Tình hình nghiên cứu hệ sinh thái rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh nghệ an và định hướng bảo tồn hợp lý (Trang 25)

Nghệ An

Hệ thống rừng tại Việt Nam đã phát huy tốt vai trò bảo vệ nguồn đa dạng sinh học,… nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường rừng; góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế, xã hội ở cấp quốc gia và địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặc dù nhiều nỗ lực đã thực hiện để giảm tốc độ xói mòn ĐDSH, nhưng ĐDSH hệ sinh thái rừng Việt Nam vẫn đang bị suy thoái nhanh chóng. Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh mà nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm ĐDSH hệ sinh thái rừng từ những áp lực sau:

Áp lực về dân số tăng nhanh; đòi hỏi về nhu cầu đất ở đất sản xuất và khai thác lâm sản phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nhất là đối với khu vực người dân nghèo thiếu đất sản xuất nông nghiệp, sống chủ yếu dựa vào rừng để khai thác, săn bắt động vật hoang dã. Đây là áp lực rất lớn đối với các khu rừng phòng hộ, đặc dụng hiện nay, mặc dầu cộng đồng đã có những cam kết tham gia bảo vệ rừng nhưng sự gắn kết, phối hợp chưa được tốt. Việc quản lý nhân hộ khẩu của các cấp chính quyền địa phương còn hạn chế, chưa quan tâm dẫn đến một số đối tượng ở nơi khác đến lợi dụng, xúi dục, lôi kéo một số đối tượng trong cộng đồng vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng.

Giá trị lâm sản quý hiếm và động vật rừng ngày càng cao trong khi đó tài nguyên rừng ở vùng đệm và khu vực lân cận các khu rừng phòng hộ, đặc dụng hầu như đã cạn kiệt, nên áp lực vào rừng ngày càng lớn, dẫn đến ĐDSH hệ sinh thái rừng giảm.

Nhiều diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng bị chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để xây dựng các công trình thuỷ điện, công trình cơ sở hạ tầng, đường giao thông, khai thác khoáng sản đã tạo áp lực lớn đối với quản lý bảo vệ rừng tạo điều kiện cho các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép, ảnh hưởng ĐDSH rừng.

Lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng, địa bàn hoạt động rộng, trang thiết bị, phương tiện còn thiếu chưa đáp ứng được tình hình quản lý BVR hiện nay. Việc xử lý một số vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng thiếu nghiêm minh, kéo dài, chưa trừng trị thích đáng kẻ chủ mưu tổ chức và xúi giục người khác vi phạm lâm luật, nên chưa có tác dụng răn đe kẻ vi phạm, do đó tác dụng giáo dục, phòng ngừa không cao, dẫn tới biểu hiện coi thường pháp luật, chống người thi hành công vụ, ảnh hưởng chất lượng tài nguyên rừng.

Sự phối kết hợp giữa các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành chức năng chưa thường xuyên liên tục và đồng bộ mà chỉ hoạt động theo chiến dịch. Đặc biệt là chính quyền địa phương cấp xã, một số xã chưa làm tốt công tác tuyên truyên giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người dân, chưa phối hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ rừng để kiểm tra trấn áp bọn lâm tặc dẫn đến chất lượng rừng tự nhiên bị đe dọa.

Về chính sách đầu tý cho các khu rừng phòng hộ, đặc dụng còn hạn chế, thiếu các dự án phát triển vùng đệm. Tỷ trọng vốn đầu tư của xã hội cho công tác bảo vệ rừng không đáng kể, chủ yếu mới chỉ bố trí cho khoán bảo vệ rừng từ dự án 661. Tình hình biến đổi khí hậu kèm theo thời tiết diễn biễn ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài, bão lũ xảy ra thường xuyên gây thiệt hại tới tài nguyên sinh vật.

ĐDSH suy giảm gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống, kinh tế, văn hóa, tâm linh... của con người. Sự suy giảm tài nguyên ĐDSH sẽ làm giảm

khả năng đáp ứng nhu cầu của con người, của tự nhiên và sự biến mất của các loài sinh vật.

Hệ sinh thái rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh nằm trong địa phận khu DTSQ miền Tây Nghệ An là hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới thuộc trong 12 loại hình hệ sinh thái chính mà UNESCO-MAB nêu ra. Những khu rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh còn sót lại tại khu DTSQ này là một di sản hết sức quí giá sau rất nhiều biến cố, nhất là sau hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ và đặc biệt là trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn mà hầu hết sinh kế của người dân địa phương đều phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng. Đồng thời, điều này cũng nói lên nỗ lực bảo vệ rừng của chính quyền và nhân dân địa phương trong điều kiện rừng bị khác thác kiệt quệ cho mục đích phát triển kinh tế ở nhiều vùng khác.

HST rừng đầu nguồn nằm trong khu DTSQ có diện tích lớn nhất trong các khu DTSQ đã có và trong hệ thống các Khu bảo tồn của Việt nam. Với hệ thống 3 Khu bảo tồn 1 Vườn quốc gia và 2 khu BTTN tách biệt được nối liền bằng các vùng hành lang là các vùng đệm, nằm trong địa giới hành chính của 9 huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An, theo trục Bắc – Nam. Khu DTSQ bao gồm toàn bộ lưu vực đầu nguồn sông Cả với 3 chi lưu quan trọng là sông Hiếu, sông Nậm Nơn và sông Nậm Mô.

Được đánh giá là khu HST có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt Lào. Trong khu vực có 1.297 loài thực vật đã được điều tra và ghi nhận. Một báo cáo gần đầy nhất thì khu vực này có khoảng 2.500 loài, trong đó có khoảng 2.000 loài thực vật bậc cao (74%); có 130 loài động vật lớn nhỏ đã được ghi nhận, trong đó có một số loài đặc biệt quý hiếm như: sao la, hổ, thỏ vằn trường sơn...; 295 loài chim; 54 loài lưỡng cư và bò sát; 83 loài cá và 39 loài dơi. Đây cũng là nơi có tính đa dạng về văn hóa dân tộc lớn nhất trong số các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam với 9 dân tộc. Đặc biệt có 2 dân tộc chỉ có duy nhất ở Nghệ An và

đang trong tình trạng bị suy thoái, mai một nghiêm trọng về bản sắc văn hóa đó là dân tộc Đan Lai (còn khoảng 3.000 nhân khẩu ở huyện Con Cuông) và dân tộc Ơ Đu (còn khoảng 570 nhân khẩu ở huyện Tương Dương). Đây là khu vực nghiên cứu lý tưởng về sự biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của con người với các đỉnh núi cao như Pù Xai Lai Leng, Pù Đen Đin Pù Mát...

Dãy núi Trường Sơn từ lâu đã được các nhà nghiên cứu thực vật quan tâm sâu sắc bởi lẽ là cầu nối cho các luồng di cư thực vật từ Nam ra Bắc và sự di cư của hệ thực vật á nhiệt đới trên các núi cao phía Bắc ăn sâu xuống các vĩ độ thấp của đai khí hậu nhiệt đới điển hình của các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên (Thái Văn Trừng, 1974, 2000; Pocs Tomas, 1968) [32]. Tuy nhiên việc kiểm kê đa dạng loài thực vật các vùng thuộc dãy Trường Sơn mới chỉ được tiến hành và cũng chỉ tập trung ở một số địa điểm gắn liền với sự ra đời của các khu bảo tồn thiên nhiên/vườn quốc gia như Pù Hoạt (Nghệ An), Pù Huống (Nghệ An), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Đa Krông (Quảng Trị)... Trừ trường hợp VQG Pù Mát, tất cả các điểm nghiên cứu khác thường chỉ nêu ra một bản danh lục thực vật, chủ yếu là cây rừng và ở trên đất rừng, và mô tả thảm thực vật như là các sinh cảnh. Cùng với những phát hiện về các loài thú mới phần phía Bắc dãy Trường Sơn trở thành điểm nóng về đa dạng sinh học, các hoạt động nghiên cứu ở khu vực này được đẩy mạnh với rất nhiều đoàn nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia tại nhiều khu vực bảo tồn trọng điểm như VQG Pù Mát (EU, 1998-2000), (SEE-Frontier (1995)), Pù Hoạt (SEE-Frontier, 1999- 2000), VQG Vũ Quang (WWF-Indochina Programme (2000-2001), NEDA(DGIS) Activity NoVN003301 (2002)...).

Tỉnh Nghệ An có 3 khu bảo vệ là Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Pù Hoạt. Các khu hệ sinh thái này có tính đa dạng sinh học cao và đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên những nghiên cứu chủ yếu là sự thống kê về thành phần loài động vật và thực vật. Có lẽ nghiên cứu về VQG Pù Mát là trường hợp đầu tiên cho vùng này, mà nghiên cứu đa dạng thực vật và thảm thực vật được tiến hành quy củ và được quan tâm ít nhiều thỏa đáng. Ngoài

ra, rải rác trong các công trình khác, hệ thực vật tại Nghệ An nói chung và Pù Mát

nói riêng cũng được nghiên cứu ở một số khía cạnh như: Thành phần loài thực vật trên nương rẫy của người H’Mông tại Xã Nậm Căn, Kỳ Sơn của Hoàng Văn Sơn (1998)[24]đã xác định được 158 loài, 126 chi và 59 họ; Góp phần điều tra thành phần loài Dương xỉ khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Nghệ An của Nguyễn Thị Quý (1998))[23] đã xác định được 90 loài thuộc 42 chi, 23 họ; Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại xã Môn Sơn, Con Cuông của Nguyễn Anh Dũng (2002) [4] xác định được 497 loài thực vật bậc cao có mạch; Góp phần điều tra thành phần loài cây họ Đậu tại VQG Pù Mát của Bạch Thị Thu Hiền (2005) ; Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại xã Môn Sơn, Con Cuông của Nguyễn Anh Dũng (2002) [4] xác định

được 47 loài thuộc 23 chi với phân họ vang là 18 loài thuộc 5 chi, phân họ đậu với 27 loài thuộc 16 chi, phân họ trinh nữ với 2 loài thuộc 2 chi;

Về động vật có các công trình: Điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học các loài thú ăn thịt nhỏ khu vực Tây Bắc Nghệ An của Chu Đình Liệu (2006) [13] Nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật tại xã Môn Sơn, Con Cuông của Nguyễn Anh Dũng (2002) [4] đã xác định được 18 loài thú ăn thịt nhỏ; Đa dạng sinh học khu hệ thú ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An của Trần Mạnh Hùng

(2007) [10] đã lập được danh lục các loài thú ở Khu BTTN Pù Huống gồm 100 loài thuộc 28 họ, 10 bộ. Trong đó, có 92 loài đã được ghi nhận khẳng định, 8 loài ghi nhận chưa đủ chắc chắn. Đó là các loài Chồn bay, Khỉ mốc, Chà vá chân nâu, Cầy

vằn bắc, Cầy gấm, Sóc má đào, Chuột nhắt nương, Chuột Suri; Nghiên cứu tính đa dạng sinh học chim Khu bảo tồn Pù Huống, Nghệ An của Hoàng Ngọc Thảo (2004)

[30] đã ghi nhận được tổng số loài chim ở Khu BTTN Pù Huống là 129 loài thuộc 37 họ, 12 bộ. So với tổng số loài của Bắc Trung Bộ thì số loài ghi nhận được chiếm 35,05% (Võ Quý, Nguyễn Cử, 1995) và chiếm 15,18% so với tổng số loài của Việt

Nam (Nguyễn Cử, 2000); Góp phần tìm hiểu thành phần loài Lưỡng Cư – Bò Sát tại vùng đệm VQG Pù Mát, Nghệ An của Nguyễn Đức Lương (2004) [15] xác định được 834 mẫu vật về Lưỡng cư - Bò sát tại vùng đệm VQG Pù Mát; Nghiên cứu đa dạng sinh học Lưỡng cư, Bò sát VQG Pù Mát của Lê Đông Hiếu (2008) [9] đã ghi

nhận được thành phần loài lưỡng cư, bò sát VQG Pù Mát có 130 loài thuộc 78 giống, 23 họ, 4 bộ. Trong đó lưỡng cư có 51 loài thuộc 26 giống, 7 họ, 2 bộ; 79 loài bò sát

thuộc 52 giống, 16 họ, 2 bộ; Đa dạng sinh học Lưỡng dư, Bò sát ở huyện Quỳ Hợp, Nghệ An của Đậu Quang Vinh (2008)) [34] xác định được 74 loài lưỡng cư Bò Sát

thuộc 50 giống, 21 họ, 3 bộ trong đó có 46 loài được xác định bằng mẫu vật, 6 loài

qua điều tra và qua tư liệu là 22 loài; Góp phần nghiên cứu khu hệ cá ở các khe suối khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát và vùng phụ cận của Nguyễn Xuân Khoa (2001))

[11] đã xác định được 76 loài ở các khu vực khe khặng, khe thơi và khe choang. Công trình lớn nhất nghiên cứu về hệ sinh thái rừng cũng như đa dạng sinh

học tại Nghệ An là Điều tra đa dạng sinh học tại VQG Pù Mát của dự án SFNC

(EU, 1998-2004) [6] với hệ thực vật ghi nhận được có 1.297 loài thuộc 607 chi và 160 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch và 1.121 loài động vật thuộc các nhóm thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá.

Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước về môi trường rừng và tác động của rừng đến môi trường được tiến hành liên tục và toàn diện cả về nội dung, không gian, cũng như đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu mang tính tổng hợp về hệ sinh thái rừng đầu nguồn còn tản mạn, chưa mang tính hệ thống. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu hệ sinh thái rừng đầu nguồn, đặc biệt ở miền trung đặt ra là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết. Đề tài nghiên cứu học viên chọn lựa chính là tìm ra cơ sở khoa học giải quyết tính cấp thiết của vấn đề này.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh nghệ an và định hướng bảo tồn hợp lý (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)