Công tác hạn chế nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngưa và hạn chế RRTD tại ngânhàng TMCP Công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 38)

b. Hoạt động phi tín dụng

2.3.1.1. Công tác hạn chế nợ quá hạn

• Tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, quy trình hoạt động tín dụng tại chi nhánh. NHTMCPCTHK đã hạn chế những khâu dư thừa, quy định quyền hạn và nghĩa vụ của từng cán bộ trong hoạt động tín dụng, hoàn chỉnh cẩm nang nghiệp vụ.

• Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng để hạn chế nợ quá hạn mới, nâng cao chất lượng của công tác thẩm định, phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân để

nâng cao sức mạnh cho toàn bộ máy, đảm bảo tính khả thi của phương án vay vốn.

• Đặc biệt thực hiện nghiêm ngặt và chính xác khâu nhận TSBĐ. NHTMCPCTHK luôn lấy hiệu quả của dự án làm nền tảng cho quá trình kinh doanh của mình.

• Định kỳ lập quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro: NHTMCPCTHK coi đây là nguồn tài chính quan trọng của ngân hàng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra khi các khoản nợ khó có khả năng thu hồi, đồng thời góp phần làm sạch bảng tổng kết tài sản. Công tác đánh giá và thực hiện trích lập dự phòng được ngân hàng thực hiện định kỳ hàng quý.

• Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: nhằm đề cao việc thực hiện đầy đủ quy trình, quy phạm nghiệp vụ và hạn chế rủi ro đạo đức, ngân hàng đang ngày càng nâng cao chất lượng của công tác này và thực hiện định kỳ hàng tháng một cách nghiêm túc, hiệu quả.

• Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng do NHTMCPCT Việt Nam xây dựng (sát với chuẩn mực quốc tế) nhằm sàng lọc khách hàng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngưa và hạn chế RRTD tại ngânhàng TMCP Công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 38)