VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
a) Biến kiểm soát nền kinh tế không có vốn (No capital)
Đặc điểm thứ nhất là mối quan hệ giữa động lực đầu tư và thương mại. Trong phần trước chúng ta đã nhấn mạnh, như Jeffrey D. Sachs (1981), Robert G. Murphy (1986), Phillip L. Brock (1988), Kiminori Matsuyama (1988), và Micheal Gavin (1990), mối liên hệ mật thiết giữa những biến động trong thương mại và đầu tư trong vốn hữu hình. Để nhấn mạnh mối liên hệ này, chúng ta đặt tham số tỷ trọng vốn θ bằng 0.001 trong phép thử được gán là KHÔNG VỐN, điều này sẽ loại bỏ có hiệu quả vốn khỏi nền kinh tế. Phản ứng của thương mại và giá cả thay đổi đột ngột. Chúng tôi thấy rằng ở đây, tương phản với kinh tế chuẩn, cán cân thương mại có thuận chu kỳ, và sự tương quan đồng thời của xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại thì dương mạnh. Hàm tương quan chéo hình chóp, như trong biểu đồ 9 cho thấy: không có bằng chứng về việc đường cong S xuất hiện như trong nền kinh tế có vốn. Những sự khác biệt giữa nền kinh tế có và không có đòi hỏi vốn, phần nào đó chắc chắn hơn những phép thử trong phần trước, rằng sự hình thành vốn đóng vai trò trung tâm trong tính động của thương mại và giá cả tương đối của nền kinh tế chuẩn.
Hình 9: Hàm tương quan chéo cho 2
sẽ thấy ở phần tiếp theo rằng trong nền kinh tế này, tiêu dùng thì ít biến thiên hơn thu nhập, kết quả là cán cân thương mại, cái thể hiện sự khác nhau giữa sản lượng và tiêu dùng tại giá thị trường, sẽ thuận chu kỳ. Đối với sự tác động qua lại giữa thương mại và giá cả, hàm phản ứng xung lực lại cho thấy vài khả năng trực quan. Một cú sốc có lợi đến năng suất trong nước sẽ dẫn đến sự gia tăng sản lượng trong nước, một sự gia tăng nhỏ hơn trong tiêu dùng nội địa, và một sự thặng dư thương mại (với những giá trị tham số này). Với sự gia tăng lớn hơn của sản lượng so với hàng hoá hàng hóa trong nước, kéo theo giá cả sẽ giảm xuống và tỷ giá thương mại tăng lên. Điều này dẫn đến sự tương quan đồng thời dương giữa cán cân thương mại với những sự tương quan nhỏ hơn trong độ sớm và độ trễ (xem hình 9).