Chức năng bảo tồn cảnh quan hệ sinh thái đa dạng loài và gen, đa dạng văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh nghệ an và định hướng bảo tồn hợp lý (Trang 66)

dạng văn hóa truyền thống

Là khu HST có diện tích rừng tự nhiên rộng nhất miền Bắc Việt Nam, HST rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An là khu vực được ưu tiên về đa dạng sinh học của Quốc Gia và có ý nghĩa nhất trong việc bảo tồn hệ sinh thái của dải Trường Sơn. Cụ thể:

3.4.1.1. HST rừng đầu nguồn nằm trong địa phận Vườn Quốc gia Pù Mát (Vùng lõi 1)

Pù Mát là khu vực còn rừng tự nhiên lớn nhất và tiêu biểu của Nghệ An nói riêng và Bắc Trường Sơn nói chung, là nơi có thành phần thực vật phong phú và đa dạng vào loại bậc nhất Việt Nam. Nơi đây đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động vật, thực vật, là nơi hội tụ các yếu tố địa lý thực vật.

- Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Xếp theo hệ thống phân loại của UNESCO 1973 thì Vườn quốc gia Pù Mát có đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ, đó là lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cây thảo.

- Đa dạng loài và vốn gen: Khu hệ thực vật: Trong số gần 2500 loài đã biết

thì có gần 2000 loài thuộc nhóm chồi trên mặt đất (Phanerophytes - Ph) chiếm tỷ lệ

74%. Đây là dạng sống chiếm ưu thế và là yếu tố chủ đạo cấu thành hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Khu hệ động vật: Các loài thú

mới được phát hiện ở đây: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Thỏ vằn Trường sơn (Nesolagus sp) đã làm sửng sốt các nhà khoa học trong và

sát, 84 loài cá, 39 loài dơi ( có những loài dơi chỉ có duy nhất ở Việt Nam và Đông Bắc Thái Lan), 305 loài bướm ngày, 14 loài rùa, hàng ngàn loài côn trùng khác. Trong đó có 68 loài quý hiếm được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là nơi đang lưu giữ vốn gen quý của hệ động thực vật Việt Nam.

3.4.1.2. HST rừng đầu nguồn nằm trong địa phận Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Vùng lõi 2).

Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Khu bảo tồn này nằm trong phạm vi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và Đông Bắc-Tây Nam với đỉnh cao nhất là Pù Hon cao 1447 m. Tuy diện tích không lớn bằng Vườn quốc gia Pù Mát nhưng ở đây có đủ các loại hình thảm thực vật đã có mặt ở Pù Mát.

Đa dạng loài và vốn gen: Tại Pù Huống, quần hệ rừng á nhiệt đới núi thấp (800-1600 m) với thành phần thực vật đặc trưng của vùng khí hậu hơi lạnh. Theo thống kê sơ bộ thì ở đây có khoảng 1200 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 533 chi của 138 họ, trong đó có 33 loài quý hiếm đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Số loài động vật đã phát hiện được ở Pù Huống có 14 loài trong Nghị định 48/2002/NĐ-CP và 13 loài trong Danh lục Đỏ IUCN bao gồm Lớp Chim có 11 loài, Lớp Thú có 26 loài và tổng số có 48 loài quí hiếm chiếm 22,32% số loài theo SĐVN. Có 8 loài quý hiếm và đặc hữu là Voọc đen Hà Tĩnh, Voọc mông trắng, Cu li nhỏ, Vượn đen tuyền, Chà vá, Báo hoa mai, Trĩ sao và Gà lôi trắng.

3.4.1.3. HST rừng đầu nguồn nằm trong địa phận Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Vùng lõi 3)

Đa dạng hệ sinh thái và cảnh quan: Đại diện của 4 lớp quần hệ là rừng kín, rừng thưa, thảm cây bụi, thảm cỏ đều có mặt ở đây, đặc tính nguyên sinh của rừng ở đây còn cao. Ở độ cao trên 2000 m thường có mặt các đại diện của hệ thực vật á nhiệt đới và ôn đới như họ Thích, họ Đỗ quyên, họ Chè.

Đa dạng loài và vốn gen: Số lượng loài thực vật bậc cao hiện thống kê được khoảng 600 loài trong khoảng 1500 loài, trong đó có 30 loài quí hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam, thực vật hạt trần có 7 loài trong đó có 4 loài quý hiếm.

Về Động vật: Đã thống kê được 193 loài động vật có xương sống, 8 loài bò sát quí hiếm trong khu vực.

3.4.1.4. Đa dạng văn hoá

Những đặc trưng giá trị văn hóa được thể hiện trên một dải nối liền các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thiết lập từ Pù Hoạt xuống Pù Huống đến Pù Mát. Đặc trưng văn hóa của một vùng thượng nguồn dòng sông Cả với các chi lưu lớn đều bắt nguồn từ các dãy núi thuộc 3 Khu bảo tồn thiên nhiên này. Đặc điểm địa hình cánh cung bán sơn địa thuộc các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Thanh Chương, vành đai “bản lề” giữa miền núi và dải đồng bằng rộng lớn của tỉnh Nghệ An, kéo tới giáp Biển Đông đã tạo nên những giá trị văn hóa của các đồng bào dân tộc với đặc trưng của miền núi phía Tây một địa bàn đa dạng sinh học gắn liền với đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em trên mảnh đất phía Tây Nghệ An này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh nghệ an và định hướng bảo tồn hợp lý (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)