Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHHMTV Điện lực

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH MTV điện lực ninh bình (Trang 58)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguyên giá TSCĐ HH Tỷ đồng 762,271 1.353,704 1.425,941 Số tiền khấu hao luỹ kế Tỷ đồng 390,472 868,807 947,876

Hệ số hao mòn TSCĐ HH 0,51 0,64 0,66

(Nguồn: BCTC các năm 2011 -2013 của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình)

Bên cạnh đó tài sản cố định vô hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm tỷ trọng thấp, đáng chú ý là chi phí xây dựng cơ bản dở dang có tỷ trọng giảm dần qua các năm. Điều này phản ảnh chi phí thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản (XDCB) nhƣ xây dựng, sửa chữa và tình hình quyết toán dự án đầu tƣ XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ có hiệu quả tăng, giảm tồn đọng vốn qua các năm.

Thứ hai, đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn:

Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn của công ty chỉ gồm có khoản đầu tƣ dài hạn khác, ổn định qua các năm. Điều này chứng tỏ khả năng tạo ra nguồn lợi tức ổn định cho công ty qua các năm.

Cuối cùng, đối với tài sản dài hạn khác:

Tài sản dài hạn khác có xu hƣớng biến động tăng giảm, mà chủ yếu sự biến động của chi phí trả trƣớc dài hạn. Năm 2011, chi phí trả trƣớc dài hạn khoảng 7,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2012, chi phí trả trƣớc dài hạn đã giảm đi 42,78%, chỉ còn 3,2 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 4,1 tỷ đồng năm 2013 và chiếm tỷ trọng nhỏ dƣới 1% trong tổng tài sản dài hạn trong hai năm 2012;2013.

3.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình Ninh Bình

Trong những năm qua, nhằm đạt đƣợc mục đích kinh doanh, Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình luôn quan tâm đến vấn đề sử dụng tài sản và cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

Việc phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình sẽ cho thấy tình hình sử dụng tài sản tại công ty, những thành tựu đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở đó, những giải pháp thích hợp sẽ đƣợc đƣa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty.

3.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Bảng 3.5 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản

tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.437,889 1.701,878 2.082,917 Lợi nhuận trƣớc thuế và

lãi vay (EBIT) Tỷ đồng - 34,439 35,508 15,962

Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 628,792 664,378 700,855 Hiệu suất sử dụng tổng tài

sản 2,29 2,56 2,97

Doanh lợi tổng tài sản

(ROA) - 0,055 0,053 0,023

( Nguồn: BCTC các năm 2010-2013 của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình)

Qua Bảng 3.5 ta thấy, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng qua các năm, tỷ lệ tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2012 so với năm 2011 tăng là 11,8%, năm 2013 tăng 16,02% so với năm 2012. Điều này cho thấy một đơn vị tài sản tạo ra từ 2-3 đơn vị doanh thu thuần.

Tuy hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng nhƣ vậy nhƣng chỉ tiêu doanh lợi tổng tài sản không tăng mà có xu hƣớng giảm. Năm 2011 chỉ tiêu này âm cho thấy một đơn vị tài sản không tạo ra đƣơc đơn vị lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay nào, do lợi nhuận sau thuế năm 2011 âm. Năm 2012 chỉ tiêu doanh lợi tổng tài sản là 0,053 cho thấy một đơn vị tài sản đã tạo ra 0,053 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay cao hơn năm 2013 doanh lợi tổng tài sản chỉ đạt 0,023 nguyên nhân là do lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay năm 2013 thấp hơn năm 2012 là 44,95%.

Qua việc phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình ta thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản tại công ty tăng nhƣng doanh lợi tổng tài sản lại có xu hƣớng giảm. Điều này chứng tỏ vấn đề sử dụng tài sản một cách hợp lý và hiệu quả ngày càng phải đƣợc Công ty quan tâm nhiều hơn.

3.2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản, có ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản.

Bảng 3.6 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSNH

tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.437,889 1.701,878 2.082,917 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng - 34,349 35,075 10,953 TSNH bình quân trong kỳ Tỷ đồng 153,532 156,447 174,866 Giá trị tài sản ngắn hạn Tỷ đồng 172,378 140,515 209,218 Giá trị nợ ngắn hạn Tỷ đồng 189,428 118,727 145,074

Hiệu suất sử dụng TSNH 9,36 10,88 11,91 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh lợi TSNH - 0,22 0,22 0,06

Khả năng thanh toán hiện

hành 0,91 1,18 1,44

( Nguồn: BCTC các năm 2010-2013 của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình)

* Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị giá tri ̣ TSNH sử dụng trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đơn vi ̣ giá tri ̣ doanh thu thuần. Trong ba năm qua, chỉ tiêu này có xu hƣớng tăng dần. Năm 2011 sử dụng một đồng TSNH đem lại 9,36 đồng doanh thu thuần, năm 2012 đem lại 10,88 đồng và sang năm 2013 là 11,91 đồng. Nguyên nhân là do TSNH có xu hƣớng tăng qua ba năm với tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng trƣởng doanh thu.

* Doanh lợi tài sản ngắn hạn

Nhìn vào Bảng 3.6 ta thấy năm 2011 doanh lợi TSNH mang số âm điều này do lợi nhuận sau thuế âm trên 34 tỷ đồng. Năm 2012 mỗi đơn vị giá trị TSNH bình quân trong kỳ đem lại 0,22 đơn vị lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2013 doanh lợi TSNH giảm chỉ còn 0,06 tƣơng đƣơng tỷ lệ giảm 72,7% cho thấy 0,06 đơn vị lợi nhuận đƣợc tài trợ bởi một đơn vị TSNH. Nguyên nhân năm 2013 lợi nhuận sau thế giảm 68,8%, giá trị TSNH bình quân trong kỳ tăng 11,8% so với năm 2012.

* Khả năng thanh toán hiện hành

Trong Bảng 3.6 ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng đều qua các năm nghiên cứu từ 0,91 năm 2011 lên 1,18 năm 2012 và chỉ tiêu này ở mức 1,44 trong năm 2013. Điều này cho biết khả năng thanh toán hiện hành của công ty là cao, một đơn vị nợ ngắn hạn có từ 0,91-1,44 đơn vị tài sản ngắn hạn có thể dùng để thanh toán.

Qua việc phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình trong ba năm từ 2011-2013 cho thấy cả hai chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSNH, khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng qua các năm và giữ ở mức cao. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong việc làm tăng doanh thu thuần, tăng khả năng thanh toán hiện hành. Mặc dù vậy doanh lợi TSNH lại bị âm trong năm 2011. Doanh lợi TSNH tăng lên năm 2012 với giá trị là 0,22 do lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, nhƣng sang năm 2013 lại giảm mạnh chỉ còn 0,06. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có mặt còn hạn chế và Công ty đã đánh đổi giữa lợi nhuận và khả năng thanh toán, với chỉ tiêu doanh lợi TSNH ở mức thấp và tăng giảm không ổn định do lợi nhuận sau thuế âm ở năm 2011, giảm mạnh năm 2013 chƣa tƣơng xứng với hai chỉ tiêu còn lại. Điều này do công ty tăng đƣợc tổng doanh thu từ cung cấp hàng hóa dịch vụ nhờ giá bán điện tăng đều qua các năm nhƣng chi phí đầu vào vẫn ở mức cao.

3.2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Bảng 3.7 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSDH tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần Tỷ đồng 1.437,889 1.701,878 2.082,917

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng - 34,349 35,075 10,953

TSDH bình quân trong kỳ Tỷ đồng 475,260 507,932 525,988

Hiệu suất sử dụng TSDH 3,03 3,35 3,96

Doanh lợi TSDH - 0,07 0,07 0,02

( Nguồn: BCTC các năm 2010-2013 của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình)

* Hiệu suất sử dụng TSDH

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH đƣợc sử dụng thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Trong ba năm qua, chỉ tiêu này có xu hƣớng tăng chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả TSDH bình quân trong kỳ để làm tăng doanh thu thuần. Năm 2011 hiệu suất sử dụng TSDH là 3,03 có nghĩa là sử dụng một đồng TSDH bình quân trong kỳ thì tạo ra 3,03 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 chỉ tiêu này là 3,35 cao hơn so với năm 2011 là 10,56%, bƣớc sang năm 2013 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSDH là 3,96 tăng 18,21% so với năm 2012.

* Doanh lợitài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH sử dụng bình quân trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này có tăng, giảm không rõ xu hƣớng. Năm 2011 doanh lợi TSDH mang số âm 0,07 do lợi nhuận sau thuế âm trên 34 tỷ đồng. Năm 2012 một đồng TSDH bình quân trong kỳ tạo ra 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế mức tăng 200% so với năm 2011. Năm 2013 một đồng TSDH bình quân trong kỳ tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 71,4% so với năm 2012.

Qua phân tích cho thấy chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSDH tăng đều qua các năm chứng tỏ hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản dài hạn làm tăng doanh thu thuần nhƣng có hạn chế trong việc sử dụng tài sản dài hạn làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty.

3.2.2.4. So sánh một số chỉ tiêu cơ bản giữa Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình (NBPC), Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Mu (HJS) và Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (KHP)

Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu là công ty phát điện với giá trị tổng tài sản tƣơng đƣơng với Công ty. Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa là công ty truyền tải và phân phối điện năng có giá trị tổng tài sản cao gần gấp đôi Công ty.

Nhìn Bảng 3.8 ta nhận thấy khoản doanh thu thuần của Công ty cao hơn nhiều so với doanh thu thuần của Công ty CP thủy điện Nậm Mu. Tuy nhiên khoản lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay của hai Công ty gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau. Điều này cho thấy doanh lợi tổng tài sản của hai công ty có sự biến động khá giống nhau. Tuy nhiên chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của NBPC thì cao hơn HJS nhiều lần. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cao nhƣ vậy là do doanh thu thuần của NBPC cao. Nhƣng vấn đề bộc lộ ở đây là với hiệu suất tổng tài sản cao, doanh thu thuần cao nhƣng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay không cao tƣơng xứng, điều này cho thấy

công ty đã phát sinh chi phí lớn chi phí đầu vào.

So với KHP thì Công ty có khả năng thanh toán hiện hành cao hơn, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty cũng cao hơn, nhƣng doanh lợi tổng tài sản lại thấp hơn do tỷ lệ lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay thấp hơn.

Nhƣ vậy ta thấy hiệu quả về mặt tài chính là doanh thu thuần tăng, tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng tổng tài sản làm hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty cao hơn các công ty đƣợc so sánh. Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty cũng cao nhất nhƣng lợi nhuận đạt đƣợc lại thấp làm chỉ tiêu doanh lợi tài sản thấp nhất trong số các đơn vị đƣợc nghiên cứu so sánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.8 – Bảng so sánh các chỉ tiêu giữa Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình (NBPC); Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Mu (HJS) và Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (KHP)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

HJS NBPC KHP HJS NBPC KHP HJS NBPC KHP

Doanh thu thuần Tỷ đồng 102,253 1.437,889 1.551,145 124,490 1.701,88 1.900,25 125,121 2.082,92 2.241,71

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay Tỷ đồng 15,888 - 34,439 90,729 31,437 35,508 137,359 21,670 15,962 97,399

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 15,587 - 34,349 73,015 28,473 35,075 110,570 21,289 10,953 71,889

Tổng tài sản bq trong kỳ Tỷ đồng 583,815 628,792 1.029,461 643,876 664,378 1.037,6 644,532 700,855 1.122,569 Giá trị tài sản ngắn hạn Tỷ đồng 70,005 172,378 381,077 70,871 140,515 531,477 66,750 209,218 614,221

Giá trị nợ ngắn hạn Tỷ đồng 111,754 189,428 250,061 220,887 118,727 322,3 198,737 145,074 383,989

Doanh lợi tổng tài sản ROA 0,027 - 0,055 0,088 0,049 0,053 0,13 0,034 0,023 0,087

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,18 2,29 1,51 0,19 2,56 1,83 0, 19 2,97 2,00

Khả năng thanh toán hiện hành 0,63 0,91 1,52 0,32 1,18 1,02 0,34 1,44 0,63

( Nguồn: BCTC các năm 2011-2013 của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình; Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Mu; Công ty Cổ phần điện lực Khánh Hòa)

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH MTV điện lực ninh bình (Trang 58)