o Trng dư nợ ch vay DNNVV phân the thời gian:
2.2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại NHCT Hoàn Kiếm
biểu hiện yếu kém về tài chính và hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy sang năm 2006 dư nợ quá hạn chỉ còn 5 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống 0,5% và cho đến cuối năm 2007 thì cả chi nhánh cũng như phòng khách hàng DNNVV đã không còn nợ quá hạn, trong năm không phải trích dự phòng rủi ro do chất lượng tín dụng.
Ta thấy rằng chất lượng của các hoản tín dụng của các DNNVV ngày càng được nâng cao, ít rủi ro, mang nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, chính vì vậy cần phải phát triển hơn nữa hoạt động cho vay đối với các DNNVV.
2.2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại NHCT HoànKiếm Kiếm
2.2.2.1 Những kết quả đạt được
Trong thời kỳ nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập đã tạo cho hệ thống ngân hàng nói chung và NHCT Hoàn Kiếm nói riêng những cơ hội
cũng như thách thức mới. Đứng trước bối cảnh đó NHCT Hoàn Kiếm cũng đã không ngừng đổi mới để có thể có thể tồn tại, phát triển và đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hoạt động cho vay DNNVV của NHVT Hoàn Kiếm trong những năm vừa qua không những tăng trưởng về qui mô mà còn phát triển cả về chất lượng. Biểu hiện đầu tiên đó là qui mô cho vay đối với các DNNVV không ngừng được mở rộng. Doanh số cho vay và dư nợ cho vay đối với DNNVV chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh và là mục tiêu phát triển trong thời gian tới .Số lượng khách hàng DNNVV có quan hệ với khách hàng năm nay đã tăng lên hơn 100 doanh nghiệp.
Chất lượng tín dụng: trong năm vừa qua của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm được đảm bảo thông qua phương châm “ Minh bạch hóa chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng”, nó được thể hiện một cách tổng quát trong quản lý, tác nghiệp, lãi suất và chất lượng tín dụng. Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát; sàng lọc khách hàng, tăng cường và không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả…Chính vì vậy mà khách hàng quan hệ tín dụng tại chi nhánh hầu hết có hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh; tỷ lệ nợ quá hạn tong những năm qua đã được giảm xuống cho đến cuối năm thì không còn nợ quá hạn.
Về cơ cấu cho vay, trong những năm qua NHCT Hoàn Kiếm đã có sự chú trọng hơn vào cho vay trung dài hạn đáp ứng phần nào nhu cầu đầu tư chiều sâu của các doanh nghiệp, bên cạnh đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn cũng không ngừng tăng cao thể hiện được những kết quả đáng ghi nhận trong việc phát triển cho vay của ngân hàng. Ngân hàng đã có những đổi mới trong cơ cấu dư nợ cho vay đối với các DNNVV. Hiện nay ngoài cho vay các DNNN,
ngân hàng cũng đã mở rộng cho vay đối với các DNNQD, chính vì vậy tỷ trọng cho vay DNNN đã giảm từ 80% xuống 72%.
Với những định hướng chiến lược rõ ràng, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc các phòng khách hành đã phối hợp, chủ động tiếp thị khách hàng nhằm đa dạng hóa đội ngũ khách hàng, làm tiền đề phát triển các sản phẩm dịch vụ, gắn kết sản phẩm tín dụng với những sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ trọn gói.
Những kết quả đáng ghi nhận của NHCT Hoàn Kiếm trong thời gian vừa qua cho thấy hoạt động cho vay DNNVV đã không ngừng phát triển kể cả qui mô, cơ cấu lẫn chất lượng của các khoản vay.
2.2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại
Mặc dù những năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạt được những thành tích nhất định song hiện nay vẫn còn có những khó khăn và hạn chế cần khắc phục.
Hiện nay nguồn vốn của chi nhánh tập trung vào một số khách hàng lớn với giá rẻ tiếp tục bị cạnh tranh với sự phát triển mạnh mẽ của những ngân hàng khác, sự ra đời hàng loạt các định chế phi ngân hàng…tạo sự cạnh tranh trong công tác huy động vốn.
Các hình thức cho vay tại chi nhánh vẫn chỉ mới tập trung vào một số phương thức truyền thống như: cho vay từng lần, cho vay hạn mức, cho vay theo dự án,…còn nhiều hình thức tín dụng còn chưa thực hiện hay thực hiện ở mức độ thấp, hạn chế trong việc cung cấp những sản phẩm mang tính khép kín, trọn gói đối với từng đối tượng khách hàng, thiếu sản phẩm ngân hàng hiện đại. Hoạt động tín dụng là hoạt động cốt lõi của ngân hàng tuy nhiên số lượng khách hàng vẫn chưa nhiều, chưa đa dạng về loại hình, chất lượng mạng lưới khách hàng chưa đồng đều. Chính vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải đa
dạng hóa khách hàng và các sản phẩm dịch vụ hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tuy những năm qua NHCT Hoàn Kiếm đã điều chỉnh cơ cấu dư nợ hợp lý hơn nhưng dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ, trong khi đó nhu cầu về đầu tư chiều sâu, thay đổi trang thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp hiện nay là rất cao. Tỷ lệ cho vay bằng đồng ngoại tệ tuy đã có tăng nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của thị trường trong điều kiện hội nhập như hiện nay.
2.2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Trong quá trình phát triển của mình NHCT Hoàn Kiếm vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Về khả năng nuồn vốn của ngân hàng, tuy nguồn vốn vừa qua đã giữ trên 5000 tỷ đồng nhưng vẫn chưa đáp ứng được trong điều kiện hội nhập hiện nay. Ngân hàng sẽ bị cạnh tranh bởi các ngân hàng nước ngoài năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ tốt hơn, hệ thống sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng còn hạn chế, vì thế sẽ hạn chế trong việc mở rộng cho vay, nâng cao tỷ trọng cho vay trung và ngắn hạn.
Do đặc trưng của các DNNVV nên nhu cầu vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa không lớn nên hiện nay ngân hàng cũng chỉ mới dừng lại ở một số dịch vụ cho vay truyền thống, mới chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Các DNNVV là các doanh nghiệp có quá trình phát triển ngắn, ít tên tuổi trên thị trường do đó phần nào hạn chế khả năng tiếp cận thông tin về khách hàng. Do đó thông tin của ngân hàng vẫn chưa đầy đủ, chưa chính xác có thể làm cho ngân hàng nhận định chưa đúng về khách hàng, cho vay đối với những khách hàng kinh doanh không hiệu quả nhưng lại bỏ sót những
khách hàng có khả năng. Vì thế đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và tiếp cận với những khách hàng mới.
Một trong những tồn tại không chỉ đối với NHCT Hoàn Kiếm mà còn cả hệ thống NHTM nói chung đó là hoạt động marketing vẫn còn khá nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn, chưa mang tính hiện đại và hội nhập. Vì thế nên khách hàng biết rất ít thông tin về ngân hàng như thủ tục tín dụng, cơ chế, các dịch vụ hiện có,…Hạn chế đó là do ngân hàng chưa quan tâm đúng mức đến công tác này như chưa đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu marketing, chi phí phục vụ hoạt động này chưa cao, một mặt do hạn chế qui định của bộ tài chính qui định chi phí hoạt động marketing phải trong giới hạn chi phí tiếp thị là quá thấp so với thông lệ quốc tế. Hoạt động marketing của ngân hàng chỉ mới mang tính chất quan hệ báo chí chưa thực sự là hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ tín dụng đã đáp ứng được nhu cầu công việc, có chuyên môn, tuy nhiên chưa phát huy hết tính sáng tạo, đôi khi còn thụ động trong công việc. Vì vậy đã hạn chế phần nào quá trình phát triển, mở rộng hoạt động cho vay của chi nhánh, đòi hỏi ngân hàng cần có những chính sách để đào tạo thêm về nghiệp vụ, quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của cán bộ.
Mặt khác, quận Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của những dịch vụ thương mại, nhưng là nơi đất chật người đông, tập trung nhiều ngân hàng lớn vì vậy khả năng để mở rộng trụ sở rất khó khăn vì thiếu mặt bằng, cũng như khả năng bị cạnh tranh rất lớn. Hiện tại trụ sở làm việc của chi nhánh còn khá chật hẹp, còn phải thuê rất nhiều nơi để làm việc nên rất bị động, lúng túng.
Nguyên nhân từ phía các DNNVV
Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay DNNVV tại NHCT Hoàn Kiếm còn xuất phát từ những hạn chế của các DNNVV.
Đặc điểm của các DNNVV tại Việt Nam hiện nay đó là qui mô nhỏ, năng lực tài chính chưa tốt, thường không có tài sản đảm bảo tương ứng với
giá trị của khoản vay. Một mặt các DNNVV còn thiếu các dự án khả thi nên rất khó thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn. Hầu hết các DNNVV còn kinh doanh tự doanh, chưa có những chính sách, chiến lược kinh doanh cụ thể, thiếu thông tin thị trường nên khó tiếp cận các dự án đầu tư, một mặt kinh nghiệm và trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp cũng như của các nhân viên tài chính nên việc lập các dự án còn yếu, thông tin tài chính mang ra chưa minh bạch, chưa phản ánh được tình hình tài chính cúa doanh nghiệp, không đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng.
Những hạn chế tồn tại tự thân các DNNVV như trình độ tay nghề công nhân, công nghệ lạc hậu, sản phẩm còn kém cạnh tranh khó tiêu thụ nên hàm chứa rất nhiều rủi ro trong khi cho vay.
Ngyên nhân từ phía Nhà nước
Hệ thống pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa cụ thể, thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp trong việc áp dụng.
Một rào cản đối với các DNNVV đó là tài sản đảm bảo. Đối với mức cho vay theo tài sản đảm bảo theo qui định của nhà nước và của NHCT Việt Nam thì ngân hàng chi nhánh chỉ được cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng và/ hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay; nhưng đối với tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải đã qua sử dụng thì không được quá 50% giá trị tài sản được xác định. Trong khi đó chính sách bão lãnh vay vốn cho các DNNVV của Nhà nước vẫn chỉ mới có trên bản dự thảo chưa được áp dụng trên thực tế.
Ngoài ra các thủ tục hành chính Nhà nước liên quan đến tài sản đảm bảo còn nhiều rắc rối gây phiền hà cho các DNNVV nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV.
Công tác quản lý đối với các DNNVV còn nhiều sơ hở, lơi lỏng trong việc đăng ký kinh doanh, thành lập khiến cho các DNNVV hoạt động tràn lan không hiệu quả, bên cạnh đó việc quản lý quá trình hoạt động kinh doanh của các cơ quan có thẩm quyền còn yếu kém gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thẩm định, thu thập thông tin về doanh nghiệp. Bên cạnh đó những qui định về ưu tiên trong việc phát mại xử lý tài sản đảm bảo, cũng như những qui định về sát nhập, hay giải thể,.. các DNNVVchưa rõ ràng khiến cho các ngân hàng khó thu hồi nợ.
CHƯƠNG III