Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 44 - 45)

T ng d in tích tr ng mía ồ

3.5.1.Nguyên nhân của những tồn tại trên

3.5.1.1. Cơ chế nghiệp vụ ngân hàng

Thủ tục tín dụng còn nhiều phiền hà, phức tạp. Bộ hồ sơ vay vốn của hộ còn quá nhiều thủ tục giấy tờ và chữ ký. Nhất là bộ hồ sơ thế chấp tài sản theo văn bản số 167 của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong thực hiện chính sách cho vay hộ sản xuất thì cán bộ tín dụng là người vất vả nhất, họ phải lo huy động vốn và đầu tư trực tiếp xuống từng hộ gia đình, nắng mưa đều ở trên đường đi

thẩm định, đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn, ở những vùng dân trí thấp có khi còn bị đe doạ đến tính mạng, thế nhưng chưa được ưu đãi thoả đáng công sức họ bỏ ra.

3.5.1.2. Thực trạng kinh tế hộ nông dân vay vốn

Phần lớn các hộ gia đình có tiềm năng kinh tế hạn chế, nhiều hộ gia đình nhu cầu vay vốn lớn xong không đủ điều kiện theo quy định. Tài sản trong nhà không có gì ngoài ngôi nhà để ở và các trang thiết bị tối thiểu cần thiết.

Kiến thức về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc mía còn nhiều hạn chế, ngoài ra kiến thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, dẫn đến một số hộ sử dụng vốn vay không có hiệu quả, khi sản xuất thua lỗ thì dẫn đến mất khả năng trả nợ.

Công tác dịch vụ khuyến nông của các cơ quan khuyến nông chưa thật sự mang lại hiệu quả, chủ yếu là tự nông dân đầu tư, còn mang tính tự phát dẫn đến tính khả thi của một số dự án đầu tư thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

3.5.1.3. Quản lý cấp chính quyền địa phương

Đối với các cấp, các ngành ở địa phương, chỉ chú trọng đến việc đầu tư vốn phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, nhưng lại ít quan tâm đến chất lượng đầu tư tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, khi hộ trồng mía sử dụng vốn vay không có khả năng trả được nợ buộc ngân hàng phải xử lý nợ vay để đảm bảo thu hồi vốn thì các cấp, các ngành có liên quan chưa thật sự tạo điều kiện giúp ngân hàng. Do đó ảnh hưởng tới công tác thu nợ để đầu tư quay vòng đồng vốn.

Chưa chỉ đạo việc quy hoạch xây dựng các dự án đầu tư theo xã, theo vùng kinh tế, định hướng trong sản xuất kinh doanh còn chung chung. Chưa chủ động tìm kiếm, lo thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân. Nhiều khi mía trồng ra bị tư thương ép giá dẫn đến người nông dân bị thua thiệt, ảnh hưởng đến việc đầu tư và thu nợ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 44 - 45)