Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á (Trang 35)

Sau khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên cần tổng hợp lại tất cả kết quả mình có được và tất cả các sai sót của khoản mục hàng tồn

kho. Khi sai lệch vượt quá mức trọng yếu và nghĩ rằng việc mở rộng phạm vi thử nghiệm có hiệu quả, kiểm toán viên có thể mở rộng các phạm vi thử nghiệm. Nếu vẫn không tìm thấy được bằng chứng đảm bảo sự hợp lý của khoản mục, kiểm toán sẽ yêu cầu các bút toán điều chinh đối với đơn vị cho phù hợp với quy định hiện hành. Sau đó kiểm toán viên và ban giám đốc của doanh nghiệp sẽ thảo luận và đưa ra quyết định. Nếu ban giám đốc không chấp nhận các bút toán điều chỉnh, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến loại trừ với khoản mục này trên báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 2:

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐÔNG Á ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN

MÍA ĐƯỜNG ABC. 2.1. GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH.

Trong giai đoạn tiền kế hoạch một công việc đầu tiên, quan trọng và có ý nghĩa phải thực hiện đó chính là đánh giá khả năng chấp nhận lời mời kiểm toán của khách hàng. Thường thì Phó giám đốc khối kiểm toán BCTC sẽ là người tiến hành đánh giá về khả năng chấp nhận lời mời kiểm toán của khách hàng. Sở dĩ KTV phải thực hiện công việc này là vì công ty kiểm toán xem xét liệu có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ co khách hàng dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng cũng như tính chính trực, tuân thủ pháp luật của BGĐ hay không, nhằm để tránh những rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến uy tín của Công ty khi chấp nhận hợp đồng này.

Công việc của KTV khi thực hiện công việc này là:

- KTV tiến hành thu thập thông tin khách hàng về lĩnh vực kinh doanh xem lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp chứa nhiều rủi ro không;

- Ban quản trị công ty có minh bạch không.

- Ước tính khối lượng công việc kiểm toán, tính phí kiểm toán. Ngoài ra, để xác định phí kiểm toán thì Công ty còn dựa trên thông tin: địa điểm, trụ sở của khách hàng để ước tính công tác phí cho đoàn kiểm toán.

Đối với khách hàng cũ thì kiểm toán viên có thể tìm hiều và đánh giá qua hồ sơ của những năm trước. Nhưng đây là lần đầu tiên Công ty kiểm toán đơn vị này nên kiểm toán viên tìm hiểu thông tin về khách hàng trao đổi với KTV tiền nhiệm và xem hồ sơ kiểm toán của những năm trước, trao đổi với KTVNB, nhân viên, ban giám đốc và các đối tượng bên ngoài.

Kết quả tìm hiểu được:

1. Tên KH: Công ty cổ phần mía đường ABC 2. Địa chỉ: Thị Trấn XXX, Huyện YYY, Tỉnh ZZZ 3. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

4. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Sản xuất mía đường 5. Năm tài chính: 01/01/2014 đến 31/12/2014

6. Đã kiểm tra các thông tin đại chúng, không có thông tin gì ảnh hưởng đến uy tín của Công ty và ban giám đốc

7. Dịch vụ và báo cáo yêu cầu: Kiểm toán BCTC và phát hành báo cáo kiểm toán hoàn thành trước ngày 30/03/2015

8. Lý do kiểm toán: Theo yêu cầu của các cổ đông.

Kết luận của KTV:

Qua các thông tin thu thập về Công ty ABC như trên KTV kết luận rằng: mức độ rủi ro của hợp đồng này là thấp và quyết định chấp nhận khách hàng cũng như tiến hành kiểm toán BCTC năm 2014 của Công ty ABC.

Sau khi chấp nhận khách hàng và lập hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện các công việc sau để lập kế hoạch kiểm toán cụ thể.

Bước 1: Kiểm toán viên sẽ tiến hành tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động.

Mục đích: Thu thập hiểu biết về các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của khách hàng qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Để thực hiện tìm hiểu về khách hàng KTV yêu cầu doanh nghiệp cung cấp những tài liệu liên quan hoặc phỏng vấn trực tiếp với cấp quản lý để có được những thoog tin đáng tin cậy và nhanh chóng nhất. Thực hiện hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN, KTV thu thập thông tin qua các kênh thông tin khác như: các bài báo viết, báo điện tử, các thông tin từ Nhà Nước,...

Kết quả tìm kiếm được:

 Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía và cung ứng mía giống;

 Sản xuất, mua bán đường và các sản phẩm liên qua;

 Sản xuất, mua bán các loại nước giải khát, cồn thực phẩm;

 Sản xuất, mua bán thức ăn gia súc và nông sản;

 Sản xuất mua bán sản phẩm hữu cơ phasaco;

 Dịch vụ gia công và sửa chữa cơ khí;

 Mua bán xăng dầu;

 Đại lý ký gửi hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của đơn vị từ 1/1 đến 31/12;

Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ ghi sổ tại đơn vị là VNĐ;

Chế độ kế toán: Đơn vị áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2016. Hệ thống kế toán Việt Nam và quy định về sửa đổi bổ sung có liên quan do BTC ban hành;

Hình thức ghi sổ: Nhật ký chung;

Môi trường kinh doanh chung: Năm 2014 nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ thấp và dần hồi phục nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ngành sản xuất đường Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, giá đường trong nước đang tăng;

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Sản phẩm chính của doanh nghiệp là đường, thị trường chính là Hà Nội, chiếm tới 70%, còn lại bán ở khu vực lân cận; lãi suất vay ngân hàng tăng;

Những thay đổi trong năm của Công ty: Công ty có quy mô sản xuất nhỏ, doanh thu khoảng 103 tỷ đồng. Huy động vốn năm 2014 đạt 31 tỷ đồng. Công ty đang đầu tư mới hệ thống lò hơi và nhà máy turbo phát điện;

Tình hình nguyên liệu của Công ty: Nguyên liệu chính mía đường được mua từ nông dân, Công ty đang cạnh tranh giá cả với mía nguyên liệu với các công ty lớn trong khu vực. Sản lượng mía năm 2013 là 84 tấn, 2014 tăng lên 110 tấn, do đó mở rộng quy mô sản xuất cũng có giới hạn dù cầu thị trường và giá cả đang tăng. Công ty hoạt động kinh doanh theo mùa vụ từ tháng 12 năm này qua tháng 5 năm sau, sáu tháng còn lại chủ yếu chỉ bảo dưỡng máy móc.

kho.

Sau khi tìm hiểu về khách hàng, môi trường kinh doanh cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, KTV sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể từng chu trình kinh doanh quan trọng trong đó có chu trình hàng tồn kho. Mục tiêu: xác định và hiểu được các giao dịch cũng như sự kiện liên quan tới HTK, đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình này. Từ kết quả thăm dò được KTV sẽ quyết định xem liệu có kiểm tra hệ thống KSNB chu trình này hay không?. Đồng thời KTV cũng sẽ dự kiến các thử nghiệm cơ bản cần phải thực hiện để đem lại hiệu quả.

Kết quả tìm hiểu được:

Nguyên vật liệu để sản xuất chủ yếu là mía, ngoài ra có phụ chất nhưng tỷ lệ rất nhỏ.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp được phân loại rõ ràng theo vật tư (NVL, CCDC), bán thành phẩm và thành phẩm.

Thành phẩm chủ yếu của Công ty là đường, ngoài ra còn có nước giải khát, phân bón, cồn,…

Nguyên vật liệu đầu vào mua từ nông dân, vùng nguyên liệu đầu tư dưới sự bảo trợ của ngân hàng, Công ty đứng ra vay vốn và nông dân là người sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả cho ngân hàng.

Hàng tồn kho mang tính mùa vụ tháng 12 đến tháng 5 thì HTK chủ yếu là mía, các thàng còn lại chủ yếu là thành phẩm.

Công ty đang mở rộng sản xuất nhưng gặp vấn đề khó khăn trong cung cấp nguyên vật liệu mía cho năm sau.

Lao động chủ yếu là lao động phổ thông có tay nghề thấp, số lượng lao động kỹ thuật chỉ có ở cấp bật quản lý phân xưởng.

Thủ tục kiểm soát chất lượng chặt chẽ.

Chính sách kế toán áp dụng trong chu trình hàng tồn kho:

HTK ghi nhận theo giá gốc và thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến, và chi phí trực tiếp

phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành HTK và chi phí ước tính để tiêu thụ chúng.

Hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Dự phòng giảm giá HTK được trích lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc. Việc trích lập dự phòng được thực hiện theo thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009.

Mô tả chu trình hàng tồn kho.

Kiểm toán viên tìm hiểu về quy trình hoạt động của chu trình HTK. Các thông tin tìm được:

Thu mua NVL xác định từ đầu vụ, Công ty tài trợ vốn cho nông dân và thu mua lại mía để trừ nợ. Khi nông dân báo có mía thu hoạch, Công ty sẽ nhận mía ngay tại ruộng, mía tươi sẽ được cân đo tại Công ty trước khi nhập kho và có sự ký nhận giữa Công ty và nông dân. Giá mua sẽ được công ty cân nhắc với giá trị thị trường và đồng ý của nông dân.

Quy trình nhập kho:

- Mía sau khi cân có sự ký nhận của bộ phận cân đo, đại diện kho, hộ nông dân trồng mía, các bên sẽ lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn, kèm phiếu cân phòng vật tư lập phiếu nhập kho có xác nhận của thủ kho, sau đó ghi chép vào sổ cái chi tiết kho và công nợ phải trả người bán.

- Mía nguyên liệu xuất kho sẽ được xuất khi có lệnh sản do Giám đốc duyệt và xác nhận của phó Giám đốc, phiếu xuất kho phải có ký nhận của bộ phận sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, qua tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động KTV nhận định được Công ty ABC là một doanh nghiệp chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất và hoạt đông hiện tại chủ yếu là sản xuất đường và các sản phẩm phụ khác. Năm 2014, nhìn chung nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng doanh

nghiệp vẫn hoạt động bình thường, lợi nhuận tang, các sản phẩm của Công ty cạnh tranh tốt trên thị trường. Qua đánh giá tổng quát thì KTV không phát hiện có rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC.

Qua việc tìm hiểu về chu trình HTK nhằm để KTV có được thông tin cơ bản về chu trình này, hàng tồn kho cũng như giá vốn.

KTV không bị bắt buộc phải đánh giá đầy đủ các bước công việc trên mà có thể lựa chọn để cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho công tác xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay sai sót. Tuy nhiên, các KTV thường tìm hiểu các vấn đề này vì nó cung cấp cái nhìn đầu tiên và khái quát về tình hình doanh nghiệp giúp KTV có cơ sở để thực hiện các bước công việc tiếp theo.

Mục tiêu của KTV khi thực hiện bước coog việc này là: xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình HTK của đơn vị để ban đầu KTV có thể xét đoán dựa và kinh nhiệm của mình để đánh giá về những rủi ro tiềm tang cũng như rủi ro do kiểm soát ban đầu của chu trình này. Tiếp theo, KTV sẽ đi tìm hiểu các thủ tục kiểm soát và đánh giá sự phù hợp của chúng với các mục tiêu kiểm soát chính của chu trình HTK mà đơn vị đặt ra, cũng như việc thực hiện chúng. Từ kết quả thăm dò được KTV quyết định xem liệu có kiểm tra hệ thống KSNB hay không. Đồng thời KTV cũng có thể dự kiến các thử nghiệm cớ bản cần phải thực hiện để mang lại hiệu quả.

Tiếp heo, KTV sẽ kiểm tra hệ thống KSNB của chu trình HTK.

KTV sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm soát hay soát xét tính hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB trong chu trình HTK . Sau khi phỏng vấn nhân viên, quan sát, tìm hiểu trên tài liệu KTV đã tìm hiểu được các thủ tục kiểm soát của chu trình HTK trong Công ty ABC và đánh giá các thủ tục được thiết kế phù hợp với mục tiêu của chu trình. KTV bất đầu tiến hành thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình HTK.

Cụ thể, để xem thử doanh nghiệp có thực hiện các thủ tục kiểm soát đó không và đánh giá lại rủi ro kiểm soát chu trình HTK và các thử nghiệm cơ

bản. KTV thực hiện các công việc sau:

- Hỏi đơn vị về các biên bản kiểm kê HTK định kỳ xem thử doanh nghiệp có tiến hành kiểm kê không.

- Kiểm tra dấu tích về việc đối chiếu số liệu thẻ kho, sổ kế toán.

- Chọn một số nghiệp vụ nhập kho và kiểm tra xem các nghiệp vụ đó có kèm theo phiếu nhập kho, các bảng kê mua hàng, có giấy xác nhận của bộ phận cân đo không.

- Chọn một số nghiệp vụ xuất kho và kiểm tra các nghiệp vụ này có được kèm theo đầy đủ phiếu xuất kho, có lệnh sản xuất của giám đốc không.

Tổng hợp các kết quả KTV thu thập được về thủ tục kiểm soát nội bộ chu trình HTK của Công ty ABC như sau:

Các sai sót có thể xảy ra

Thủ tục kiểm soát Đánh giá về

mặt thiết kế 1. Mục tiêu kiểm soát: HTK và giá vốn hàng bán đã ghi sổ là có thật

 HTK và giá vốn là không có thật  Sai sót về số lượng HTK xảy ra khi nhập kho

 Kiểm kê HTK định kỳ, đối chiếu

giữa thẻ kho, sổ kế toán.

 Thực hiện kiểm tra lại đối với HTK

 Đối chiếu nhập xuất kho với hóa đơn để đảm bảo rằng việc nhập xuất kho không bị xuất hóa đơn và ghi sổ nhiều lần

 Hàng phải được kiểm tra trước khi nhận

 Đối chiếu giữa phiếu nhập kho, đơn đặt hàng và hóa đơn của nhà cung cấp

Thủ tục này phù hợp với mục tiêu kiểm soát. GVHB và HTK chưa được ghi sổ kế toán, chưa phản ánh lên BCTC

 Đối chiếu phiếu nhập kho và hóa

đơn trước khi ghi sổ

 Liệt kê toàn bộ phiếu nhập kho để có thể dùng để đối chiếu

 Phát hiện kịp thời và điều tra các hàng nhập mà không có hóa đơn

 Thực hiện kiểm kê hàng tồn kho theo hướng dẫn bằng văn bản về kiểm kê HTK đối chiếu số lượng trên sổ tổng hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thủ tục này phù hợp với mục tiêu kiểm soát.

và sổ chi tiết.

 Các HTK có mã định trước

2. Số dư HTK được đánh giá phù hợp với chuẩn mực kế toán áp dụng HTK bị đánh

giá sai

 Các hàng kém phẩm chất được để

riêng và xác định định kỳ kiểm kê

 Định kỳ phân tích số lượng tuổi của HTK theo từng loại, giá trị thuần có thể thực hiện được, xác định HTK có giá trị gốc nhỏ hơn giá trị thuần để có thể đưa ra dự phòng hợp lý

Thủ tục này phù hợp với mục tiêu kiểm soát.

Bảng 2.1: Thủ tục kiểm soát nội bộ chu trình HTK của Công ty ABC.

Sau khi mẫu một số nghiệp vụ tại chỗ KTV nhận thấy các thủ tục kiểm soát được thực hiện đầy đủ và đúng đắn. KTV tiến hành tổng hợp đánh giá

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo Tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á (Trang 35)