4.2.2.1. Nâng cao công tác quản lý TSCĐ
Quản lý TSCĐ là một việc hết sức quan trọng. Trƣớc hết, hàng năm Công ty phải tiến hành công tác kiểm kê TSCĐ, phân loại TSCĐ theo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhƣợng bán, đang cho thuê, cho mƣợn, TSCĐ đi thuê, đi mƣợn. Cách phân loại này là hết sức cần thiết để Công ty theo dõi đƣợc tình trạng tài sản một cách thƣờng xuyên, có hệ thống từ đó Công ty có thể đƣa ra các quyết định phù hợp cho từng loại tài sản. Các quyết định đó có thể là quyết định thanh lý, nhƣợng bán những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp, không cần dùng để tránh ứ đọng vốn, đó có thể là quyết định sửa chữa để tiếp tục đƣa phƣơng tiện, máy móc thiết bị vào sử dụng hay là quyết định đầu tƣ mới TSCĐ.
Công ty cần đƣa vào khai thác sử dụng phần mềm quản lý tài sản nhằm theo dõi tổng hợp và chi tiết cho từng TSCĐ, theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi những biến động tăng, giảm giá trị tài sản theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Việc theo dõi này cần kết hợp với việc kiểm kê thực tế, phân loại đánh giá TSCĐ hàng năm sẽ đảm bảo công tác quản lý tài sản đƣợc toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
Công ty nên sử dụng thêm phần mềm quản lý máy biến áp (MBA) cập nhật tình hình sử dụng để có kế hoạch bảo dƣỡng định kỳ tránh sự cố gây hƣ hỏng làm giảm thời gian sử dụng của thiết bị.
Công ty đã xây dựng và ban hành “Quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ” cần triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và phải có cơ chế kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế quản lý TSCĐ một cách thƣờng xuyên, sát sao nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong quá trình sử dụng.
Khi đƣa TSCĐ vào sử dụng, Công ty cần lựa chọn phƣơng pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tƣ ứng trƣớc vào TSCĐ. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty tập trung vốn nhanh để đầu tƣ đổi mới TSCĐ.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đòi hỏi Công ty phải sử dụng máy móc thiết bị hết công suất, duy trì đƣợc năng lực sản xuất và kéo dài thời gian hoạt động. Vì vậy, Công ty phải lập ra kế hoạch sử dụng TSCĐ hợp lý dựa trên kế hoạch hoạt động kinh doanh và thực trạng tài sản của Công ty.
4.2.2.2. Tăng cường sửa chữa, nâng cấp TSCĐ, mua sắm TSCĐ
Trƣớc hết, Công ty cần thực hiện tốt chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa MBA và các TSCĐ, xây dựng kế hoạch nâng cấp TSCĐ để khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, duy trì năng lực hoạt động, kéo dài tuổi thọ của TSCĐ, tránh tình trạng TSCĐ hƣ hỏng trƣớc thời hạn hoặc hƣ hỏng bất thƣờng làm tăng chi phí sử dụng TSCĐ cũng nhƣ thiệt hại do ngừng hoạt động.
Đối với các công trình xây dựng cơ bản dở dang, Công ty cần có biện pháp thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng hoàn thành, đƣa công trình vào sử dụng.
Đối với hoạt động đầu tƣ mua sắm đổi mới TSCĐ, Công ty có hiệu suất sử dụng tài sản cao, hệ số hao mòn TSCĐ HH đang tiến dần tới 1 chứng tỏ tài sản của công ty đã cũ cần nâng cấp, đổi mới. Cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng số lƣợng, chất lƣợng và tính đồng bộ của TSCĐ. Từ đó, Công ty xác định đƣợc nhu cầu về số lƣợng, năng lực và tính đồng bộ của TSCĐ trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở kết hợp của kết quả phân tích và dự báo khả năng vốn của Công ty, Công ty cần tiến hành xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ TSCĐ. Chiến lƣợc đầu tƣ ngoài việc xác định số lƣợng TSCĐ cần mua sắm còn phải xác định đƣợc trình độ công nghệ mà các TSCĐ đó phải đáp ứng. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm.
Đầu tƣ TSCĐ một cách hợp lý, đúng hƣớng có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý vận hành và kinh doanh bán điện của Công ty giúp tăng chỉ tiêu Doanh lợi tài sản từ việc thúc đẩy tăng lợi nhuận.
Tóm lại, làm tốt công tác mua sắm, đầu tƣ xây dựng cơ bản kết hợp với việc tăng cƣờng quản lý, sử dụng, sửa chữa, bảo dƣỡng và nâng cấp phƣơng tiện, máy móc thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
4.2.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án
Trong thời gian qua, một số dự án đầu tƣ của Công ty mặc dù đƣợc đầu tƣ với lƣợng vốn và thời gian khá lớn song hiệu quả chƣa cao do khả năng thẩm định dự án còn hạn chế và một số rủi ro khách quan mà Công ty không lƣờng trƣớc đƣợc. Vì thế, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
Trước hết, Công ty cần xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định thuộc Phòng Quản lý xây dựng có năng lực chuyên môn tốt về mặt tƣ vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình điện. Cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lƣợng thẩm định dự án. Nếu họ có chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định mới đáng tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chuyên môn sâu mà còn phải hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt.
Thứ hai, Công ty cần trang bị thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thẩm định dự án. Đây là nhân tố ảnh hƣởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định dự án. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ đƣợc tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tƣ sẽ đƣợc nắm bắt kịp thời.
Thứ ba, nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định phải đáng tin cậy. Bởi thẩm định dự án đƣợc tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Nếu những thông tin này không đƣợc thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định dự án sẽ bị hạn chế, quyết định đầu tƣ sai.
Thứ tư, công tác tổ chức thẩm định phải khoa học. Do thẩm định đƣợc tiến hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hƣởng không nhỏ đến thẩm định dự án. Nếu công tác này đƣợc tổ chức tốt, hợp lý trên cơ sở phân
công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định dự án sẽ cao.
Ngoài ra, khi thẩm định dự án, Công ty cần kết hợp thẩm định tài chính với thẩm định kỹ thuật và thẩm định kinh tế xã hội. Trong đó, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tài chính dự án là quan trọng nhất.
Trong thẩm định tài chính dự án, Công ty cần chú trọng những nội dung sau: - Xác định tổng dự toán vốn đầu tƣ và các nguồn tài trợ cũng nhƣ các phƣơng thức tài trợ dự án.
- Xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó, xác định dòng tiền của dự án. - Dự tính lãi suất chiết khấu
- Xác định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính dự án nhƣ: Giá trị hiện tại ròng, Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, Chỉ số doanh lợi, Thời gian hoàn vốn.
- Đánh giá rủi ro trong dự án: đánh giá khả năng xảy ra của một biến cố không chắc chắn trong các giai đoạn của dự án. Rủi ro tiềm ẩn trong mọi giai đoạn của dự án. Do vậy, thẩm định đúng rủi ro sẽ tạo điều kiện thực hiện dự án đúng nhƣ đã định.
4.2.3. Một số giải pháp chung khác
4.2.3.1. Tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân
Công ty cần có chính sách tuyển dụng hợp lý, kế hoạch đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ nhằm có đƣợc nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng làm việc đáp ứng nhu cầu phát triển mới của Công ty.
Công ty nên thƣờng xuyên cử cán bộ quản lý chủ chốt đi học các khóa học đào tạo ngắn hạn về chuyên ngành để nâng cao kiến thức chuyên môn, phục vụ công việc quản lý đƣợc tốt hơn.
Đối tƣợng là cán bộ tƣ vấn thiết kế, giám sát thi công công trình xây dựng, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thẩm định dự án, cán bộ làm công tác tài chính kế toán phải thƣờng xuyên đƣợc tập huấn nghiệp vụ nhăm nâng cao kỹ năng và chuyên môn để phục vụ tốt hơn yêu cầu công tác.
Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân cũng là điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho ngƣời công nhân có thêm kiến thức mới
để vận hành máy móc thiết bị và xử lý tình huống tốt hơn, khả năng làm việc hiệu quả cao hơn.
4.2.3.2. Tăng cường huy động vốn, thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu
Tăng cường huy động vốn
Để mở bảo toàn vốn Nhà nƣớc, sớm thanh toán đƣợc nợ vay nƣớc ngoài đồng thời tự chủ về nguồn vốn SXKD khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, để có thể huy động đƣợc vốn với chi phí thấp nhất, trƣớc hết Công ty cần phải đa dạng hoá phƣơng thức huy động vốn, cụ thể:
- Mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng để có nhiều cơ hội lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí thấp nhất. Đồng thời tuỳ từng thời điểm, từng mục đích sử dụng và nhu cầu vốn khác nhau, Công ty có thể sử dụng linh hoạt hình thức vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo hợp đồng, vay theo hạn mức tín dụng…
- Khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng thƣơng mại. Đây là một phƣơng thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Tín dụng thƣơng mại cung cấp cho Công ty cả nguồn tài trợ dài hạn thông qua mua chịu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác đang gặp khó khăn, khai thác triệt để nguồn tín dụng thƣơng mại giúp cho Công ty có thêm nguồn tài trợ không nhỏ.
Ngoài ra, duy trì tiếp cận với nguồn vốn DPL1, giúp Công ty có nguồn vốn để đầu tƣ cải tạo, nâng cấp lƣới điện sau tiếp nhận là rất cần thiết.
Thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu
Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp có ảnh hƣởng quyết định đến khả năng thực thi các chiến lƣợc kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài sản và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhƣng tìm đƣợc một cơ cấu vốn tối ƣu không phải là chuyện dễ dàng. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là mối tƣơng quan tỷ lệ giữa Nợ dài hạn và Vốn chủ sở hữu.
Khi đề cập đến cơ cấu vốn chỉ xem xét đến nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu mà không xem xét đến nợ ngắn hạn, vì nợ ngắn hạn mang tính ngắn hạn, tạm thời, không ảnh hƣởng nhiều đến sự chia sẻ quyền quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Các khoản nợ ngắn hạn hầu nhƣ chỉ đƣợc sử dụng để
đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, không bị tác động nhiều bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Hơn nữa, chi phí để tiếp cận vốn ngắn hạn thấp hơn vốn dài hạn. Do vậy, khi thiết lập kế hoạch huy động vốn, doanh nghiệp chỉ xem xét đến các nguồn vốn dài hạn.
Lý thuyết thứ tự mổ đƣợc phổ biến rộng rãi bởi Myers (1984) khi ông lập luận rằng tài chính nội bộ đƣợc sử dụng đầu tiên, khi điều đó là hết, sau đó nợ đƣợc phát hành, và khi nó không còn hợp lý để phát hành nợ nữa, vốn chủ sở hữu đƣợc ban hành. Nhƣ vậy, hình thức nợ một công ty lựa chọn có thể hành động nhƣ là một tín hiệu của nhu cầu tài chính bên ngoài.
Một cơ cấu vốn đƣợc coi là tối ƣu khi chi phí vốn thấp nhất, đồng thời khi đó, giá trị thị trƣờng của cổ phiếu của doanh nghiệp cũng là cao nhất.
Nhƣ vậy, có hai căn cứ để xác định cơ cấu vốn tối ƣu của Công ty, đó là chi phí vốn và giá trị thị trƣờng của cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị thị trƣờng của cổ phiếu là tiêu chí mang tính khách quan, không phải chỉ do những nhân tố nội tại của chính sách quản lý vốn của Công ty quyết định. Giá cổ phiếu trên thị trƣờng có thể là cao nhất nhƣng không phải vì cơ cấu vốn tối ƣu mà vì một nhân tố khách quan nào đó tác động. Hơn nữa, hiện tại Công ty không huy động vốn bằng kênh phát hành chứng khoán do cơ chế chính sách.
Vốn vay với chi phí lãi vay đƣợc khấu trừ thuế làm tăng giá trị của doanh nghiệp (Modigliani & Miller, 1958). Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng mà Công ty cần cân nhắc lựa chọn sử dụng Nợ trong cơ cấu vốn của mình.
Do vậy, nếu sử dụng nợ Công ty sẽ đƣợc hƣởng phần tiết kiệm thuế, tính bằng: tk = kb x t
Trong đó:
tk: phần tiết kiệm thuế do sử dụng nợ kb: chi phí Nợ trƣớc thuế
t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Vì vậy, thực tế nếu sử dụng nợ với chi phí kb Công ty chỉ phải trả: a kb = kb –tk = kb x (1-t)
Trong đó:
a kb là chi phí Nợ sau thuế hay chi phí Nợ đã đƣợc điều chỉnh bởi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Công ty phải tự quyết định về đòn bẩy tài chính trên cơ sở cân bằng lợi ích thu đƣợc từ vốn vay và những rủi ro tài chính. Giá trị của doanh nghiệp dùng vốn vay sẽ đƣợc tăng thêm nhờ nguồn giảm trừ thuế, nhƣng sẽ gánh rủi ro tài chính, mà rủi ro này sẽ tăng theo tỉ lệ nợ. Giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng đến một ngƣỡng nhất định, rồi giảm dần do rủi ro tài chính tăng dần (DeAngelo và Masulis, 1980). Cơ cấu vốn tối ƣu sẽ đạt đƣợc khi tại đó, giá trị công ty là lớn nhất, tức chi phí vốn ở mức thấp nhất và do đó, tối đa hóa đƣợc lợi nhuận của công ty.
Nhƣ vậy, sau khi thiết lập đƣợc cơ cấu vốn tối ƣu, Công ty cần duy trì cơ cấu vốn đó. Khi cơ cấu vốn chƣa đạt đƣợc mức tối ƣu, Công ty có thể tiếp tục sử dụng thêm nợ. Ngƣợc lại, khi cơ cấu vốn đã vƣợt quá điểm tối ƣu, việc sử dụng thêm nợ sẽ bất lợi cho Công ty.
4.2.3.3. Thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng
Công ty cần có các biện pháp hữu hiện nhằm ngăn ngừa tổn thất thƣơng mại và tổn thất kỹ thuật
Đối với tổn thất kỹ thuật có thể ngăn ngừa bằng việc tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ phận cán bộ kỹ thuật, cán bộ làm công tác tƣ vấn, thiết kế xây dựng công trình điện. Đảm bảo các thiết kế kỹ thuật công trình là phù hợp tối đa về mặt lợi ích.
Để ngăn ngừa tổn thất thƣơng mại Công ty cần thực hiện hai biện pháp: + Áp giá bán điện đúng mục đích sử dụng
+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất các TBA có thành phần phụ tải bất thƣờng nhằm phát hiện và ngăn chặn các hiện tƣợng câu móc, trộm cắp điện.
4.2.3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện, chăm sóc khách hàng, giảm chi phí khác.