Một số giải pháp

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 45 - 48)

T ng d in tích tr ng mía ồ

3.5.2.Một số giải pháp

3.5.2.1. Về phía Ngân hàng

+ Nhìn chung thủ tục cho vay của Ngân hàng nông nghiệp đã đơn giản hơn trước rất nhiều nhưng Ngân hàng vẫn cần phải cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản nhằm phù hợp với trình độ của người dân để họ không cảm thấy phiền hà khi đi vay vốn Ngân hàng.

- Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng

+ Ngân hàng cần tiến hành nhiều hơn nữa các khóa tập huấn để phổ biến cơ chế tín dụng, thể lệ tín dụng, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, về kinh doanh, cách thẩm định các dự án đầu tư, trình độ tin học, marketing… cho cán bộ tín dụng để họ có thêm kiến thức tổng hợp nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh.

+ Chi nhánh cần tăng cường công tác đào tạo tại chỗ theo phương châm “người đi trước truyền kinh nghiệm lại cho người đi sau” với cách đào tạo này vừa tiết kiệm được chi phí vừa nâng cao hiệu quả đào tạo từ thực tiễn. Ngoài ra trong thời gian tới chi nhánh cần đề nghị lên NHNo&PTNT tỉnh bổ sung cán bộ xuống chi nhánh để đáp ứng kịp thời khối lượng công việc ngày càng nhiều vì nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng.

- Đối với công tác tín dụng

+ Cán bộ tín dụng cần nâng cao hơn nữa khả năng phân tích tài chính của khách hàng, phải thành thạo trong công tác thẩm định các dự án đầu tư của bà con nhằm bảo đảm vốn tín dụng đầu tư có hiệu quả, thường xuyên theo dõi dư nợ, nợ quá hạn phát sinh. Từ đó đề ra các biện pháp tích cực để thu hồi hoặc xử lý các khoản nợ quá hạn nhằm hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh tín dụng tại chi nhánh nhằm hạn chế tối đa rủ ro mà hoạt động tín dụng mang lại.

+ Ngân hàng cần phải có chế độ khen thưởng xứng đáng cho những cán bộ hoàn thành tốt công việc, mang lại doanh thu lớn cho Ngân hàng. Đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy đối với những cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn hoặc

đạo đức tác phong nghề nghiệp yếu, kém. Đặc biệt xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy chế làm phát sinh nhiều nợ quá hạn không thu hồi được.

+ Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, mở rộng nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng.

+ Lãnh đạo chi nhánh tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt 5 công cụ điều hành, đó là: Kế hoạch, lãi suất, tài chính, kiểm soát và thi đua, thực hiện chỉ đạo, điều hành minh bạch, chuyên nghiệp, công bằng nhằm tạo ra lòng tin, chỗ dựa an toàn về tâm lý và tư tưởng cho cán bộ nhân viên, tạo sự đoàn kết, nhất trí và không khí hào hứng, phấn khởi trong toàn chi nhánh.

+ Rất nhiều khách hàng đến chi nhánh còn bỡ ngỡ, ngại ngùng, họ không biết giao dịch ở đâu, phòng nào, gặp ai để làm thủ tục, nên chăng chi nhánh phải có một cán bộ thường trực nhằm hướng dẫn họ tham gia giao dịch với Ngân hàng một cách có hiệu quả hơn, đồng thời cũng tạo được sự thân thiện hơn với khách hàng.

+ Cải thiện lề lối tác phong làm việc về giờ giấc, cử chỉ, thái độ, lời nói của cán bộ nhằm quán triệt phương châm “khách hàng là thượng đế”.

+ Phối hợp tốt với chính quyền địa phương để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nông dân ký các giấy tờ, hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng nếu có thể nhằm giảm phiền hà cho khách hàng.

+ Có chính sách hợp lý để thu hút lượng khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt quan Ngân hàng như: Chuyển tiền cá nhân, chi trả lương qua thẻ ATM, thu tiền điện qua tài khoản …

+ Chi nhánh cần có kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng về điều kiện làm việc, trang thiết bị phục vụ hoạt động giao dịch cũng như các phương tiện thanh toán khác.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 45 - 48)