Sự bất thường của tỷ giá thương mại trong kinh tế lý thuyết so với dữ liệu:

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH ĐỘNG GIỮA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ THƯƠNG MẠI ĐƯỜNG CONG J (Trang 31)

VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :

a)Sự bất thường của tỷ giá thương mại trong kinh tế lý thuyết so với dữ liệu:

Sự khác biệt thứ 1 thì rõ ràng trong bảng 1 và 3: với những giá trị tham số chuẩn và một khoảng lựa chọn lớn, độ biến thiên của tỷ giá thương mại trong kinh tế lý thuyết của chúng ta nhỏ hơn đáng kể so với trong dữ liệu. Christian Zimmermann (1991) ghi nhận sự khác biệt tương tự trong 1 nền kinh tế tương đương với 3 quốc gia khác về quy mô. Như Stockman và Linda L. Tesar (1991) trong 1 nền kinh tế với cả hàng hoá ngoại thương và phi ngoại thương. Độ lệch chuẩn của tỷ giá thương mại là 0.48% trong nền kinh tế chuẩn của chúng ta (Bảng 3) và 2.92% trong dữ liệu nước Mỹ (Table 1), một sự khác biệt gấp 6 lần. Nếu chúng ta so sánh lý thuyết với dữ liệu của Nhật Bản, sự khác biệt này thậm chí còn lớn hơn. Sự khác biệt sẽ

nhỏ hơn nếu chúng ta sử dụng hệ số co giãn thay thế nhỏ hơn (độ co giãn nhỏ) hoặc là thêm những cú sốc vào tiêu dùng của chính phủ (2 cú sốc), nhưng thậm chí khi đó, sự khác biệt giữa lý thuyết và số liệu vẫn đáng kể. Cân nhắc lựa chọn, chúng ta có thể biện luận rằng độ lệch chuẩn của những giá cả tương đối trong số liệu đã bị phóng đại. Lấy ví dụ, William Alterman (1991) đã xây dựng những chỉ số được củng cố của giá nhập khẩu và xuất khẩu ở Mỹ. Sử dụng những chỉ số này, độ biến thiên được biểu hiện bằng tỷ giá thương mại thì nhỏ hơn khoảng 30% với số liệu sử dụng trong Bảng 1.Chúng ta nghĩ điều này không chắc xảy ra, tuy nhiên, sai số đo lường thì đủ lớn để giải thích cho hầu hết sự khác nhau trọng yếu trong độ biến thiên về giá giữa lý thuyết và dữ liệu.

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH ĐỘNG GIỮA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ THƯƠNG MẠI ĐƯỜNG CONG J (Trang 31)