Các nguyên nhân gián tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh nghệ an và định hướng bảo tồn hợp lý (Trang 42)

Hình 3.3. Hoạt động khai thác vàng trái phép tại Pù Huống

Một nguyên nhân khác là do nhận thức của người dân trong vùng đệm về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế, công tác tuyên truyền còn ít và do tình trạng đói nghèo của người dân trong vùng đệm đã gây sức ép lớn đến tài nguyên rừng.

Đề tài đã tiến hành điều tra, nghiên cứu tại các hộ dân thuộc ba bản nằm sâu trong vùng lõi VQG Pù Huống (thuộc xã Nga My, huyện Tương Dương). Kết quả cho thấy, thu nhập của người dân địa phương ở các bản được chia thành 4 nhóm sau đây (bảng 3.4).

+ Từ làm ruộng, bãi và rẫy: sản phẩm gồm lúa nước, lúa rẫy, ngô, sắn, lạc, đậu, vừng,...

+ Từ chăn nuôi: các đối tượng chăn nuôi phổ biến là trâu, bò, lợn, gà, dê,… + Từ khai thác lâm sản các loại: gỗ, lâm sản phi gỗ gồm củi, dược liệu, mật ong, hương liệu, rau, củ, quả, măng, cá,...

+ Từ nguồn khác như: lương, phụ cấp, làm thuê, buôn bán - dịch vụ, khai thác vàng...

Bảng 3.4. Tổng thu nhập trung bình hộ mỗi năm và các nguồn thu nhập chính của các hộ sống trong vùng lõi KBTTN

Địa điểm điều tra (Bản)

Thu nhập trung bình/hộ/năm (triệu đồng)

Từ làm ruộng và rẫy Từ chăn nuôi Từ khai thác lâm sản Từ các hoạt động khác Tổng thu nhập trung bình mỗi hộ Tân Hương 1.1 3.2 16.1 1.5 21.9 Tùng Hương 1.9 3.4 17.0 1.3 23.6 Liên Hương 0.9 1.6 18.8 2.2 23.4 Trung bình 1.30 2.73 17.30 1.67 22.97

Kết quả cho thấy tổng thu nhập bình quân năm 2014 của những hộ dân tại các bản nghiên cứu trung bình là 22,97 triệu/ năm/hộ. Trong đó nguồn thu từ khai thác lâm sản đóng vai trò quan trọng nhất trung bình 17,3 triệu/ năm/hộ

(chiếm 75,17 %).

Như vậy có thể thấy người dân nơi đây sống lệ thuộc vào các hoạt động khai thác từ rừng, đây cũng chính là nguyên nhân tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng.

b) Gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm lâm nghiệp

Những lý do gián tiếp chủ yếu gây mất rừng đã xác định gồm gia tăng nhu cầu đối với các lâm sản và đất nông nghiệp nảy sinh từ tình trạng dân số tăng, di dân, tăng trưởng kinh tế, gia tăng nhu cầu nguyên liệu của ngành công nghiệp giấy và bột giấy, ngành xây dựng và chất đốt. Dân số nghèo và sống phụ thuộc vào rừng là một áp lực lớn đối với công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dang sinh học. Theo đánh giá của chúng tôi ở các bản sống trong vùng lõi và vùng đệm của các VQG và KBT trên địa bản Nghệ An thì trong tổng thu nhập hàng năm của mỗi hộ gia đình giao động từ 22 – 31 triệu/ năm nhưng phần thu nhập từ khai thác lâm sản chiếm từ 32 – 89%.

c) Quản lý kém hiệu quả

Quản lý yếu kém ở cấp địa phương: Ở cấp xã, công tác quản lý nói chung hạn chế và quản lý rừng nói riêng của chính quyền địa phương bị xem nhẹ. Chính quyền xã chịu trách nhiệm về các hoạt động cụ thể tại địa bàn nhưng lại thường thiếu năng lực cần thiết để theo dõi và giám sát các diện tích rừng lớn một cách chuẩn xác. Ở mỗi xã có một cán bộ phụ trách nông lâm, nhưng họ chỉ hỗ trợ các cơ quan quản lý lâm nghiệp các công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn của họ, đặc biệt là diện tích rừng giao khoán cho cộng đồng quản lý. Trong thực tế, các hộ gia định có rừng ở gần nhà thì thường đi thăm, bảo vệ rừng và có các hoạt động xúc tiến tái sinh hoặc trồng rừng, còn các hộ có rừng ở xa thì gần như một năm chỉ đi thăm rừng vài lần, vì thế rừng thường bị chặt phá và làm nơi thả trâu bò.

Quản lý đất chưa hiệu quả: Các công cụ của Pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng chưa thật hiệu quả, tình trạng khai thác vận chuyển gỗ và lâm sản trái phép vẫn còn nhiều và ngày càng tinh vi hơn. Công tác giao đất giao rừng chưa đảm bảo tốt về mặt chất lượng. Các hộ nhận đất, nhận rừng chưa thực hiện nội dung cam

kết, không bảo vệ và xây dựng rừng, có khi còn làm tổn hại đến rừng. Đất và rừng do không thực hiện đúng Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng chậm được thu hồi. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nguồn lợi quan trọng của rừng đối với người dân còn hạn chế, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

d) Nguồn lực hạn chế:

Thiếu kinh phí bảo vệ rừng: Mặc dù Việt Nam đã chi khá nhiều tiền từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý và bảo vệ rừng, kinh phí vẫn thiếu để thực hiện nhiệm vụ này. Lực lượng cán bộ, nhân viên làm công tác bảo tồn tại các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Chính phủ, 2006). Nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách nhiều, nhưng còn dàn trải, thiếu trọng điểm, hiệu quả thấp. Có tới gần 90% nguồn kinh phí này chi cho công tác xây dựng cơ bản, chỉ có khoảng 10% dành cho hoạt động trực tiếp về bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học.

Trên thực tế số kinh phí ngân sách cấp thấp hơn nhiều; theo Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 ngân sách quốc gia cấp cho ngân sách địa phương để bảo vệ rừng chỉ là 100 000 VND/ha/năm (Chính phủ, 2007).

Theo Sở NNPTNT Nghệ An, từ đầu năm 2012 đến nay, 260 cán bộ hợp đồng tại 13 Ban quản lý bảo vệ rừng phòng hộ (BQLRPH) trên địa bàn không được cấp lương. Số cán bộ này được hợp đồng từ thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Thiếu nhân lực: Việc quản lý rừng phòng hộ ở tỉnh Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn. Biểu hiện rõ nhất là lực lượng kiểm lâm mỏng, định suất biên chế quản lý rừng thiếu; ranh giới nhiều khu rừng phòng hộ chưa ăn khớp giữa bản đồ và thực tế; tình trạng phá rừng làm rẫy, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác lâm sản trái phép trong các khu vực rừng phòng hộ gia tăng.

Theo quyết định của Chính phủ về quản lý rừng phòng hộ thì “biên chế của Ban quản lý rừng phòng hộ được xác định theo diện tích, bình quân 1.000 ha rừng phòng hộ có 1 định suất biên chế” và “cứ trên 20.000 ha rừng phòng hộ tập trung trở lên có một hạt kiểm lâm”. Quy định là vậy, nhưng hiện nay tại tất cả các Ban quản lý rừng phòng hộ của tỉnh chưa có nơi nào có đủ định suất biên chế và hạt

kiểm lâm theo quy định. Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương được giao quản lý bảo vệ và phát triển trên 143.000 ha rừng nằm trên địa bàn 20 xã trong huyện. Theo quy định, đáng lẽ biên chế của Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương phải có trên 100 người và có một hạt kiểm lâm, nhưng hiện nay, toàn Ban mới có 14 biên chế. Do không đủ biên chế theo quy định nên việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn. Tại một số Ban quản lý rừng phòng hộ, việc quản lý bảo vệ rừng chỉ là hình thức, không có tác dụng vì diện tích rừng quá lớn; trong khi định suất biên chế quá ít, bọn lâm tặc hoạt động tinh vi, phức tạp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh nghệ an và định hướng bảo tồn hợp lý (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)