Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập đề tài hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH cơ kim khí sơn hà (Trang 30)

Các khoản thiệt hại trong sản xuất bao gồm: Các khoản thiệt hại phát sinh trong lĩnh vực sản xuất do quá trình sản xuất không diễn ra như dự tính gây thiệt hại về tài sản cho Doanh nghiệp như :

- Các khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng là các khoản thiệt hại mà sản phẩm tạo ra không đáp ứng được về mặt kỹ thuật, không đảm bảo về mặt chất lượng.

- Các khoản thiệt hại đối với các sản phẩm loại bỏ hoàn toàn và không chế tái chế được, hoặc không thể tái chế nhưng chi phí quá cao, không có hiệu quả về mặt kinh tế, lúc này chi phí thiệt hại của các sản phẩm loại bỏ hoàn thành hoàn toàn các chính là giá thành sản xuất ra sản phẩm hỏng này.

- Các khoản thiệt hại trong trường hợp các sản phẩm loại bỏ từng phần không có thể sủa chữa được và quá trình sủa chữa đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cho Doanh nghiệp, lúc này các khoản thiệt hại bằng tiền chi phí bỏ ra để sủa chữa sản phẩm hỏng này.

- Các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất hoặc trong qúa trình sản xuất bị gián đoạn do các nguyên nhân chủ quan như mất điện, thiên tai hoả hoạn, bị đình chỉ sản xuất.

* TK sử dụng:

Đối với các khoản thiệt hại trong định mức kế toán tiến hành tập hợp trên TK tập hợp chi phí sản xuất (621,622,627) sau đó cuối kỳ tiến hành kết chuyển sang các TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để xác định giá thành sản phẩm.

=Chi phí phát sinh Chi phí phát sinh

Thực tế Tổng chi phíPhát sinh Các khoảnThu hồi

Các khoản thiệt hại trong sản xuất được xác định theo các khoản thiệt hại thực tế phát sinh tức là các khoản chi phí phát sinh do các thiệt hại trong sản xuất mang lại. Các chi phí này được xác định theo nguyên tắc giá phí.

Đối với các khoản thiệt hại ngoài định mức kế toán tập hợp trên TK 138.1. Sau đó khi xác định được nguyên nhân hỏng và quy được trách nhiệm thì sẽ hạch toán tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

* Phương pháp kế toán.

- Tập hợp chi phí sủa chữa những sản phẩm hỏng có thể sủa chữa được: Nợ TK 1381

Có TK 152,153,334,338,241. - Trường hợp hỏng trên dây chuyền sản xuất:

Nợ TK 138.1 Có TK 154

- Trường hợp hỏng trong kho thành phẩm Nợ TK 138.1

Có TK 155

- Trường hợp hỏng trong thời gian gửi bán, đại lý. Nợ TK 138.1

Có TK 157

- Trường hợp hỏng trong thời gian còn bảo hành: Nợ TK 1381

Có TK 632.

- Các khoản phế liệu thu hồi, từng sản phẩm hỏng và các khoản bồi thường của người gây ra sản phẩm hỏng.

Nợ TK 138.1,152.

Có TK 138.1

- Giá trị thiệt hại thực tế sản phẩm hỏng tính vào chi phí bất thường. Nợ TK 821

Có TK 138.1

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập đề tài hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH cơ kim khí sơn hà (Trang 30)