Kết quả cho vay hộ nông dân trong thời gian qua

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 39 - 40)

T ng d in tích tr ng mía ồ

3.3.3. Kết quả cho vay hộ nông dân trong thời gian qua

3.3.3.1. Những kết quả đạt được

Thông qua việc cho vay của NHNo&PTNT, mối quan hệ đoàn kết giữa nhân dân với các cấp chính quyền, đoàn thể ngày càng được tăng cường, hạn chế đi đến xoá bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội. Đặc biệt, việc cho vay hộ trồng mía đã giúp cho các hộ có thêm vốn đầu tư mía như mua vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, giống .. Phát triển kinh tế hộ trồng mía giúp không ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, nhiều hộ đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo mà huyện đã đề ra.

Quá trình cho vay hộ trồng mía đã giúp cho đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng hiểu rõ thêm quy trình nghiệp vụ cho vay, tình hình đời sống thu nhập của bà con nông dân, từ đó có các biện pháp triển khai phù hợp đồng bộ để không ngừng mở rộng cho vay, đảm bảo hiệu quả đồng vốn, chấp hành đầy đủ nguyên tắc chế độ của ngành, của pháp luật Nhà nước đề ra.

Một vấn đề nữa là thông qua cho vay hộ sản xuất nói chung và cho vay hộ trồng mía nói riêng, Ngân hàng đã cải tiến được thủ tục vay vốn theo hướng đảm bảo tính pháp lý theo các quy định của pháp luật, đồng thời giảm bớt thời gian đi lại cho hộ, tạo thuận lợi cho hộ trong quá trình vay vốn. Đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó dư nợ cho vay không ngừng tăng trưởng, nợ xấu giảm dần, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.

3.3.3.2. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc cho vay tới hộ trồng mía còn một số mặt tồn tại nhất định:

Thứ nhất: Ngân hàng chưa đáp ứng được hầu hết các nhu cầu vay vốn của hộ trồng mía trong khi quy mô và năng lực trình độ của hộ trồng mía ngày càng được nâng lên.

Thứ hai: Mức vốn đầu tư bình quân cho một hộ trồng mía còn ở mức độ trung bình, thời gian thu hồi vốn nhanh, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của hộ, gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn vốn vì nguồn vốn chưa thực sự được sử dụng hiệu quả thì đã phải lo trả lãi và gốc. Ngoài ra thì việc cho vay còn ở thế bị động, khách hàng tự tìm đến Ngân hàng chứ Ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng.Chất lượng kinh doanh đối với mỗi cán bộ tín dụng chưa đồng đều, còn tiềm ẩn nợ xấu, nợ khó đòi.

Thứ ba: Thách thức của hoạt động Ngân hàng trước hội nhập WTO. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng về cơ chế lãi suất, sản phẩm, tiện ích dịch vụ Ngân hàng…tạo tâm lý trong khách hàng, gây khó khăn nhất định trong kinh doanh của Ngân hàng.

Thứ tư: Số lượng cán bộ tín dụng còn thiếu, địa bàn rộng lớn phức tạp, trung bình 1 cán bộ tín dụng phụ trách hơn 2 xã, những dịp cao điểm, công việc nhiều khi quá tải vì vậy cán bộ tín dụng chưa giải quyết kịp thời nên ít nhiều gây tâm lý không hài lòng trong khách hàng.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w