phòng hộ rừng đầu nguồn
Hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An được đánh giá là một vùng rất được ưu tiên về công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp Quốc gia, khu vực và Quốc tế. Nó nằm trong chuỗi cá khu rừng dọc theo dải Trường Sơn. Đây là khu vực được xem như là trung tâm của các loài đặc hữu cũng như được đánh giá là đang chịu mối đe dọa do việc gia tăng dân số của vùng ở cả hai khía cạnh xâm phạm rừng và và khai thác tài nguyên rừng. rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An nằm dọc biên giới 2 nước Việt Nam- Lào có vai trò thiết yếu trong việc bảo tồn môi trường sống của khu vực.
Hầu hết diện tích rừng đất thấp ở Bắc Việt Nam đã được phát quang và rừng chỉ còn lại trên những vùng có độ cáo lớn và dốc gần biên giới Việt Lào. Rừng đầu nguồn Nghệ An có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất còn sót lại và là nơi hội tụ của các loài hoang dã. Tuy nhiên số loài trước đây đã từng tồn tại nhưng nay đã biến mất, sự suy giảm diện tích rừng do các hoạt động của con người như săn bắt
động vật phục vụ cho các hoạt động buôn bán động vật hoang dã, phát quang, đốt rừng hay xây dựng thủy điện kéo theo sự suy giảm chức năng sinh thái phòng hộ đầu nguồn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 12 công trình thủy điện đang triển khai thi công, nhìn nhận về mặt tác động đến môi trường thì tác động trước tiên của các dự án thủy điện đó là làm biến đổi số lượng và chế độ dòng chảy của sông, ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái thủy sinh trong sông ở hạ lưu các công trình. Bên cạnh đó, nhiều công trình thuỷ điện dùng đường ống áp lực để dẫn nước từ hồ chứa đến nhà máy thuỷ điện, để tạo nguồn nước lớn, nâng cao hiệu quả phát điện, nên đoạn sông từ đập đến nhà máy không có nước trở thành một đoạn sông chết. Các dự án thủy điện ngăn dòng trầm tích gây sụt giảm sinh vật, đập chặn còn ngăn dòng trầm tích chảy xuống hạ lưu, khiến nhiều bờ sông suy yếu và sụt đáy sông. Ngoài ra, việc sử dụng nước của thuỷ điện làm biến đổi rất nhiều chất lượng nước trong thời gian đầu tích nước vào lòng hồ do quá trình phân huỷ thực vật trong lòng hồ. Do thay đổi chế độ dòng chảy nên lượng các chất hữu cơ trong nước của các công trình thuỷ điện bị giảm, sự đa dạng và số lượng các loài cá và các loài thuỷ sinh bị thay đổi rõ rệt, đặc biệt là những loại di trú theo mùa, hoặc làm mất đi các bãi đẻ trong mùa sinh sản.
Ngoài lý do thiên nhiên là mưa nhiều tạo nên lũ lụt, đôi lúc tác động của con người lại là nguyên nhân chính. Trước tình hình rừng đầu nguồn bị chặt phá nên nước về nhiều, tiếp đó là có thể có nơi nào đó, do vận hành lũ của các hồ thủy điện chưa chính xác, dẫn đến lũ lớn (lớn hơn trường hợp nếu không có hồ thủy điện) làm suy giảm chức năng phòng hộ của rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.