Biến kiểm soát nền kinh tế có những cú sốc chính phủ ( Government shocks):

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH ĐỘNG GIỮA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ THƯƠNG MẠI ĐƯỜNG CONG J (Trang 30)

VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :

b)Biến kiểm soát nền kinh tế có những cú sốc chính phủ ( Government shocks):

Đặc điểm thứ 2 của kinh tế lý thuyết là sự phụ thuộc tính động của thương mại và giá cả theo kiểu những cú sốc tác động vào nền kinh tế. Trong phép thử được gọi là “NHỮNG CÚ

SỐC CHÍNH PHỦ”, những biến động đến sự tiêu dùng của chính phủ dùng như động lực duy

nhất. Chỉ với những cú sốc chính phủ mà ta tìm ra, một lần nữa những thuộc tính trong mô hình lại khác biệt lớn với phép thử chuẩn. Sự tương quan đồng thời giữa xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại, lấy ví dụ thay đổi từ -0.41 trong nền kinh tế chuẩn sang 1.00. Nhưng vấn đề đáng chú ý nhất của những khác biệt này tập trung vào hàm tương quan chéo của cán cân thương mại và tỷ giá thương mại. Xét riêng cú sốc chính phủ, hàm tương quan chéo trong hình 9 có dạng hình chóp: điều này là phù hợp, đỉnh tại độ trễ bằng 0, và dốc xuống cả 2 phía. Ở đây, cũng giống như trong nền kinh tế không vốn, không có biểu hiện của đường cong S.

Một điều nữa chúng tôi có thể có vài nhận thức trực quan cho biểu hiện này từ những hành vi phản ứng động của nền kinh tế đến cú sốc trước đây, được thể hiện trong hình 10. Sự khác biệt giữa cú sốc chính phủ và cú sốc năng suất biểu hiện phần lớn trong sự phản ứng của đầu tư. Không có xu hướng nào cho một sự đầu tư bùng nổ sau cú sốc như với cú sốc năng suất; chúng tôi thấy, thật ra là sự đối nghịch với những giá trị tham số này. Hình dạng khác này của nền kinh tế có cú sốc năng suất và nền kinh tế có cú sốc chính phủ đã minh họa rủi ro của việc dự báo tác động qua lại giữa tỷ giá thương mại và cán cân thương mại mà không xác định rõ cú sốc làm tăng những thay đổi này. René M. Stulz (1988) và Oded Galor và Shoukand Lin (1991) có những quan điểm tương tự trong những bối cảnh khác nhau.

Hình 10: Phản ứng động đến cú sốc năng suất tích cực trong nước

Tóm lại, nền kinh tế tạo ra một đường cong S khi sự tích lũy tài sản là 1 phần quan trọng của cơ chế lan truyền và những sự dao động được dẫn dắt bằng những cú sốc năng suất. Không có vốn, và với những cú sốc chỉ lên tiêu dùng của chính phủ thì sẽ không có đường cong S. Theo đó, cả sự tích lũy tài sản và nguồn gốc của những dao động trong giá cả và thương mại là những nhân tố quan trọng trong việc xác định hình dáng của hàm tương quan chéo của xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại trong khung lý thuyết của chúng ta.

7.6. Ba sự bất thường - Đo lường và kiểm định Corr(y1,y2), Corr(c1,c2) dưới tác động của biến kiểm soát nền kinh tế có hàng hóa thay thế hoàn hảo: động của biến kiểm soát nền kinh tế có hàng hóa thay thế hoàn hảo:

Chúng tôi đã nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết của lý thuyết về hàm tương quan chéo giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại. Ở đây chúng tôi mở rộng bài nghiên cứu đến những thuộc tính khác và chỉ ra 2 sự khác biệt giữa tính định lượng của lý thuyết và dữ liệu quốc tế.

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH ĐỘNG GIỮA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ THƯƠNG MẠI ĐƯỜNG CONG J (Trang 30)