Doanh nghiệp khan hiếm thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngưa và hạn chế RRTD tại ngânhàng TMCP Công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 46)

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp thường thiếu thông tin về tình hình tài chính trong nước và quốc tế để phục vụ cho quá trình SXKD. Nhất là đối với các DN tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, thiếu thông tin về các tập quán, thông lệ quốc tế rất dễ dẫn đến tình trạng vi phạm hợp đồng, gây tổn thất cho DN, lãng phí vốn.

2.3.4.4. Nguyên nhân từ phía TSĐB

Theo nguyên tắc cho vay , DN phải có TSBĐ.TSBĐ có thể là hiện vật hoặc chỉ là uy tín của DN. Thông thường đối với các DN lớn , họ chỉ cần thế chấp 1 TS và sử dụng nó làm TSBĐ trong nhiều lần vay hoặc TSBĐ là các hàng hoá mà họ sử dụng vốn để vay mua.

Tại NHTMCPCT Hoàn Kiếm , rủi ro không thu hồi được nợ do sự gian lận trong TSBĐ hầu như không có mà chủ yếu do không thanh lý được TSBĐ là các loại hàng hoá của DN

Kinh tế tăng trưởng trong một vài năm trở lại đây cùng với giá bất động sản bị đẩy lên ở hầu hết các thành phố lớn đã làm cho NHTMCPCT Hoàn Kiếm dữa dẫm vào giá trị của các TSBĐ , trông chờ vào việc thanh lý TSBĐ mà qên mất răngnf nguồn tiền để trả nợ là nguồn tiền tạo ra từ dự án

NH thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người mua lại hàng hoá .Năm 2009 , NHTMCPCT Hoàn Kiếm chỉ thu hồi được 65% giá trị của khoản nợ từ việc thanh lý các hàng hoá , số còn lại NH buộc phải đưa vào nhóm nợ không có khả năng thu hồi được vốn

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CỒNG THƯƠNG HOÀN KIẾM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CỒNG THƯƠNG HOÀN KIẾM

3.1.1. Nhóm giải pháp trực tiếp.

3.1.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định các dự án/phương án, thẩmđịnh khách hàng khi cho vay định khách hàng khi cho vay

* Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩm định

Để có được nguồn thông tin chính xác phục vụ có hiệu quả cho công tác thẩm định và đánh giá khách hàng, đồng thời góp phần phát hiện và xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề NHTMCPCT Hoàn kiếmcần thực hiện một số biện pháp:

- Yêu cầu tất cả các khách hàng vay vốn cung cấp đầy đủ các thông tin về năng lực dân sự, về tình hình tài chính DN, về các hợp đồng, hóa đơn liên quan, đồng thời đòi hỏi CBTD phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thẩm định đảm bảo tính khách quan, trung thực và toàn diện.

- Thành lập bộ phận nghiệp vụ chuyên biệt có chức năng thu thập, tổng hợp, phân loại và xử lý thông tin, đồng thời tạo lập mối quan hệ chính thức, trực tiếp với các cơ quan hữu quan, như với các tổ chức tín dụng khác, Thuế vụ, Hải quan, Kiểm toán… đảm bảo có được những thông tin chính xác, cập nhật phục vụ công tác thẩm định khách hàng và TSBĐ của khách hàng.

- Xây dựng mạng lưới thông tin, đồng thời trang bị cho cán bộ thẩm định những phương pháp tiếp cận, khai thác thông tin từ nhiều nguồn. Tích cực tiếp cận, cập nhật từ những thay đổi trong đường lối chính sách của các cấp thẩm quyền, đến thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng, điều tra qua thâm nhập thực tế, hay mua tin từ các tổ chức chuyên nghiệp, hoặc thuê chuyên gia, tư vấn thẩm định về các chỉ tiêu thông số kỹ thuật.

- Dựa trên thông tin về các DN, dựa án đã cấp tín dụng, phòng quản lí rủi ro của NHTMCPCT Hoàn Kiếm cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích để dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng sau này.

- Trang bị thiết bị, phần mềm tiện ích có khả năng tích hợp thông tin từ các phòng ban, từ nhiều nguồn khác nhau,… đảm bảo vừa cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, vừa tiết kiệm được chi phí, thời gia và công sức cho cán bộ thẩm định. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thiết lập hệ thống bảo mật thông tin, tránh trường hợp các hacker đột nhập, phá hoại, làm rối loạn dữ kiện.

* Thành lập nhóm chuyên trách thẩm định dự án

Nên có những cán bộ chuyên làm công tác thẩm định đảm bảo tính độc lập, khách quan chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định tín dụng chứ không nên để CBTD kiêm nghiệm như hiện nay. Bên cạnh đó, cần tổ chức những khóa đào tạo và đào tạo lại về thẩm định dự án cho các CBTD, đồng thời ngân hàng có thể thuê các chuyên gia thẩm định những dự án lớn, thẩm định giá các TSBĐ vượt khả năng của mình để hạn chế thấp nhất các RRTD có thể phát sinh.

* Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng:

- Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kì 6 tháng hoặc 1 năm , từ đó định ra một giới hạn tín dụng hợp lí cho từng khách hàng. Tuy nhiên mỗi khách hàng không chỉ vay tại một ngân hàng mà còn có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kì khoản vay tại ngân hàng nào cũng gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó khi xét cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cần quan tâm đến các điều kiện về tổng dư nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.

- Cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chặt chẽ các điều kiện tín dụng, không hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia dự án/ phương án kinh doanh của khách hàng, các tài sản bảo đảm …để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro.

- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích (có đầy đủ chứng từ chứng minh hợp lệ theo qui định). Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như trả lương công nhân, cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, chỉ áp dụng phương thức cho vay chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng…

- Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc kiểm tra trên thực tế, có đánh giá vè việc sử dụng vốn, về TSBĐ của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lí, tránh tình trạng kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay , giám sát và đôn đốc khách hàng trả nợ ngân hàng ngay khi thu được tiền hàng, cho dù khoản vay chưa đến hạn trả nợ ngân hàng.

3.1.1.3. Giải pháp để giảm nợ xấu, xử lý những khoản nợ khó đòi

* Giảm nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngưa và hạn chế RRTD tại ngânhàng TMCP Công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 46)