Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết từ quả Phật thủ lên chuột béo phì thực nghiệm 1 Kết quả gây mô hình chuột béo phì thực nghiệm bằng thức ăn có hàm lượng lipíd và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính hoá sinh, khả năng chống béo phì và rối loạn trao đổi chất của một số hợp chất tự nhiên từ dịch chiết quả phật thủ = (Citrus medica L. var. sarcodactylis (Noot.) Swingle (Trang 36)

3.4.1. Kết quả gây mô hình chuột béo phì thực nghiệm bằng thức ăn có hàm lượng lipíd và

cholesterol cao

Chuột nhắt trắng (Muss musculuss) chủng Swiss do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp có trọng lượng ban đầu là từ 14 - 16g/con, được phân lô ngẫu nhiên, mỗi lô 6 con. Lấy 1 lô nuôi vói chế độ ăn bình thường (thức ăn chuẩn do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp), còn

Liêu uông mg/kg •A 1 A i? r np Ạ

Tông sô chuột Sô chuột chêt % chuột chêt

4000mg/kg 10 0 0% 6000mg/kg 10 0 0% 7000mg/kg 10 0 0% 8000mg/kg 10 0 0% 12000mg/kg 10 0 0% 16000mg/kg 10 0 0% 3

các lô khác được nuôi bằng chế độ thức ăn giàu chất béo và cholesterol (như bảng 2.2, trang 34). Sau thời gian nuôi 6 tuần, chúng tôi tiến hành kiểm tra trọng lượng và các chỉ số hoá sinh (glucose, triglycerid, cholesterol, HDL-C, LDL-C, lipase) của các lô chuột thí nghiệm. Sự khác biệt thế hiện rất rõ nét giữa các nhóm chuột ở lô ăn thức ăn thường và lô ăn thức ăn giàu chất béo và cholesterol. Đó là sự biểu hiện tăng trọng lượng cơ thể và sự thay đổi các chỉ số lipid máu.

Sau 6 tuần nuôi theo chế độ thức ăn ở trên, trọng lượng trung bình của các con chuột ở lô nuôi thường và lô nuôi béo đã được xác định (bảng 3.6 và hình 3.3).

Bảng 3.6. Trọng lượng của các lô chuột sau 6 tuần nuôi với 2 chế độ ăn khác nhau (gam)

Số liệu thế hiện trong bảng là giá trị trung bình của các con chuột; (**):p<0.01 so sánh với ỉô ăn nuôi thường

Hình 3.3. Biếu đồ về sự tăng trọng lượng của chuột béo phì so với chuột bình thưòng sau 6 tuần nuồỉ

Từ bảng 3.6 và hình 3.3 cho thấy chuột nuôi theo chế độ ăn giàu lipid và cholesterol có trọng lượng tăng cao hơn nhiều so với chuột nuôi bằng thức ăn chuẩn. Sau 6 tuần nuôi, chuột cho ăn bằng thức ăn giàu chất béo tăng tới 34,28g so với thời điểm ban đầu (tăng 225,2%), còn chuột ăn bằng thức ăn bình thường thì chỉ tăng 16,66g (tăng 110,2%) so với ban đầu. Chuột nuôi béo có trọng lượng lớn hơn chuột nuôi thường là 17,72g, ở cùng thời điếm sau 6 tuần nuôi, tăng 55,76% (hình 3.3), mức ý nghĩa p < 0,01. Qua đó có thể khắng định chuột nuôi bằng thức ăn giàu chất béo

Lô chuột Ngày 1 Ngày 42 Thê trọng tăng

Lô nuôi thường 15,12 + 0,4 31,78+0,38 1110,2%**

Lô nuôi béo 15,22 + 0,4 49,50 ± 0,67 T225,23%** 3

đã trở thành chuột béo phì về trọng lượng. Ket quả này phù họp với nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên chuột của các tác giả trong và ngoài nước. Theo nghiên cứu của Trần Thị Chi Mai, với những lô chuột cống ăn thức ăn có hàm lượng lipid cao thì trọng lượng chuột tăng hơn so với lô chuột ăn thức ăn bình thường [19]. Srinivasan và cộng sự nhận thấy trọng lượng chuột cống trắng sau 2 tuần ăn chế độ thức ăn giàu lipid tăng so với trọng lượng của lô chuột ăn thức ăn bình thường [67]. Những nghiên cứu về chuyển hoá các chất ở tế bào và mô cho chúng ta thấy rằng khi tiêu thụ chất béo vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể thì chất béo sẽ được tích tụ ở mô mỡ gây béo phì. Như vậy, chế độ ăn giàu chất béo bão hoà là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh béo phì cũng như các bệnh mãn tính liên quan.

Tiếp theo chúng tôi tiến hành xét nghiệm một số chỉ số hoá sinh có liên quan đến rối loạn trao đổi lipid (do béo phì có liên quan đến rối loạn trao đổi lipid máu) để xác định là chuột có thực sự béo phì hay không. Ket quả xác định chỉ tiêu lipid máu như: Triglycerid, cholesterol tống số, HDL-C, LDL-C cùng với nồng độ glucose máu và enzim lipase (EC 3.1.1.34) được trình bày trong bảng 3.7 và hình 3.4.

Bảng 3.7. Một số chỉ số hoá sinh của chuột bình thường và chuột béo phì sau 6 tuần nuôi theo 2 chế độ ăn khác nhau

Chỉ sô Lô thường Lô béo % thay đôi

Triglycerid (mmol/lit) 1,01 ±0,14 1,46 ±0,25 t44,55% * Cholesterol (mmol/lit) 1,89 + 0,18 2,82 ± 0,07 T49,2% * HDL-C (mmol/1) 1,58 + 0,19 1,29 + 0,1 ị 18,35%* LDL-C (mmol/1) 0,6 ± 0,07 0,7 ± 0,09 TI 6,67%* Glucose (mmol/1) 5,02 ± 0,28 8,53 + 0,32 T69,92% ** Lipase (U/l) 66,2 ±2,12 36,2+1,12 ị45,32%* p > 0,05; (*) p < 0,05; (**) p < 0,01 3

Hình 3.4. Biểu đồ về chỉ số hóa sinh giữa chuột thường và chuột béo phì

Từ bảng số liệu và biếu đồ cho thấy các chỉ số mỡ máu đã có sự khác biệt rất lớn giữa lô nuôi thường và lô nuôi béo. Độ tăng phần trăm của các chỉ số triglycerid, cholesterol, LDL của chuột nuôi béo so với chuột bình thường tương ứng là 44,55% (p < 0,05), 49,2% (p < 0,05), 16,67% (p < 0,05), và độ giảm của HDL là 18,35% (p < 0,05). Sự tăng, giảm các chỉ số trên là hoàn toàn phù hợp về rối loạn trao đổi chất ở chuột béo phì.

Ở đây còn cho thấy rõ, khi chuột béo phì cũng kéo theo sự rối loạn trao đổi glucid, cụ thể là hàm lượng glucose máu tăng lên 69,92% (p < 0,01) ở chuột béo phì. Ngoài ra, chuột béo phì có các chỉ số mỡ máu tăng cao thì hoạt độ enzym lipase trong máu chuột béo lại giảm rất mạnh (giảm 45,32%, p<0,05).

Trên thực nghiệm, khi nồng độ acid béo tự do tăng trong máu đã ức chế khả năng thu nhận glucose đã được insulin hoạt hoá. Trong bệnh béo phì, mức acid béo tự do tăng mạn tính đã có tác động lên sự tiếp nhận các glucose được hoạt hoá bởi insulin. Các nghiên cún chỉ ra rằng tăng mức acid béo tự do trong huyết tương gây ra sự khiếm khuyết vận chuyển hoặc phosphoryl hoá,bằng chứng là hoạt tính của glycogen synthase bị ức chế rõ rệt vào đúng thời điểm thu nhận các glucose được insulin hoạt hoá [3]. Hơn nữa ở chuột béo phì hoạt độ enzym lipase máu giảm xút do có the enzym lipase máu bị ức chế hoặc khả năng tống hợp enzym lipase máu bị giảm xút nên quá trình chuyển hóa lipid máu giảm xuống. Vì vậy, lượng triglycerid máu tăng rất cao, gây ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa lipid.

Cholesterol là chất giống như sáp, màu trắng. Mặc dù phân tử này thường được mang tiếng là không tốt nhưng nó lại là thành phần cấu tạo lên màng tế bào, mô thần kinh não bộ, là thành phần cấu tạo của mật, các hormon steroid và vitamin D. Nguồn cholesterol trong cơ thể có thể được lấy từ khấu phần ăn hàng ngày hoặc được tổng hợp ở gan. Tuy nhiên, đã có rất nhiều nghiên cún chỉ ra rằng, khi nồng độ cholesterol trong máu tăng quá cao, đặc biệt là các cholesterol “xấu” như LDL-C liên quan đến nguyên nhân gây ra các trạng thái bệnh lý xơ vữa động mạch (các phân tử này ứ đọng ở các thành mạch và có thế làm tắc nghẽn thành mạch), bệnh lý tim mạch (bệnh mạch vành, bệnh mạch não, bệnh mạch ngoại vi...), béo phì, ĐTĐ type 2...

Đáng chú ý là sự biến thiên hai chỉ số HDL-C và LDL-C. HDL-C và LDL-C là hai dạng lipoprotein có thành phần giàu cholesterol (lần lượt chứa 18% và -70%) tham gia vào quá trình trao đổi cholesterol của cơ thể theo hai chiều ngược nhau. HDL-C được mệnh danh là “cholesterol tốt” vì hoạt động chính của nó là vận chuyển cholesterol dư thừa từ tế bào ngoại vi về gan để đào thải qua đường mật. Trái lại, LDL-C là “cholesterol xấu” vì nó vận chuyển cholesterol đến mô để tổng hợp steroid, nó rất dễ bị oxy hoá tạo các hạt LDL-C với kích thước nhỏ và nặng hơn - tác nhân gây xơ vữa động mạch ở người béo phì. Ở người béo phì thì nồng độ glucose, cholesterol, triglyceride và LDL-C đều cao hơn so với người bình thường, và có tới 90% người béo phì có sự rối loạn trong trao đổi lipid.

Triglycerid hay mỡ trung tính là thành phần chủ yếu của dầu, mỡ động thực vật, không tan trong máu nên được vận chuyển dưới dạng các hạt lipoprotein như chylomicron, VLDL đến trao đổi với các mô. Te bào của mô hấp thụ triglycerid và tiêu dùng theo nhu cầu, khi dư thừa nó tích tụ trong tế bào và trở thành dạng năng lượng dự trữ trong các mô mỡ. Trong thời gian dài chuột luôn

có chế độ ăn dư thừa triglycerid nên không những trọng lượng tăng mà hàm lượng triglycerid trong máu cũng ứ đọng rất cao.

Như vậy với các dẫn liệu về trọng lượng cơ thể, các chỉ số mỡ máu tăng cao bất thường ở chuột cùng những hiểu biết về quá trình chuyến hoá trên, chúng tôi có thể kết luận rằng mô hình gây chuột béo phì bằng các chế độ ăn giàu chất béo đã thành công. Chuột béo phì được tiếp tục sử dụng cho những nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính hoá sinh, khả năng chống béo phì và rối loạn trao đổi chất của một số hợp chất tự nhiên từ dịch chiết quả phật thủ = (Citrus medica L. var. sarcodactylis (Noot.) Swingle (Trang 36)