Đa dạng hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh nghệ an và định hướng bảo tồn hợp lý (Trang 48)

Rừng đầu nguồn (bao gồm cả rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh) là hệ sinh thái nằm ở vùng đầu nguồn của các con sông là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quí

cung cấp lâm sản. Rừng đầu nguồn góp phần giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện. Do đó hệ sinh thái rừng đầu nguồn luôn luôn có vai trò to lớn trong đời sống của chúng ta.

Rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An (phân bố ở thượng nguồn của lưu vực Sông Cả (phụ lưu sông Hiếu, sông Nậm Nơn) và sông Chu) có phần lớn diện tích thuộc về Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Cụ thể là Vườn quốc gia Pù mát, Pù Huống, Pù hoạt, đây là Khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu

vực Đông Nam Á cũng là nơi nắm giữ vai trò chính trong bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước và lưu vực các dòng sông, đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ hệ thống khí hậu.

Dựa vào phân tích và tổng hợp kết quả thu thập cũng như điều tra, khảo sát, dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật, về nội dung này đề tài đã phân chia hệ sinh thái rừng đầu nguồn Nghệ An thành 5 loại hình chính:

1. Hệ sinh thái rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đỉnh và đường đỉnh đai núi thấp (rừng lùn): Xuất hiện ở đai cao trên 1500 m, trên các

giông và chỏm núi dốc, có đá nổi và gió mạnh, có mặt ở các đỉnh Pù Mát (VQG Pù Mát), dãy Pù Đen (Pù Hoạt, Pù Xai Leng, Pù Lon). Diện tích rừng lùn chiếm 1,6% diện tích rừng tự nhiên của Nghệ An. Thành phần thực vật rừng lùn xuất hiện ở khu

vực nghiên cứu chủ yếu có các loài Đỗ quyên (Rhododendron spp.), Sồi lào (Lithocarpus laotica), Hồi (Illcium sp.), Re lá nhỏ (Cinnamomum spp.) và loài Hình 3.4. Hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An

phong lan (Orchidaceae). Đây là khu vực có địa hình cao, đi lại khó khăn nên rất hiếm khi có sự tác động trực tiếp của con người.

2. Hệ sinh thái rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim trên đai núi thấp: Phân bố từ độ cao trên 900 m phía Bắc và trên

800 m ở phía Nam VQG Pù Mát, phía Bắc và Tây Bắc của khu BTTN Pù Hoạt, phía Tây khu BTTN Pù Huống. Loại rừng này chiếm 29% diện tích và còn giữ được tính nguyên sinh cao. Các loài thực vật Hạt trần đã được phát hiện trong loại hình

này là: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc (Cunninghamia konishii), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Kim giao (Nageia wallichiana), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thông lông gà (Podocarpus imbricatus)… Hầu hết là những loài đã

được đề nghị xếp vào danh sách những loài cần được bảo tồn. Loài ưu thế trong

kiểu rừng này là các loài trong các họ Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Hoàng đàn (Cupressaceae), Kim giao (Podocarpaceae), Thích (Aceraceae), Dầu (Dipterocarpaceae)…Khu vực này có địa hình khá phức tạp và

sâu trong vùng lõi của các rừng đặc dụng, được quản lý bảo vệ khá nghiêm ngặt, nên ít có tác động trực tiếp của con người.

Ở độ cao trên 1000 m, xác định sự có mặt của 2 loài hạt trần có giá trị là Pơ

mu (Fokienia hodginsii) và Sa mộc (Cunninghamia lanceslota), ngoài ra ở độ cao này còn gặp các loài hạt trần khác là Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) và Kim giao (Podocarpus wallichi), Sa mộc (Cunninghamia honishii), Sam bông (Amentotaxus ynnamensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus manii). Phía Nam giông núi là rừng á nhiệt đới điển hình với các loài Hồi núi (Illicium griffithii), Dẻ lá tre (Quecus bambuseafolia), Chè béo (Annesla sp.), Thạch đảm (Tutcheria multisepala), Ngũ liệt (Pentaphyllax euryoides), Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus), Bạch châu (Gaultheria yunanensis). Thảm thực vật này còn gặp ở Châu Khê, Chi Khê (Con

Cuông) - khu vực khe kèm, Khe Thơi.

Các loài có vai trò quan trọng nhất trong cấu trúc thảm thực vật (những loài ưu thế của quần xã) trong kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa mùa trên núi

Sim - Myrtaceae (Syzygium cochinchinense) và các loài: Hopea mollissima, Vatica cinerea, Madhuca pasquieri, Canarium thorelii, Pterospermum heterophyllum, Gironniera subaequalis. Các hoạt động xây dựng đường giao

thông và cầu ở khu vực Khe Bu, Khe Thơi, Khe Kèm... sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc khai thác và vận chuyển lâm sản từ rừng. Những loài gỗ quí như Pơmu, Sa mộc, Chò chỉ...

3. Hệ sinh thái rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên đai đất thấp:

Phân bố ở độ cao từ 200 m đến 800 m, có nhiều cây gỗ lớn và dây leo gỗ. Kiểu rừng này có tính đa dạng thực vật cao, tổ thành là các họ thực vật nhiệt đới lá rộng. Kiểu rừng này thường gặp ở những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, chẳng hạn ở khu

vực Con Cuông có vùng Thác Kèm, Khe Khặng, Khe Thơi và Khe Bu, ở Tương Dương gặp ở Tam Đình, Tam Hợp, ở Anh Sơn gặp ở Phúc Sơn, ở còn Kỳ Sơn, gặp ở Tà Cạ, Mường típ.

Rừng thường có 5 tầng (Tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng cây gỗ dưới tán, tầng cây gỗ nhỏ và cây bụi, tầng thảm tươi) các họ thực vật ưu thế là: Họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ dâu tằm (Moraceae), họ đậu (Fabaceae), họ bứa (Clusiaceae), tuy ít loài nhưng số cá thể trong các tổ thành nhiều khu, nhiều nơi đã chiếm ưu thế, biểu hiện rõ rệt là loài Sao

mặt quỷ (Hopea mollissima), loài này ở sườn phía Bắc phân bố từ độ cao 400 m đến

900 m, ở sườn phía Nam từ 700 m đến 1000 m chiếm trên 30-35%, trong tổ thành ở

vành đai dưới 400 m loài Chò Chỉ (Parashorea chinensis) chiếm ưu thế trên các đất Hình 3.5. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa

dọc ven suối, nhiều nơi Chò Chỉ tạo thành tầng vượt tán, tuy nhiên số lượng cá thể không còn nhiều.

Kiểu rừng này ở phía Bắc có các loài ưu thế và tạo nên các ưu hợp với loài:

Sâng (Pometia pinnata), Sấu (Dracontomelum duperenum), Gội nếp (Dysoxilum binectariferum), Trường (Amesiodendron chinensis), Trường sâng (Amesiodendron chinense), Lát (Chukrasia tabularis), Gội gác (Aphanamisi polystachya), Vù hương (Cinnamomum balasnea), Sến mật (Madhuca pasquirea), Giổi (Michelia acnea).

Dưới tán các loài ưu thế có các loài cây gỗ nhỡ điển hình: Liệt tra (Clethra poilanei), Bời lời (Litsea bavesnis), Bộp (Actinodaphne chinensis), Chắp (Belschmiedia), Lòng trứng (Lindeas metcalfiana), Côm (Elaeocapus stipulais), Bồ hòn (Sapindus annamesnis), Máu chó (Knema consecta), Bứa (Garcinia loue), Đẻn (Vitex trisoliata), Nhọc (Polyalthia nemoralis). Nhưng phân bố rộng khắp, dễ thấy

và có mặt trong tất cả các ô đo đếm là các loài họ Long não (Lauraceae) và Dẻ

(Fagaceae) như Dẻ đen (Quercus chevaliei), Dẻ bạc (Quercus glauca), Cà ổi (Castanopsis ferox, Castanopsis tribuloides, Castanopsis indica), Re tàu (Machilus chinensis), Re gừng (Cinnamomum zeylanicum), Re đỏ (Cinnamomum tetragonum), Mò lưng bạc (Cryptocarya metcalfiana), Chắp (Beilschmiedia laevis). Loài Ngát lông cũng có mặt rộng khắp (Gironniera subaequalis) cùng với Ràng ràng (Ormosia balansae). Dọc ven suối còn có mặt loài đặc hữu Chò nước (Platanus kerri) và Tô hạp (Altinggia sinensis)…

Nhóm dây leo gỗ thường gặp nhiều ở kiểu rừng này là các cây thuộc họ đậu (Fabaceae), họ Na (Annonaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), ngoài ra còn có sự tham gia của cây dây leo thuộc các họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Củ nâu (Dioscoreaceae).

Ở sườn phía Tây Nam, khu vực Môn Sơn, Lục Dạ, Phúc Sơn, các ưu hợp Sao

mặt quỷ (Hopea mollissima), Sâng (Pometia sp.), Sến mật (Madhuca pasquieri) phân bố ở đai cao hơn phía Bắc, các ưu hợp Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), Sến (Madhuca pasquieri) xuất hiện từ độ cao trên 500 m, còn loài Săng lẻ

(Lagerstroemia tomentosa) phân bố tới độ cao 500 - 700 m, cùng với loài Cọ phèn (Protium seratum).

Trên núi đá vôi, kiểu rừng này thưa hơn, ít có dây leo và có một số loài khác

với núi đất đó là Trai lý (Garcinia fagraeoides), Ô rô gai (Streblus ilicifolius), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Vàng anh (Saraca dives).

Ở một số khu vực trong khu DTSQ Tây Nghệ An còn gặp các kiểu phụ như:

Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim trên các sườn dốc:Phân bố ở độ cao 600 – 900 m, phân bố rộng khắp vùng sườn núi

từ các tiểu khu giáp Thanh Hóa, sông Chu cho tới sườn Pù Pha Nhà, Pù Cao Mạ, Pù Pha Lâng và phía Đông núi Pù Hoạt. Rừng phát triển trên đất feralit màu vàng, đá mẹ chủ yếu là riolit và granit, phong hóa mạnh, tầng đất dày đến trung bình, độ sói mòn, độ tán che 0,8. Kiểu rừng này còn giữ được tính nguyên sinh cơ bản, đôi chỗ bị làm nương rẫy với từng đám nhỏ.

Thực vật chiếm ưu thế là cây lá rộng, sinh trưởng tốt, cây lá kim có Thông

nàng, Kim giao (Nageia fleuryi) rải rác đôi chỗ trên các sườn giông và rất dốc. Cây

lá rộng với các loài tiêu biểu của các Họ sau: Họ Dẻ (Fagaceae) có khá nhiều loài và cũng chiếm ưu thế trong một số tổ thành đai diện của Họ Dẻ như: Cà ổi

(Castanopsis seracantha, C. ferox, c. indica), Dẻ đá (Lithocarpus dussaudi), Sồi (L. trachycarpa), Dẻ cau (Quercus fleuryi); Họ Re (Lauraceae) có 30 loài của các chi,

trong đó chi phân bố rộng; Họ Dầu (Dipterocarpaceae) tuy ít loài nhưng ở nhiều lâm phần ở Thông thụ và Phu Pha Nhà đã chiếm ưu thế tuyệt đối tới trên 50% trong tổ thành. Họ Mộc lan (Magnoliaceae) với nhiều cây gỗ lớn của các chi Giổi

(Michelia, Mangkietia, Tsoongiodendion); Họ Hồng xiêm (Sapotaceae) với nhiều loài cây gỗ nổi tiếng Sến Mật (Madhuca pasquiera) với đường kính trên 60 – 80 cm

cũng đôi khi chiếm 3 – 5% trong tổ thành. Ở kiểu rừng này các Họ sau xuất hiện và

đóng vai trò quan trọng là Họ Xoan (Meliaceae) với các loài Gội (Aglaia); Họ Bồ hòn (Sapindaceae) với các loài Sâng (Pometia), Trường (Amesiodendron chinensis); Họ Thị (Ebenaceae) có 6 – 7 loài của chi Diospyros.

4. Hệ sinh thái rừng rậm thường xanh nhiệt đới thứ sinh cây lá rộng thường xanh: Phân bố

ở độ cao dưới 800 m, trên đất feralit đỏ vàng phát triển trên granit, sa phiến thạch, tầng đất mỏng đã bị rửa trôi mạnh ở một số lớn diện tích, do có những giai đoạn mà thảm che bị phá vỡ do đốt nương rẫy. Thảm thực vật không đồng đều với nhiều họ và nhiều đại diện ưa sáng của các Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Sim (Myrtaceae), Xoan (Meliaceae), Dâu tằm

(Moraceae), Cánh bướm (Papilionoceae), Vang (Caesalpiniaceae), Thị (ebenaceae), Re (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Côm (Elaeocarpaceae). Rừng chia 3 tầng, tầng ưu

thế sinh thái tạo thành tán rừng với các loài điển hình: Chẹo (Engelhrdtia), Bứa (Garcinia), Vạng (Endospermum), Lim xẹt (Peltophorum), Mọ (Deutzianthus), Muồng (Adenanthera), Đa (Ficus), Mãi táp (Randia), Ngát (Gironiera), Côm (Elaeocarpus. sp), Bời lời (Lystea bavesnis), Chắp (Beilschmiedia).

5. Các dẫn xuất thứ sinh của hệ sinh thái rừng đầu nguồn (Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác): Là diện tích trước đây đã canh tác nương rẫy sau một thời gian

bỏ hoá chưa đủ để quá trình diễn thế thành rừng. Loài đặc trưng là những trảng Cỏ

tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Lau (Saccharum arundinaceum), Sậy (Saccarum), Sim (Rhodomyrtus), Mua (Melastomataceae), thỉnh thoảng có các loài cây bụi, cây gỗ nhỏ như Sau sau (Liquidambar formosora), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Ba soi (Macaranga denticulata)…

Loại hình hệ sinh thái này gặp ở nhiều nơi ở các vùng đệm của các khu bảo vệ Pù Mát (Châu Khê, Chi Khê, Khe Khặng, Yên Khê), Pù Huống (Châu Thái, Châu

Hình 3.6. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới thứ sinh cây lá rộng thường xanh

Cường, Châu Phong, Châu Lý), Pù Hoạt (Tri Lễ, Tiền Phong) và các xã Lưu Kiền, Nga My, Thạch Giám (Tương Dương).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh nghệ an và định hướng bảo tồn hợp lý (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)