Theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế hội nhập, hoạt động kinh tế theo quy luật Thương trường như chiến trường, hay mạnh được yếu thua. (Trang 34)

hàng

+ Doanh nghiệp 3.577 77,98 3.729 75,32 4.483 78,40

+ Cá nhân 1.010 22,02 1.222 24,68 1.235 21,60

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2007 – 2009)

Qua bảng trên, ta thấy tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2008 chỉ tăng 364 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 7,93% so với năm 2007. Trong khi đó, tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2009 đạt 5.718 tỷ đồng, tăng 767 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 15,49% so với năm 2008. Kết quả này xuất phát từ nguyên nhân đầu năm 2008, do ảnh hưởng của những diễn biến kinh tế thế giới phức tạp, tính hình lạm phát tăng cao nên Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện cắt giảm tín dụng để thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Thực hiện chỉ đạo này, Chi nhánh Techcombank Chương Dương đã tiến hành lộ trình cắt giảm tín dụng từ cuối quý 1 năm 2008, cuối năm 2008, dư nợ tín dụng của Chi nhánh chỉ đạt 4.951 tỷ đồng. Đầu năm 2009, thực hiện các giải pháp vĩ mô để kích cầu nền kinh tế, Chi nhánh đã áp dụng một loạt các biện pháp để tăng cường cung cấp tín dụng đến các khách hàng đồng thời cũng để sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn huy động được.

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và tỷ trọng này cũng tăng dần qua các năm, phản ánh xu hướng các doanh nghiệp hiện nay ưa chuộng những khoản tín dụng ngắn hạn hơn so với những khoản

tín dụng dài hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau như mức lãi suất, mức độ rủi ro và chủ yếu là do các khách hàng của Chi nhánh có nhu cầu vay vốn chủ yếu để bù đắp phần nào sự thiếu hụt vốn lưu động.

Khi nhìn nhận một cách tổng thể, Ngân hàng cần nhận thức được rằng mở rộng đầu tư cho vay sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế là một tất yếu và tạo ra nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng nhưng yêu cầu cần thiết đặt ra là phải quan tâm tới rủi ro tín dụng trong công tác sử dụng vốn và huy động vốn.

b.Tình hình nợ xấu

Biểu đồ sau sẽ cho ta biết sơ lược về tình hình nợ xấu của Chi nhánh Chương Dương Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

Biểu đồ 1: Tình hình nợ xấu của Chi nhánh

Đơn vị: phần trăm (%)

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2007 – 2009) Biều đồ 1 cho ta thấy nợ xấu của Chi nhánh năm 2008, có mức đột biến, tăng mạnh từ 0,76% (năm 2007) lên 1,35% (năm 2008) do sự ảnh hưởng của khủng hoảng

kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thị trường chứng khoán cũng như thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn có xu hướng tăng dần với tỷ lệ 1,21% năm 2009, cao hơn 0,45% so với năm 2007. Mặc dù vậy, tỷ lệ này vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Chi nhánh cần có giải pháp nâng cao trình độ cán bộ tín dụng cũng như hiệu quả công tác quản lý dư nợ trong thời gian tới.

1.2.3. Tình hình một số hoạt động khác

Ngoài những kết quả tích cực mà hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng mang lại, các hoạt động khác của Chi nhánh cũng đạt được những kết quả đáng mừng, cụ thể như sau:

- Hoạt động thanh toán quốc tế đạt doanh số 470 triệu USD vào năm 2008, tăng 16,91% so với năm 2007, năm 2009 đạt 586 triệu USD, tăng 24,68% so với năm 2008.

- Chi nhánh cũng cung cấp các sản phẩm phái sinh giúp doanh nghiệp phòng tránh rủi ro do biến động giá nói chung và biến động tỷ giá nói riêng, thiết lập hệ thống giao dịch điện tử được kết nối với Ban Dịch vụ ngân hàng quốc tế của Techcombank để từ đó kết nối với sàn giao dịch lớn trên thế giới như LIFE, NYBOT, NYMEX, CME, TOCOM…

- Số lượng tài khoản mở tại Chi nhánh Chương Dương, đặc biệt là tài khoản cá nhân, tài khoản thanh toán liên tục tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như trả lương, thanh toán bằng thẻ phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nhờ các chương trình khuyến mại, số lượng giao dịch bằng thẻ trên máy ATM và POS tăng mạnh. Năm 2009, giá trị giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản ATM tăng 38% so với năm 2008.

1.2.4. Kết quả hoạt động tài chính

Biểu đồ 2: Tình hình hoạt động tài chính của Chi nhánh

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2007- 2009) Biểu đồ 1 cho ta thấy mặc dù tổng thu và tổng chi của Chi nhánh năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng mức tăng của tổng thu vẫn lớn hơn mức tăng của tổng chi; vì vậy, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh vẫn tăng dần qua các năm. Cụ thể, mức lợi nhuận năm 2008 cao hơn 22,37 tỷ đồng (tương ứng với 33,93%) so với năm 2007; đặc biệt, lợi nhuận năm 2009 gấp 1,7 lần so với lợi nhuận năm 2008, nguyên nhân là do năm 2008, hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng gặp khó khăn, từ giữa năm 2009, nền kinh tế Việt Nam cũng như thị trường tài chính dần ổn định, chính điều này đã tạo ra sự chênh lệch lớn về lợi nhuận trước thuế trên của Chi nhánh Techcombank Chương Dương. Đây là điều đáng mừng đối với Chi nhánh bởi điều này thể hiện sự phát triển ổn định trong hoạt động kinh doanh của Techcombank Chương Dương mặc dù Chi nhánh mới đi vào hoạt động mấy năm gần đây.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế hội nhập, hoạt động kinh tế theo quy luật Thương trường như chiến trường, hay mạnh được yếu thua. (Trang 34)