Thực trạng RRTD tại chi nhánh NHTMCPCT Hoàn Kiếm 1 Thực trạng tín dụng tại NHTMCPCT Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngưa và hạn chế RRTD tại ngânhàng TMCP Công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 27)

b. Hoạt động phi tín dụng

2.2. Thực trạng RRTD tại chi nhánh NHTMCPCT Hoàn Kiếm 1 Thực trạng tín dụng tại NHTMCPCT Hoàn Kiếm

2.2.1. Thực trạng tín dụng tại NHTMCPCT Hoàn Kiếm

˜ Phân tích dư nợ theo loại tiền

Bảng 5. Số liệu dư nợ của qua các năm theo loại tiền

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Việt Nam Đồng 850 900 1600 50 5.9% 700 77.8% Ngoại tệ (quy đổi) 250 200 300 50 -20% 100 50%

Tổng dư nợ 1100 1100 1900 0 0 800 72.7%

(Nguồn: Phòng tổng hợp – NHTMCPCT Hoàn Kiếm)

Xét dư nợ cho vay theo tiền tệ ta có thể thấy chi nhánh tập trung chủ yếu vào việc cho vay trong nước .Dư nợ tín dụng theo VND có xu hướng tăng qua các năm: năm 2008 và 2009 tăng 50 và 700 tỷ đồng (tương đương 5.9% và 77.8%) . Trong 3 năm số dư nợ TD bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao , năm 2007 là 77.3% , năm 2008 là 81.8% và năm 2009 là 84.2%. trong tổng dư nợ.

tín dụng bằng ngoại tệ của chi nhánh giảm 50 tỷ đồng ( tương đương 20% ) , năm 2009 tuy có tăng thêm 100 tỷ ( tương đương 50%) nhưng cơ cấu cho vay bằng ngoại tệ của chi nhánh giảm so với năm trước.Với cơ cấu cho vay bằng ngoại tệ thấp sẽ giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro về tỷ giá

• Phân tích dư nợ theo kỳ hạn

Bảng 6. Cơ cấu dư nợ tại NHTMCPCT Hoàn Kiếm theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Dư nợ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 402 36.5% 400 36.4% 900 47.4% Trung dài hạn 698 63.5% 700 63.6% 1000 52.6% Tổng dư nợ 1100 100% 1100 100% 1900 100%

(Nguồn: Phòng tổng hợp – NHTMCPCT Hoàn Kiếm)

Từ bảng trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng trung&dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Trong năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 402 tỷ đồng , dư nợ trung& dài hạn là 698 tỷ đồng ,chênh lệch là 296 tỷ đồng .Sang năm 2007 , dư nợ ngắn hạn là 400 tỷ đồng còn dư nợ trung&dài hạn là 700 tỷ đồng , chênh lệch là 300 tỷ đồng .Đến năm 2009 , độ chênh lệch giảm xuống là 100 tỷ đồng khi dư nợ ngắn hạn là 900 tỷ đồng và dư nợ trung&dài hạn là 100 tỷ đồng

Nguyên nhân dẫn đến việc dư nợ trung&dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn là do nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn trung&dài hạn .Mặt khác khách hàng của NH chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng nên có thời gian vay vốn dài .

Ta cũng có thể thấy trong năm 2009 dư nợ ngắn hạn đã tăng 500 tỷ đồng so với năm 2008, chiếm 47.4% tổng dư nợ , tỷ trọng dư nợ trung dài hạn và dư nợ

ngắn hạn gần tương xứng với nhau , mức độ chênh lệch không quá nhiều .Điều nàu cho thấy NHTMCPCT Hoàn Kiếm đã cố gắng cân đối nguồn vốn nhằm phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng

• Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 7. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Dư nợ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng DN nhà nước 781 71% 935 85% 1615 85%

DN ngoài quốc doanh 275 25% 165 15% 285 15%

Thành phần khác 44 4% 0 0% 0 0%

Tổng dư nợ 1100 100% 1100 100% 1900 100% 1 (Nguồn: Phòng tổng hợp – NHTMCPCT Hoàn Kiếm) Từ bảng tổng hợp trên ta có thể thấy dư nợ của các DN nhà nước ngày càng tăng qua các năm và luôn giữ tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của NH. Năm 2007 dư nợ của các DN nhà nước là 781 tỷ đồng ,chiếm 71% tổng dư nợ .Năm 2008 và 2009 dư nợ của các DN này tiếp tục tăng thêm là 154 và 680 tỷ đồng , chiếm 85% tổng dư nợ .Tỷ trọng các DN ngoài quốc doanh năm 2007 là 275 tỷ đồng chiếm 25% tổng dư nợ , năm 2008 con số này giảm xuống còn 165 tỷ đồng chiếm 15% tổng dư nợ.Sang năm 2009 tuy dư nợ các DN ngoài quốc doanh đã tăng thêm 120 tỷ đồng so với năm 2008 nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ trọng là 15% tổng dư nợ.

Dư nợ của các DN nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm là do : từ năm 2008 nhà nước có cơ chế và khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hóa (nhà nước vẫn nắm giữ 51% cổ phần), các doanh nghiệp đó đã dần đi vào ổn định hoạt động, ngày càng hoạt động hiệu quả hơn và dần

ban quản lý điện miền Bắc , tập đoàn than Việt Nam , nhà máy nhiệt điện Hải Phòng…Mặt khác trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp đều có khả năng gặp rủi ro thì các doanh nghiệp nhà nước vẫn có được cái nhìn tin cậy và bảo đảm hơn từ phía ngân hàng.

˜Phân tích dư nợ theo tài sản đảm bảo

Biểu đồ 2.Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo

Đơn vị: %

(Nguồn: Phòng tổng hợp – NHTMCPCT Hoàn Kiếm)

Biểu đồ trên cho thấy chi nhánh từng bước thực hiện đầy đủ nguyên tắc và các điều kiện TD trong cho vay, giảm dần tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo Năm 2007 tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo là 847 tỷ đồng , chiếm 77% tổng dư nợ.Năm 2008 và 2009 con số này giảm xuống còn 68 và 65% tổng dư nợ

Tỷ trọng cho vay có TSĐB ngày càng tăng , năm 2007 chiếm 23% tổng dư nợ đến năm 2008 và 2009 con số này đã tăng lên là 32 và 35% tổng dư nợ.Với chính sách tín dụng thắt chặt như vậy đảm bảo giảm thiểu RRTD . Đây có thể coi là một thành tích của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngưa và hạn chế RRTD tại ngânhàng TMCP Công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 27)