các cao phân đoạn dịch chiết, thì lô được điều trị bằng cao phân đoạn EtOAc có mức giảm lớn nhất (giảm 37,87%, p < 0,05), lô điều trị bằng n - hexan giảm 36,77% (p < 0,05), lô điều trị bằng EtOH giảm 9,73% (p > 0,05). Glucose huyết ở các lô được điều trị bằng các cao phân đoạn dịch chiết từ quả Phật thủ đều giảm mạnh, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với lô điều trị bằng thuốc Metformin (giảm 40,2%, p < 0,05). Từ đây có thể rút ra kết luận là trong quả phật thủ có các hợp chất tự nhiên có khả năng làm giảm nồng độ glucose máu của chuột béo phì thực nghiệm.
3.4.3.6. Hoạt độ enzym lipase trong máu của chuột béo phì trưởc và sau 21 ngày điều trị điều trị
Lipoprotein lớn nhất, chủ yếu vận chuyển mỡ từ niêm mạc ruột đến gan, được gọi là chylomicron. Chylomicron có thành phần giầu triglycerid. Chúng chuyên trở triglycerid và cholesterol (từ thức ăn và đặc biệt là cholesterol được tiết từ gan vào mật) đến các mô như gan, mỡ và cơ vân. Tại các nơi đó, lipoprotein lipase (enzym lipase máu) thủy phân triglycerid trong chylomicron thành acid béo tự do, các acid béo này được dùng để tổng hợp VLDL ở gan hoặc được oxy hóa sinh năng lượng ở cơ hoặc được dự trữ ở mô mỡ. Chylomicron sau khi mất triglycerid trở thành các hạt còn lại (chylomicron remnant) và được vận chuyển đến gan để được xử lí tiếp.
Bảng 3.14. Hoạt độ enzym lỉpase trong máu của chuột trước và sau 21 ngày điều trị (U/l)
□ Ngày 1 DNgày 21
Các lô Ngày 1 Ngày 21 % thay đổi
1. Béo + KĐT 36,2+1,12 36,8+7,65 T1,66% 2. Béo + EtOH 36,2+1,12 47,33+3,87 T30,7%* 3. Béo + n-hexan 36,2 ± 1,12 59,33+2,35 t63,9%** 4. Béo + EtOAc 36,2+1,12 52,67+2,65 T45,5%* 5. Béo + Met 36,2+1,12 59,92+2,58 t65,5%** p > 0,05, (*) p < 0,05, (**) p < 0,01 7 0 6 0 5 0 4 0 59. 59. 52. 47. 3 3 3 3 36.2
Béo + K T Béo + EtOH Béo + n-hexan Béo + EtOAc Béo + MetĐ
Hình 3.11. Hoạt độ enzym ỉỉpase máu của chuột trước và sau 21 ngày điều trị
Nhìn vào bảng 3.14 và hình 3.11 cho thấy:
Hoạt độ enzym lipase trong máu của lô chuột không điều trị có tăng nhẹ sau 21 ngày điều trị nhưng sự tăng này không đáng kể (tăng 1,66%, p>0,05).
Các lô chuột được điều trị bằng các phân đoạn dịch chiết cho thấy hoạt độ enzym lipase trong máu đều tăng rất mạnh tù’ 30,7% đến 63,9%. Sự tăng hoạt độ enzym lipase ở lô uống cao phân đoạn n-hexan tăng mạnh nhất, tăng63,9% (p< 0,01), tuy nhiên vẫn tăng thấp hơn so với lô uống Metformin (một loại thuốc điều trị béo phì và ĐTĐ có bán trên thị trường), tăng 65,5% (p<0,01). Còn ở các lô điều trị bằng cao EtOH và EtOAc có hoạt độ enzym lipase tăng lần lưọt là 30,7% (p < 0,05) và 45,5% (p<0,05).
Enzym lipase của tụy (EC. 3.1.1.3) là một loại enzym thủy phân chất béo có nhiều trong dạ dày và đường ruột. Chất béo (lipid) khi ăn vào ruột phải được phân cắt thành các dạng đơn giản chủ yếu dưới dạng acid béo, monoglycerid, glycerol, sterol mói được cơ thể hấp thụ. Sự phân cắt này được thực hiện là nhờ có enzym lipase của dịch tụy và dịch ruột. Neu hạn chế được hoạt tính của enzym này thì chất béo không hoặc ít được hấp thụ vào cơ thể. Trong khi đó enzym lipase của mạch máu là lipoprotein lipase (EC. 3.1.1.34) có tác dụng phân hủy lipoprotein giúp cho chuyển hóa nhanh lượng lipid trong máu đế tạo ra các phân tử nhỏ hơn, chuyến hóa dễ dàng trong thoái hóa lipid. Ở động vật và người béo phì, lipoprotein lipase hoạt động rất kém do tác dụng mỡ máu cao đã hạn chế khả năng chuyển hóa mỡ máu... Do đó xét về mặt sinh học cơ thể thì sự tăng hoạt độ enzym lipase máu của lô chuột được điêu trị bằng cao phân đoạn n - hexan và cao phân đoạn EtOAc là rât có ý nghĩa.