinh nhỏ, nhưng đôi khi đi vào kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ này lại có thể phát hiện được những sai sót và gian lận đáng kể.

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á (Trang 69)