Thách thức và hướng nghiên cứu tiếp về sau:

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH ĐỘNG GIỮA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ THƯƠNG MẠI ĐƯỜNG CONG J (Trang 34)

VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :

d)Thách thức và hướng nghiên cứu tiếp về sau:

Tóm lại đến đây chúng tôi đã chứng minh 2 sự khác biệt lớn giữa những thuộc tính của dữ liệu và của nền kinh tế lý thuyết. Một khác biệt liên quan đến biến thiên giá tương đối: xuất hiện sự biến động trong tỷ giá thương mại lớn so với trong dữ liệu hơn là trong nền kinh tế lý thuyết. Khác biệt còn lại tập trung vào những tác động qua lại: trong dữ liệu, chúng tôi thường thấy sự tương quan của sản lượng qua các quốc gia lớn hơn tương quan về tiêu dùng; trong lý thuyết, ta thấy điều ngược lại. Theo ý kiến chúng tôi, những sự bất thường này là 2 vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu chu kỳ kinh doanh quốc tế và đóng vai trò như những thách thức

rõ ràng đối với công việc tương lai trong lĩnh vực này.

Câu hỏi đặt ra trong bối cảnh hiện tại là những thuộc tính khác biệt tác động như thế nào đến sự ước lượng của ta về chuyển dịch động của cán cân thương mại và tỷ giá thương mại. Chắc chắn không khả thi khi trả lời câu hỏi này mà không biết những sự khác biệt đó được giải quyết ra sao. Tuy nhiên, chúng tôi nghi ngờ rằng những thay đổi ngược chu kỳ trong thương mại và hàm tương quan chéo dạng hình chữ S cho thương mại và giá cả tương đối có thể là những khác biệt thiết thực của lý thuyết này, vì chúng dựa chủ yếu vào tính liên tục của những cú sốc năng suất và chuyển dịch động của tích lũy tài sản, những đặc tính áp dụng cho loại nền kinh tế rộng hơn của chúng ta. Vì vậy, chúng tôi phỏng đoán rằng sự tính toán về đường cong S này có thể tồn tại những thay đổi được đòi hỏi bởi những bất thường trong các kích cỡ khác của những thuộc tính mô hình.

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH ĐỘNG GIỮA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ THƯƠNG MẠI ĐƯỜNG CONG J (Trang 34)