ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHHMT

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH MTV điện lực ninh bình (Trang 65)

MTV ĐIỆN LỰC NINH BÌNH

3.3.1. Kết quả đạt được

Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình là công ty có hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, kinh doanh mua và bán điện năng. Trong công nghiệp cơ khí công ty nghiên cứu chế tạo, sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí- điện: tủ, bảng điện, máy biến thế, thiết bị và dụng cụ đo lƣờng, cột bê tông chịu lực. Đầu tƣ và quản lý vận hành các công trình lƣới điện đến cấp điện áp 110kV. Tổ chức các hoạt động tƣ vấn, khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp công trình điện.

Trong những năm đầu mới thành lập, công ty đã gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, đƣợc sự hỗ trợ của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tập Đoàn Điện lực Việt Nam cùng sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã ngày càng phát triển, nâng cao vị thế trên thị trƣờng góp phần vào sự phát triển của ngành điện Việt Nam. Vị thế của Công ty luôn đƣợc đánh giá cao nhờ vào năng lực sử dụng các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng qua 3 năm do tốc độ tăng doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng tổng tài sản bình quân trong kỳ. Thể hiện doanh nghiệp đã có kết quả tốt trong việc làm ra tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản nhờ tăng mạnh doanh thu thuần, cùng với đó hiệu suất sử dụng TSNH, TSDH cũng ra tăng.

Doanh lợi tổng tài sản, doanh lợi TSNH, doanh lợi TSDH năm 2012 cao nhất trong ba năm nghiên cứu thể hiện lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay ra tăng mạnh hơn trong năm này.

Công ty có khả năng thanh toán hiện hành tốt và liên tục tăng trong 3 năm nghiên cứu thể hiện khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn của công ty cao.

Nhƣ vậy có thể thấy công ty đạt đƣợc những hiệu quả tài chính khá tốt thông qua việc tiết kiệm đƣợc các yếu tố đầu vào để đạt đƣợc các chỉ tiêu về doanh thu thuần, lợi nhuận và khả năng thanh toán.

Bên cạnh đó Công ty có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn sâu và đƣợc đào tạo một cách tƣơng đối có bài bản; Đội ngũ công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao, đây chính là thế mạnh của Công ty trong chiến lƣợc phát triển lâu dài dựa vào nguồn nhân lực.

Trong những năm gần đây, trƣớc những diễn biến phức tạp về tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới mà hệ quả là giá xăng dầu, giá vàng, giá nguyên vật liệu đều tăng, tỷ giá biến động mạnh và thời tiết diễn biến phức tạp các doanh nghiệp kinh doanh trong nƣớc nói chung và Công ty Điện lực Ninh Bình nói riêng đều ít nhiều chịu ảnh hƣởng và phải đối mặt với những khó khăn chung đó. Tuy nhiên quy mô tài sản của công ty vẫn ra tăng thể hiện sự lớn mạnh của công ty cùng với sự phát triển của tỉnh Ninh Bình trên bƣớc đƣờng cùng cả nƣớc thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Qua ba năm, tổng tài sản có xu hƣớng tăng trong đó tài sản dài hạn và đặc biệt là tài sản cố định tăng lên nhiều nhất thể hiện sự đầu tƣ hợp lý của Công ty. Mặt khác, trong cơ cấu hình thành tài sản, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, tỷ trọng các khoản nợ dài hạn có xu hƣớng giảm thể hiện tình hình tài chính lành mạnh của Công ty.

Bảng 3.9- Cơ cấu tài trợ của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ ngắn hạn 189,427 118,727 145,047

Nợ dài hạn 283,697 241,076 211,276

Vốn chủ sở hữu 163,447 332,383 353,174

Tổng nguồn vốn 636,571 692,186 709,524

Năm 2011 25.68% 44.56% 29.76% Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Năm 2012 17.15% 34.83% 48.02% Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Năm 2013 20.44% 29.78% 49.78% Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

Cùng với đó, trong những năm qua, tài sản ngắn hạn của Công ty luôn đảm bảo tài trợ khá an toàn cho các khoản nợ ngắn hạn thể hiện ở vốn lƣu động ròng tăng dần, năm 2012 và 2013 lớn hơn 0.

Bảng 3.10 - Vốn ngắn hạn ròng tại Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tài sản ngắn hạn 172,378 140,515 209,218

Nợ ngắn hạn 189,428 118,727 145,074

Vốn ngắn hạn ròng - 17,050 21,788 194,714

(Nguồn: BCTC các năm 2011-2013 của Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình)

Đối với TSCĐ, Công ty đã không ngừng tăng cƣờng khai thác năng lực của máy móc thiết bị. Đồng thời tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Bộ Tài chính, EVN, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc nhằm chuyển dịch từng phần giá trị của tài sản cố định vào chi phí và tạo lập quỹ khấu hao để bù đắp hao mòn TSCĐ. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện thanh lý một số TSCĐ cũ lạc hậu, đầu tƣ thêm máy móc thiết bị hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho doanh nghiệp.

Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn còn phải đạt đƣợc hiệu quả về mặt kinh tế xã hội.

Công ty hoạt động SXKD trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đóng góp tích cực vào việc đạt đƣợc các mục tiêu về phúc lợi xã hội một cách hiệu quả nhƣ: tạo công ăn việc làm cho trên 870 lao động, góp phần thực hiện việc xóa đói giảm nghèo theo đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của ngành thông qua cơ chế áp giá bán điện sinh hoạt bậc thang thấp hơn cho hộ nghèo. Góp phần tích cực vào việc tăng thu ngân sách, tăng trƣởng GDP trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Chính phủ về điện khí hoá nông thôn, theo đó công ty đã phối hợp có hiệu quả với các ngành, các địa phƣơng thực hiện tốt

chƣơng trình đƣa điện về nông thôn tính đến thời điểm 31/12/2013, đã tiếp nhận lƣới điện hạ thế nông thôn của 125/125 xã trong toàn tỉnh đạt tỷ lệ 100%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động SXKD của công ty đã góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Bình.

Trong thời gian qua, Công ty đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế mà Công ty cần khắc phục để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Việc phân tích các số liệu về tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong thời gian nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty chƣa cao, biểu hiện ở một số mặt:

Chỉ tiêu doanh lợi tổng tài sản thấp do lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay tăng trƣởng thấp, không ổn định trong thời gian nghiên cứu.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cao, hệ số hao mòn tiến gần đến 1 thể hiện TSCĐ của công ty đã cũ, lạc hậu và cần đƣợc đổi mới, thay thế.

Khả năng thanh toán cao, doanh thu thuần tăng trƣởng tốt qua các năm nhƣng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay không cao biểu hiện khả năng kiểm soát chi phí SXKD đầu vào còn nhiều bất cập.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty, việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên nhằm đƣa ra các giải pháp khắc phục là hết sức cần thiết. Đó cũng chính là cơ sở để Công ty tăng khả năng cạnh tranh, tạo vị thế trên thị trƣờng hiện nay.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực quản lý tài sản còn hạn chế

Năng lực quản lý tài sản hạn chế biểu hiện ở các mặt sau: + Quản lý khoản phải thu chƣa tốt.

Các khoản phải thu tăng trong bối cảnh Công ty phải chịu lãi vay sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Trong ba năm qua tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng gia tăng cả

về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng TSNH và đặc biệt là các khoản phải thu khó đòi tăng lên lớn hơn tốc độ gia tăng doanh thu làm hiệu quả sử dụng TSNH giảm. Năm 2012, tốc độ gia tăng tỷ trọng các khoản phải thu so với năm 2011 là 231% trong khi doanh thu tăng 18,36%. Năm 2013, các khoản phải thu có tỷ trọng giảm so với năm 2012 nhƣng vẫn chiếm 19,75 % trong tổng TSNH.

Nguyên nhân là do công tác theo dõi, thu hồi nợ chƣa sát sao, do cơ chế hoạt động vì là doanh nghiệp có mục tiêu công ích phục vụ tƣới tiêu, bơm nƣớc chống úng, xả lũ cho nông, lâm, ngƣ nghiệp nên thƣờng cấp điện cho bơm nƣớc trƣớc và chờ thanh toán từ nguồn ngân sách sau. Bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích thanh toán đúng kỳ, thanh toán sớm đối với khách hàng chƣa đƣợc Công ty quan tâm thực hiện triệt để.

+ Quản lý dự trữ chƣa hợp lý.

Thật khó để nói tồn kho bao nhiêu là vừa đủ vì tùy đặc điểm ngành nghề, tùy chiến lƣợc kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những mức tồn kho riêng. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất đặc thù nhƣ ngành điện thì cần có kế hoạch xác định rõ nhu cầu nguyên vật liệu dự trữ phục vụ sản xuất theo từng tháng, quý, nguyên vật liệu phục vụ khắc phục sự cố đột xuất lƣới điện nhằm giảm thiểu thời gian mất điện do chờ vật liệu đồng thời lƣợng tồn kho hợp lý sẽ tránh đọng vốn tiết kiệm đƣợc chi phí.

+ Quản lý tiền mặt còn bất cập.

Công ty chƣa áp dụng mô hình quản lý tiền mặtgiúp cho hoạt động này có hiệu quả hơn. Do đó, lƣợng tiền dự trữ quá nhiều không có chiến lƣợc đầu tƣ ngắn hạn phù hợp làm giảm lợi nhuận có thể thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ ngắn hạn, dài hạn khác dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của Công ty, không tối đa hóa đƣợc giá trị cho chủ sở hữu.

+ Hoạt động đầu tƣ đổi mới thiết bị còn chậm.

Là một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện năng, TSCĐHH là một bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Những năm gần đây mặc dù có sự đổi mới, sửa chữa, nâng

cấp TSCĐHH song việc đầu tƣ này không đáng kể so với việc tiếp nhận khối lƣợng lớn lƣới điện hạ áp nông thôn cũ nát cần đầu tƣ, cải tạo nhiều.

Năm 2012 nguyên giá TSCĐHH tăng thêm là 591,4 tỷ đồng đạt 77,56% nhƣng hao mòn TSCĐHH là 478,3 tỷ đồng tỷ lệ hao mòn 122,5%; năm 2013 nguyên giá TSCĐHH tăng thêm 72,2 tỷ chỉ đạt tốc độ tăng 5,3 %, hao mòn là 70,1 tỷ đồng tốc độ hao mòn là 8,06% làm giá trị TSCĐHH giảm 1,41% do nguồn kinh phí từ khấu hao không đủ để bù đắp cho nhu cầu đầu tƣ TSCĐ . Phần lớn TSCĐHH đều không còn mới, năng suất không cao, giá trị còn lại rất nhỏ so với nguyên giá. Điều này dẫn đến chất lƣợng TSCĐ ngày càng giảm làm tăng chi phí nguyên vật liệu và chi phí sửa chữa, bảo dƣỡng trong quá trình hoạt động dẫn đến tăng chi phí đầu vào. Đây là một trong những nguyên nhân làm giá vốn hàng bán của Công ty. Đến năm 2012, Công ty đã đầu tƣ thêm nhiều vào TSCĐHH, tổng giá trị TSCĐHH tăng lên hơn 591,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự đầu tƣ này chƣa đƣợc đồng bộ năm 2013 giá trị TSCĐHH giảm 6,8 tỷ đồng. Kết quả là, lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay giảm từ 35,5 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 15,96 tỷ đồng vào năm 2013.

Bên cạnh đó, chính sách quản lý tài sản chƣa phù hợp, chƣa có quy định rõ ràng trong việc phân cấp tài sản để quản lý góp phần làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty không cao.

Thứ hai, do công tác khảo sát, thiết kế, tư vấn ĐTXD, thi công công trình điện.

Trong những năm qua, công tác khảo sát, thiết kế, tƣ vấn ĐTXD của Công ty đạt hiệu quả chƣa cao dẫn đến tình trạng đầu tƣ xây dựng công trình điện có giá trị cao nhƣng chƣa hết thời hạn khấu hao mà công trình phải đại tu sửa chữa lớn, sửa chữa thƣờng xuyên, đột xuất nhiều gây tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang mặc dù năm 2013 chi phí SXKD dở dang có giảm nhiều do công tác thanh quyết toán công trình đƣợc đẩy mạnh. Điều này gây ứ đọng vốn và ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

Ngoài ra, có một số công trình khi thực hiện, thời gian và chi phí vƣợt quá dự toán làm giảm lợi nhuận của Công ty so với dự kiến.

Theo đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ Công thƣơng việc tiếp nhận dần toàn bộ lƣới điện hạ áp nông thôn cũ nát, hƣ hỏng nhiều khiến công ty phải thực hiện đầu tƣ xây dựng, SCL. Việc này cần huy động sử dụng lƣợng kinh phí không nhỏ nhƣng gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Chi phí khấu hao TSCĐ không đủ bù đắp cho việc mua sắm, cải tạo, ĐTXD, sửa chữa lớn tài sản dẫn đến công ty phải đi vay và chi phí lãi vay, chệnh lệch tỷ giá làm phát sinh chi phí không nhỏ.

Qua ba năm, nguồn vốn tăng lên không đáng kể, từ 636,6 tỷ đồng đến 709,5 tỷ đồng tăng 11,45%. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu tăng từ 163,4 tỷ đồng đến 353,2 tỷ đồng tốc độ tăng 116,16%. Thêm vào đó, các khoản: phải trả dài hạn ngƣời bán, vay và nợ dài hạn có xu hƣớng giảm mạnh làm tổng nợ dài hạn giảm từ 283,7 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 211,3 tỷ đồng năm 2013 tốc độ giảm 25,52% . Cho thấy nguồn vốn đƣợc bổ xung từ vốn chủ sở hữu là chính, điều này phần nào là gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc. Nguồn vốn đƣợc tài trợ chủ yếu sau vốn chủ là vốn từ chƣơng trình "Hỗ trợ chính sách cải cách ngành điện - DPL1" của Ngân hàng Thế giới (WB). Sự hạn chế về vốn dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cũng nhƣ việc tăng cƣờng doanh thu, phát triển lợi nhuận của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty chƣa quan tâm đến vấn đề xác lập và duy trì cơ cấu vốn tối ƣu dẫn đến chi phí vốn lớn gây ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả hoạt động của Công ty làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản.

Thứ tư, năng lực quản lý tổn thất điện năng

Tổn thất đƣợc chia làm hai loại tổn thất kỹ thuật và tổn thất thƣơng mại, Công ty chịu tổn thất kỹ thuật là do khâu tƣ vấn thiết kế, lập phƣơng án kỹ thuật thiếu hợp lý tạo nên. Tổn thất thƣơng mại của Công ty vẫn còn tồn tại nhất là lƣới điện 0,4kV phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ của đƣờng dây hạ thế.

Trên đây là một số nguyên nhân chủ quan tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Nhƣng bên cạnh đó còn có nhóm những nguyên nhân khách quan ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

Nguyên nhân khách quan

Sơ đồ 3.2 – Các nguyên nhân khách quan ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty

Thứ nhất, nhân tố kinh tế biến động mạnh

Những năm qua thế gới có những bất ổn về chính trị, kinh tế đã ảnh hƣởng không nhỏ tới nền kinh tế trong nƣớc làm tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng tăng cao làm sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng bị đình trệ, điều này làm sản lƣợng

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH MTV điện lực ninh bình (Trang 65)