0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên của công ty

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH KẾT CẤU THÉP CƠ KHÍ XÂY DỰNG HƯNG YÊN (Trang 27 -27 )

3.3.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo

Ban lãnh đạo công ty TNHH Kết cấu thép cơ khí xây dựng Hưng Yên xác định mục tiêu của các khóa đào tạo hàng năm là cung cấp đầy đủ các kiến thức, các kĩ năng nghề nghiệp, phẩm chất còn thiếu cho nhân viên trong công ty, giúp họ tự trau dồi, nâng cao, hoàn thiện và phát triển năng lực của bản thân mình nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc hiện tại cũng như trong tương lai, qua đó xây dựng một đội ngũ lao động có chất lượng, có khả năng thích ứng với sự thay đổi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.

3.3.2.2. Chính sách đào tạo

Trong 3 năm 2010-2012, công ty đã chú trọng đến việc xây dựng chính sách đào tạo nhân viên, mọi nhân viên trong công ty đều có quyền được đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, nhân viên khi tham gia đào tạo được tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập như bố trí thời gian làm việc để có thể đáp ứng được thời gian đào tạo, được hưởng phụ cấp khi tham gia đào tạo. Sau khi được đào tạo nhân viên sẽ được bố trí những công việc phù hợp với khả năng và năng lực của mình (xem hộp 3.1). Chính sách đào tạo này là phù hợp với thực trạng của công ty góp phần nâng cao năng lực của nhân viên cũng như giúp cho công ty củng cố vị trí của mình trên thị trường.

Hộp 3.1: Chính sách đào tạo nhân viên của công ty năm 2012

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự của công ty.

3.3.2.3. Xây dựng chương trình đào tạo

Ban lãnh đạo của công ty sẽ dựa vào các mục tiêu, chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, đi liền với đó là xác định nhu cầu và chiến lược nhằm phát triền nguồn nhân lực, thông qua việc xác định mục tiêu cho việc đào tạo nhân viên trong thời gian tới. Chương trình đào tạo của công ty sẽ được xây dựng dự kiến vào đầu mỗi năm cùng với kế hoạch đào tạo nhân viên. Một số chương trình đào tạo được công ty triển khai như: chương trình đào tạo hội nhập nhân viên bán hàng, đào tạo nhân viên kinh doanh, đào tạo thiết kế sản phẩm cho nhân viên kỹ thuật, chương trình đào tạo văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên... Dưới đây là một ví dụ về chương trình đào tạo hội nhập cho nhân viên bán hàng của công ty bao gồm các nội dung như: Mục tiêu, đối tượng

Nhân viên trong công ty đều có quyền và nghĩa vụ tham gia và các khóa đào tạo do công ty tổ chức. Không thu học phí đối với nhân viên tham gia đào tạo.

Đào tạo được tiến hành tại công ty.

Đối với lao động mới tuyển: trong thời gian đào tạo người lao động được nhận mức lương thử việc; Đối với lao động đang làm việc tại công ty: trong thời gian đào tạo lao động được nhận mức lương như bình thường so với trước khi tham gia đào tạo cộng thêm một số khoản phụ cấp đào tạo (nếu có). Nhân viên trong công ty được tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập trong khóa đào tạo.

Nhân viên sau đào tạo được bố trí công việc phù hợp với năng lực và được ưu tiên cân nhắc, đánh giá để nâng lương hoặc thăng chức.

Nhân viên được lựa chọn làm giảng viên đào tạo được trả thêm tiền công giảng dạy tương xứng với năng lực.

Nhân viên trong công ty đều có quyền và nghĩa vụ tham gia và các khóa đào tạo do công ty tổ chức. Không thu học phí đối với nhân viên tham gia đào tạo.

Đào tạo được tiến hành tại công ty.

Đối với lao động mới tuyển: trong thời gian đào tạo người lao động được nhận mức lương thử việc; Đối với lao động đang làm việc tại công ty: trong thời gian đào tạo lao động được nhận mức lương như bình thường so với trước khi tham gia đào tạo cộng thêm một số khoản phụ cấp đào tạo (nếu có). Nhân viên trong công ty được tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập trong khóa đào tạo.

Nhân viên sau đào tạo được bố trí công việc phù hợp với năng lực và được ưu tiên cân nhắc, đánh giá để nâng lương hoặc thăng chức.

Nhân viên được lựa chọn làm giảng viên đào tạo được trả thêm tiền công giảng dạy tương xứng với năng lực.

đào tạo, giảng viên giảng dạy, hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, nội dung đào tạo, ngân sách đào tạo (xem hộp 3.2).

Hộp 3.2: Ví dụ về chương trình đào tạo hội nhập cho nhân viên bán hàng của công ty năm 2012

Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự 3.3.2.4. Kế hoạch đào tạo chi tiết

a. Về đối tượng đào tạo

Đối tượng đào tạo được nghiên cứu trong đề tài là nhân viên làm việc trong văn phòng công ty TNHH Kết cấu thép cơ khí xây dựng Hưng Yên, bao gồm các nhân viên làm việc trong các phòng ban của công ty. Theo kết quả thu thập về số lượng nhân viên các phòng ban tham gia khóa đào tạo năm 2012 của công ty TNHH kết cấu

23

- Mục tiêu: Nhân viên tiếp xúc nhanh với công việc và môi trường làm việc - Đối tượng: Nhân viên bán hàng mới được tuyển

- Giảng viên: Nhân viên có kinh nghiệm của công ty - Hình thức đào tạo: Tại công ty

- Phương pháp đào tạo: Kèm cặp (chỉ dẫn công việc) - Thời gian: 3 buổi, 1 buổi/3h

- Nội dung:

+ Tổng quan về doanh nghiệp: lịch sử hình thành và phát triển của công ty; nội quy quy định của công ty

+ Trang bị kiến thức về sản phẩm của công ty: Các loại mặt hàng sản phẩm thép mà công ty đang tiến hành sản xuất và cung ứng trên thị trường, bên cạnh đó là các mặt hàng giấy mà công ty có kinh doanh.

+ Xây dựng mối quan hệ khách hàng và chăm sóc khách hàng: Xác định ai là khách hàng của công y và họ ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty như thế nào từ đó có xây dựng những tiêu chuẩn chăm sóc và phục vụ khách hàng.

+ Kỹ năng giao tiếp: Quy trình giao tiếp với khách hàng, tác phong chuyên nghiệp, gây ấn tượng ban đầu, kỹ năng giao tiếp khi ngồi vào bàn đàm phán, khả năng tạo mối quan hệ tốt với khách hàng trong cuộc bán hàng, kỹ năng giao tiếp bằng cử chỉ và hành động.

- Ngân sách đào tạo:

+ Chi phí giảng viên: Chi phí cho nhân viên giảng dạy là 10 triệu đồng/khóa đào tạo

+ Chi phí học liệu: Công ty chuẩn bị và chuyển cho nhân viên tài liệu do người giảng dạy yêu cầu tổng chi phí khoảng 3 triệu đồng

+ Chi phí trang thiết bị, địa điểm dạy học: Địa điểm dạy học đã được công ty xây dựng trong khuôn viên của công ty, chi phí mua máy chiến và màn chiếu và các trang thiết bị dạy học là 20 triệu đồng.

thép cơ khí xây dựng Hưng Yên (xem bảng 3.1) thì nhân viên phòng Kỹ thuật trong năm 2012 có số lượng đào tạo cao nhất (6 người), và nhân viên phòng hành chính nhân sự có số lượng ít nhất (2 người).

Bảng 3.1: Đối tượng đào tạo tại công ty TNHH Kết cấu thép cơ khí xây dựng Hưng Yên năm 2012

Đơn vị: Người

STT Đối tượng đào tạo Số lượng

1 Phòng Hành chính – Nhân sự 2 2 Phòng Tài chính - Kế toán 4

3 Phòng Kỹ thuật 6

4 Phòng Kinh doanh 5

Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự b. Về nội dung đào tạo:

• Trên thực tế, trong 3 năm từ 2010 – 2012 công ty đã tiến hành đào tạo cho nhân viên 3 nội dung: đào tạo chuyên môn – kỹ thuật, đào tạo phương pháp khác công tác và đào tạo văn hóa doanh nghiệp của công ty. Với những nội dung chi tiết đào tạo chuyên môn kỹ năng cho nhân viên các phòng ban; lịch sử hình thành - phát triển công ty, nội quy, quy chế của công ty và lớp quản lý thời gian được áp dụng cho tất cả nhân viên các phòng ban của công ty. Công ty tiến hành đào tạo nhân viên 3 nội dung này là rất phù hợp với thực tế kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty còn ít quan tâm một nội dung khác quan trọng đó là đào tạo lý luận - chính trị. Việc đào tạo cho nhân viên những khả năng, kiến thức phẩm chất về lý luận chính trị sẽ giúp cho họ bổ sung thêm kiến thức lý luận chính trị của mình từ đó kết hợp hành vi với công việc giúp họ thực hiện công việc tốt hơn. Do đó mà công ty nên chú trọng hơn tới nội dung đào tạo lý luận chính trị cho nhân viên.

Trên thực tế thì các lớp đào tạo chuyên môn – kỹ thuật và đào tạo văn hóa doanh nghiệp cùng chiếm số lượng cao nhất là 17 người, trong đó các lớp đào tạo lý luận chính trị có số lượng nhân viên tham gia là 7 người, còn lại lớp quản lý thời gian làm việc là 13 người. Tuy vậy các lớp học chưa thực sự đa dạng và phong phú vì trong năm 2012 chỉ có 4 lớp đào tạo các nội dung trên. (Xem bảng 3.2)

Bảng 3.2. Tình hình nội dung đào tạo nhân viên làm việc tại văn phòng công ty năm 2012 Đơn vị: Người

- Kỹ năng chuyên môn cho nhân viên hành chính nhân sự

2

- Kỹ năng chuyên môn cho nhân viên kế toán

4

- Kỹ năng chuyên môn cho nhân viên kinh doanh

5

- Kỹ năng chuyên môn cho nhân viên kỹ thuật

6

Đào tạo lý luận – Chính trị - Kiến thức về luật lao động và các chính sách, chế độ khi làm việc

7

Đào tạo phương pháp công tác

- Lớp quản lý thời gian làm việc 13

Đào tạo văn hóa DN - Lịch sử hình thành và phát triển công ty; nội quy, quy định của công ty

17

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự

• Theo kết quả điều tra trắc nghiệm, với nội dung đào tạo nhân viên của công ty có thể thấy nội dung đào tạo nhân viên mà công ty đã thực hiện trong các khóa đào tạo là phù hợp với công ty, nên công ty cần phát huy các nội dung đào tạo đã thực hiện, đồng thời bổ sung thêm các nội dung đào tạo còn thiếu.

Trong các khóa đào tạo nhân viên của công ty, nhân viên được đào tạo các nội dung sau: Đào tạo chuyên môn - kỹ thuật có tỷ lệ 80%; đào tạo văn hóa doanh nghiệp có tỷ lệ 100%; đào tạo phương pháp công tác có tỷ lệ 60%; đào tạo lý luận – chính trị có tỷ lệ 20% (xem phụ lục 3).

Mức độ phù hợp của các nội dung đào tạo nhân viên mà công ty đã thực hiện được đánh giá như sau: Rất phù hợp có tỷ lệ 6,67%, phù hợp chiếm 73,33%, bình thường chiếm 20% và không phù hợp chiếm 0% (xem phụ lục 4).

c. Về hình thức và phương pháp đào tạo

Về hình thức đào tạo: Trong 3 năm 2010 – 2012 chủ yếu công ty sử dụng hình thức đào tạo tại doanh nghiệp và đào tạo trực tiếp, tuy nhiên công ty không sử dụng hình thức đào tạo ngoài doanh nghiệp; đào tạo từ xa và đào tạo qua mạng internet nên công ty chưa thể tận dụng được những ưu điểm của các hình thức này. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh như những năm qua, đào tạo qua mạng internet được rất nhiều công ty sử dụng, hình thức này có thể giúp công ty giảm được các khoản chi phí và thời gian khâu tổ chức đào tạo không làm gián đoạn công việc hiện tại của học viên. Hình thức đào tạo qua mạng internet này rất phù hợp với thực tế

của công ty TNHH Kết cấu thép cơ khí xây dựng Hưng Yên, tuy nhiên công ty vẫn chưa có kế hoạch sử dụng hình thức này trong việc đào tạo nhân viên.

Về phương pháp đào tạo: Trong 3 năm 2010 – 2012 công ty chỉ áp dụng phương pháp chỉ dẫn công việc và phương pháp đào tạo nghề. Công ty sử dụng những nhân viên lâu năm giàu kinh nghiệm để chỉ dẫn giúp dỡ các nhân viên mới, nhân viên có trình độ thấp, hoặc sử dụng những nhân viên có trình độ giảng dạy trong những khóa học mà công ty tự tổ chức. Với mục đích giúp cho nhân viên được đào tạo nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản cần có để làm tốt công việc của học ở cả hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó công ty cũng mời những giảng viên chuyên nghiệp về giảng dạy cho nhân viên những kiến thức như an toàn vệ sinh lao động, ngoại ngữ, tin học…

Nhìn chung với ngân sách dành cho đào tạo còn hạn chế nên công ty khó có thể chi trả các khóa đào tạo bên ngoài doanh nghiệp bằng các phương pháp khác cho nhân viên. Do đó việc áp dụng phương pháp chỉ dẫn công việc và phương pháp đào tạo nghề là hợp lý vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đào tạo, vừa tăng kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng, kiến thức chuyên môn cho nhân viên.

• Theo kết quả điều tra trắc nghiệm, có thể nhận thấy công ty thường tiến hành triển khai các khóa đào tạo nhân viên văn phòng chủ yếu bằng hai hình thức: đào tạo trực tiếp và đào tạo tại công ty, hai hình thức này đều có tỷ lệ cao cụ thể: hình thức đào tạo tại doanh nghiệp có tỷ lệ là 100%; hình thức đào tạo trực tiếp có tỷ lệ 100%, cùng với phương pháp chỉ dẫn công việc có tỷ lệ 80%, phương pháp đào tạo nghề có tỷ lệ 100%

(xem phụ lục 5).

Như vậy, có thể nhận xét rằng công ty TNHH Kết cấu thép cơ khí xây dựng Hưng Yên chủ yếu sử dụng những hình thức đào tạo truyền thống mà ít quan tâm đến hình thức đào tạo bên ngoài công ty và đặc biệt không sử dụng các hình thức khác như đào tạo từ xa, đào tạo qua mạng internet. Việc này làm cho Công ty không thể tận dụng được ưu điểm của các hình thức này.

Hai hình thức đào tạo mà công ty áp dụng được đánh giá mức độ phù hợp như sau: rất phù hợp có tỷ lệ 6,67%; phù hợp có tỷ lệ 60%; bình thường có tỷ lệ 20%; không phù hợp có tỷ lệ 13,33%. Qua kết quả ở bảng trên ta thấy rằng, hình thức mà đào tạo nhân viên mà công ty áp dụng đã phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến bình thường và không phù hợp, điều đó cho thấy công ty nên áp dụng bổ

sung các hình thức đào tạo khác như: đào tạo từ xa, đào tạo qua mạng internet… nhằm làm phong phú hình thức đào tạo nhằm tận dụng triệt để các ưu điểm của các hình thức đào tạo, đồng thời để không tạo ra sự nhàm chán cho học viên, nhằm nâng cao chất lượng các khóa đào tạo nhân viên (xem phụ lục 6).

Về phương pháp đào tạo thì công ty chủ yếu sử dụng phương pháp “chỉ dẫn công việc” và “đào tạo ngề”. Đây là 2 phương pháp sử dụng nhân viên lâu năm, có chuyên môn, kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm làm người hướng dẫn, giảng dạy giúp học viên có thể nắm bắt được ngay các yêu cầu của công việc, đào tạo được nhiều người, tiết kiệm được chi phí đào tạo.

Phương pháp đào tạo nhân viên mà công ty đã sử dụng được đánh giá mức độ phù hợp như sau: rất phù hợp có tỷ lệ 6,67%, phù hợp có tỷ lệ 80%, bình thường có tỷ lệ 13,33%, không hợp có tỷ lệ là 0% (xem phụ lục 7). Như vậy, phương pháp đào tạo nhân viên mà Công ty sử dụng là phù hợp với tình hình thực tế của công ty, không có ý kiến nào cho rằng phương pháp đào tạo nhân viên là không phù hợp. Chứng tỏ các phương pháp đào tạo nhân viên mà công ty đang sử dụng khá tốt, chỉ thiếu chưa sử dụng phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng. Cần tiếp tục phát huy và cố gắng bổ

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH KẾT CẤU THÉP CƠ KHÍ XÂY DỰNG HƯNG YÊN (Trang 27 -27 )

×