Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị máy 3G

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị máy 3G (Trang 26)

và năm 2013 cho thấy hai năm gần đây công ty kinh doanh không hiệu quả. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thấp trong khi chi phí bỏ ra lại cao. Công ty cần có biện pháp kịp thời để cải thiện tình hình kinh doanh hiện nay.

2.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả kinh doanh củaCông ty TNHH thiết bị máy 3G Công ty TNHH thiết bị máy 3G

2.1.2.1. Các nhân tố khách quan

a. Tình hình kinh tế chung

Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc và dự báo, trong năm 2014 sẽ có mức tăng trưởng bình quân 5.6 – 5.8%/năm. Để có thể duy trì được mức tăng trưởng này, Việt Nam cần phát triển cơ sở hạ tầng các ngành năng lượng, nước, viễn thông, công nghệ thông tin và giao thông. Điều này sẽ mang lại cơ hội lớn cho ngành kỹ thuật và điện tử viễn thông.

Trong những năm đầu thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu về các thiết bị điện và điện tử tăng mạnh. Ngoài ra, lạm phát cao làm cho nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Điều đó khiến cho lượng khách hàng chủ yếu của công ty TNHH thiết bị máy 3G giảm đáng kể. Hơn thế nữa rất nhiều các khách hàng không có khả năng thanh toán các hợp đồng cũng như tỷ lệ phá hợp đồng cao. Qua đó tác động đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp góp phần làm lợi nhuận bị giảm đáng kể.

Các biến động kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát, giá cả thị trường,tỷ giá hối đoái, giá trị của tiền cũng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay tình hình lạm phát và giá cả thị trường có xu hướng tăng làm cho giá cả đầu

vào, chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải có một tầm nhìn xa và có các biện pháp lên kế hoạch, thực hiện và quản lý tốt chi phí của doanh nghiệp, tránh cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng bất lợi khi có sự biến động tiêu cực từ các nhân tố này.

b. Chính sách kinh tế của nhà nước

Chính sách của Nhà nước

Bao gồm các chính sách kinh tế, thương mại, cạnh tranh , đầu tư...Các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích hay hạn chế, ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của ngành do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó các chính sách kinh tế, các quy định và thủ tục hành chính phải đơn giản, minh bạch không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp để thúc đẩy sựu cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

Pháp luật:

Các văn bản và các quy định pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp như luật đầu tư xây dựng, các luật thuế, các nghị định, văn bản pháp luật khác của Nhà nước. Hiện nay Nhà nước đang hoàn thiện hành lang pháp lý điều đó hỗ trợ cho việc hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những văn bản quy định còn chưa thực sự hợp lý gây trở ngại cho doanh nghiệp đồng thời làm lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng giảm đi. c. Nhân tố khách hàng, nhà cung cấp…

Khách hàng là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, việc tìm kiếm và duy trì thị trường thu hút khách hàng hiện nay được xem như một nghệ thuật có liên quan đến nhiều vấn đề như: Tìm hiểu tâm lý khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tìm hiểu sở thích để có phương pháp tiếp thị, quảng cáo. Suy cho cùng tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh thì họ càng có nhiều khách hàng trung thành. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì khách hàng càng có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế là người mua muốn trả giá thấp vì vậy sẽ thực hiện việc ép giá gây áp lực

đòi chất lượng cao hơn hoặc phục vụ tốt hơn do vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không thể thiếu các yếu tố đầu vào: Vật tư, máy móc thiết bị, vốn...Vai trò của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp thể hiện ở giá các yếu tố đầu vào. Nhà cung cấp có thể nâng giá, giảm chất lượng vật tư mà họ cung ứng, không đảm bảo tiến độ theo yêu cầu, đầu cơ tích trữ gây ra sự khan hiếm giả tạo ảnh hưởng xấu đến danh nghiệp. Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp thì doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường yếu tố đầu vào làm giảm chi phí cho doanh nghiệp từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

2.1.2.2. Các nhân tố chủ quan

a. Nhân tố nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Bố trí lao động hợp lý góp phần tạo ra hiệu quả kinh doanh. Từng người lao động có trình độ nhận thức , tay nghề riêng. Doanh nghiệp biết sử dụng để phát huy tối đa nguồn nhân lực là lợi thế để hình thành nên giá trị vô hình của doanh nghiệp.

b.Các chính sách của công ty

Chính sách và chiến lược giúp doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao. Nó vạch ra phương hướng và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong trung hạn và dài hạn giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro đi đến thành công. Chính sách và chiến lược bao gồm: chính sách nhân lực, chính sách sản phẩm, thị trường...Việc đề ra và thực hiện đúng đắn các chiến lược là điều cơ bản để mọi doanh nghiệp thành công trên thương trường.

c. Trình độ công nghệ và đội ngũ quản lý của công ty

Công nghệ hiện đại, tiên tiến cho phép nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay vốn lưu động và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trình độ kỹ thuật càng cao khả năng năng suất lao động càng lớn, khối lượng sản phẩm tăng nhanh, chi phí chung trên một sản phẩm giảm, chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo và không ngừng nâng cao.

Đội ngũ quản lý cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định về chỉ đạo sản xuất kinh doanh chính xác và kịp thời, tạo ra những động lực để kích thích sản xuất phát triển.

Lãnh đạo là một yếu tố nghệ thuật giúp phát huy tối đa năng lực của các thành viên trong tổ chức để thực hiện mục tiêu với kết quả mong muốn.

d. Quy mô vốn

Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, khả năng về vốn và cơ sở vật chất dồi dào, hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện cho công ty tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH thiết bị máy 3G (Trang 26)