Đánh giá thực trạng sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp (Trang 68)

Xem xét phụ lục 2.2 “Cơ cấu tài sản-nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2009- 2011” ta thấy: Nguồn vốn được phân bổ tài trợ cho tài sản trong đó TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản (trung bình chiếm 34.90%) trong giai đoạn này. Trong TSDH thì TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng lên, năm 2009 là 83.6%, năm 2010 là 85.3%, năm 2011 là 87.1%.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TSDH, chỉ từ 12.94% năm 2009 xuống còn 7.88% vào năm 2011. Các khoản đầu tư tài chính này của Công ty chủ yếu là đầu tư cổ phiếu, góp vốn liên doanh liên kết. Xu hướng giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty trong giai đoạn này là hợp lý trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Các khoản tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể, chỉ chiếm từ 3%-5%.

Theo Phụ lục 2.4 “Tình hình TSCĐ của Công ty giai đoạn 2009-2011”, ta thấy việc đầu tư, đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị được chú trọng. Quy mô TSCĐ tăng 10% vào năm 2010 so với năm 2009 và 36% vào năm 2011 so với năm 2010 đưa quy mô TSCĐ vào năm 2011 là 325,447 triệu đồng.

Trong tổng TSCĐ thì TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng 63%. Tiếp đến là TSCĐ thuê tài chính với tỷ trọng trung bình là 28%. Giá trị TSCĐ HH và TSCĐ thuê tài chính liên tục tăng trong khi đó TSCĐ vô hình liên tục giảm. Đây có thể xem là một kết cấu khá hợp lý đối với một Công ty xây dựng như Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp. Ta có thể thấy kết cấu TSCĐ bình quân giai đoạn này thông qua hình 2.6.

Hình 2.6. Kết cấu TSCĐ bình quân của Công ty giai đoạn 2009-2011

Thuê MMTB thi công, là một hình thức huy động vốn khá phù hợp với các DN xây dựng. Theo báo cáo của một số DN xây dựng thì thiết bị thi công của các DN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 60%-70% nhu cầu thực tế. Những thiết bị còn thiếu này phần lớn là những thiết bị đa năng như máy lu, máy xúc … được sử dụng nhiều trong quá trình thi công. Để phục vụ việc thi công các công trình các DN đã sử dụng giải pháp đi thuê của đơn vị bạn. Và Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Công ty lựa chọn thuê hoạt động là chủ yếu, thuê tài chính chiếm tỷ trọng không đáng kể khoảng 9.87%. Tuy nhiên, trong thực tế việc thuê MMTB phụ thuộc rất lớn vào thị trường cho thuê nơi xây dựng công trình, phụ thuộc khả năng đáp ứng của người cho thuê, nhiều khi làm cho Công ty không chủ động được tiến độ trong quá trình thi công. Mặt khác, do yêu cầu cấp bách của công việc nên nhiều khi Công ty phải thuê với giá cao, làm chi phí tăng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Trong tổng giá trị TSCĐ hữu hình, giá trị máy móc, thiết bị thi công chiếm một tỷ trọng đáng kể. Tuy nhiên cơ cấu đầu tư TSCĐ chưa hợp lý, trong tổng TSCĐ hữu hình, giá trị máy móc thiết bị thi công chỉ chiếm 40%, trong khi đó nhà cửa chiếm tỷ trọng cao tới 42%. Điều này nói lên rằng Công ty chưa chú trọng nâng cao năng lực thiết bị thi công.

Bảng 2.4: Kết cấu TSCĐ hữu hình năm 2011 của Công ty

(Đơn vị: Triệu đồng)

TT Loại TSCĐ Nguyên giá

Giá trị %/NG

1 Nhà cửa 177,818 42

2 Máy móc thiết bị thi công 169,350 40

3 Thiết bị văn phòng 51,652 12.2

4 TSCĐ hữu hình khác 24,555 5.8

Tổng cộng 423,377 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP ĐT phát triển đô thị & KCN giai đoạn 2009 – 2011)

Bên cạnh đó, máy móc thiết bị chất lượng còn lại thấp, thể hiện qua giá trị còn lại của TSCĐ (Bảng 2.5) chỉ còn khoảng 50%.

Bảng 2.5. Thực trạng TSCĐ của Công ty

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nguyên giá 271,325 305,208 423,377

Khấu hao luỹ kế 142,483 167,730 195,130

Giá trị còn lại 128,841 137,477 228,246

% Giá trị còn lại 0.47 0.45 0.54

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP ĐT phát triển đô thị & KCN giai đoạn 2009 – 2011)

Theo phục lục 2.2 “Cơ cấu tài sản-nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2009- 2011” ta thấy tỷ trọng VCĐ chiếm hơn 80% trong tổng vốn đầu tư vào tài sản dài hạn của Công ty, vì vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì yếu tố hiệu quả sử dụng vốn cố định đóng vai trò quan trọng làm căn cứ đưa ra nhận định đánh giá.

Hình 2.7. Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty giai đoạn 2009-2011

Vốn cố định là giá trị bằng tiền của toàn bộ TSCĐ của DN bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà cửa… Vì vậy, nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ tất yếu phải nghiên cứu hiệu quả sử dụng TSCĐ. Xem xét phụ lục 2.7 “Hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ của Công ty giai đoạn 2009- 2011” ta thấy:

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh DN bỏ ra một đồng vốn TSCĐ sẽ mang về bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trong giai đoạn này hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty có xu hướng giảm từ 2.4 vào năm 2009 xuống còn 2.17 vào năm 2011. Đồng nghĩa với 1 đồng vốn TSCĐ năm 2009 mang về 2.4 đồng doanh thu thuần thì đến năm 2011 chỉ mang về 2.17 đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy Công ty sử dụng TSCĐ không thực sự hiệu quả.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ cũng có hình thái biến động tương tự như hiệu suất sử dụng TSCĐ. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phản ánh rõ bản chất của việc sử dụng vốn hơn vì giá trị VCĐ là giá trị của TSCĐ sau khi trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Vì vậy chỉ tiêu này phản ánh sát thực hơn tính hiệu quả của TSCĐ đưa vào hoạt động SXKD. Hiệu suất sử dụng VCĐ giai đoạn này của Công ty không khả quan, bình quân trong giai đoạn này để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần mỗi năm Công ty phải tăng 0.21 đồng VCĐ.

Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ là chỉ tiêu nghịch đảo của hiệu suất sử dụng VCĐ. Trong giai đoạn này, hàm lượng VCĐ có chiều hướng tăng bình quân 0.02%/năm. Tức là để sản xuất ra 1 đồng doanh thu thuần năm 2011 Công ty cần 0.31 đồng VCĐ.

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, chỉ tiêu này bằng LNST/VCĐ bình quân, phản ánh 1 đồng VCĐ tạo ra bao nhiêu đồng LNST trong kỳ. Trong giai đoạn này, tỷ suất lợi nhuận VCĐ của Công ty có xu hướng giảm từ 2.82% năm 2009 xuống còn 1.8% năm 2011. Tức là năm 2009 cứ 1 đồng VCĐ tạo ra 2.82 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2011 chỉ còn 1.8 đồng.

2.3 Nhận định chung về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp

2.3.1 Những kết quả đạt được

Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý sử dụng vốn kết hợp với phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta có thể thấy trong thời gian qua mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp nói riêng và của các DN trong ngành xây dựng nói chung. Nhưng Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Có được những thành tựu đó là do Công ty đã thực hiện tốt một số biện pháp quản lý sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như:

- Công ty đã tổ chức tốt công tác tìm kiếm nguồn tài trợ vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn do thiếu vốn.

- Khoản vốn chiếm dụng của Công ty lớn hơn khoản vốn bị chiếm dụng. Đây là thuận lợi cho việc gia tăng vốn sử dụng cho hoạt động SXKD mà không phải trả lãi vay, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.

- Công ty chú trọng tới việc đầu tư, đổi mới công nghệ, mua sắm MMTB. Đồng thời có kết cấu TSCĐ hợp lý khi TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất, TSCĐ thuê tài chính chiếm tỷ trọng thứ hai và có xu hướng tăng lên, trong khi TSCĐ vô hình chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm. Điều này cho thấy Công ty đã sử dụng linh hoạt các hình thức thuê hoặc mua MMTB, giúp Công ty tiết kiệm chi phí, sử dụng được tối đa năng lực sản xuất của MMTB.

- Công ty đã sử dụng những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh như mua bảo hiểm máy móc, trang thiết bị, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm các công trình xây dựng, lắp đặt, trính lập các quỹ dự phòng.

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh những mặt đã đạt được, Công ty vẫn còn nhiều bất cập trong việc quản lý sử dụng vốn như sau:

- Trong nguồn hình thành nên VKD của Công ty thì nợ phải trả có xu hướng tăng trong giai đoạn này, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VKD (hơn 70%). Mức tự đảm bảo vốn thấp, mức bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn cao. Kết cấu này là chưa hợp lý, hệ số nợ cao là một yếu tố rủi ro tiềm tàng vì hoạt động kinh doanh của Công ty phụ thuộc nhiều vào vốn vay, làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính và chi phí sử dụng vốn của Công ty.

Trong tổng nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm từ 29.07% trong năm 2009 xuống còn 21.63% trong năm 2011. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã chủ yếu khai thác các nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng. Dẫn tới chi phí vốn cao, làm cho chi phí hoạt động tăng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy, mỗi khi triển khai thực hiện các dự án theo hợp đồng, ngoài số tiền được ứng trước từ 15-30% giá trị hợp đồng, đa số nguồn vốn dùng để mua vật tư, trả lương công nhân đều phải vay ngân hàng hoặc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Hợp đồng càng lớn thì vốn vay ngân hàng và chiếm dụng của nhà cung cấp càng nhiều.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho tài sản chưa hợp lý. Công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn. Điều này làm cho Công ty gặp rủi ro cao.

- Cơ cấu tài sản trong Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp hiện nay chưa hợp lý. Từ những phân tích ở mục 2.2.1 ta thấy, trong tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng trung bình 65%, tài sản dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng trung bình 35%.

Trong tổng tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn tới hơn 53% trong giai đoạn này chứng tỏ vốn bị ứ đọng nhiều. Các khoản phải thu cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, hơn 24% cho thấy vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng quá lớn làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.

- Vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng hợp lý, cơ cấu vốn lưu động của Công ty chưa thực sự hợp lý. Vốn lưu động tồn đọng lớn ở các khoản phải thu. Điều này sẽ làm phát sinh nhiều khoản chi phí như thu hồi nợ, chi phí theo dõi… như vậy sẽ làm chậm quá trình luân chuyển vốn. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, lại gia tăng khiến cho vốn của Công ty ứ đọng nhiều hơn. Mặc dù giá trị hàng tồn kho tăng là do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, song vốn bị ứ đọng thì cũng có nghĩa là vốn không vận động sinh lời, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Khả năng thanh toán của Công ty còn yếu trong khi đó tỷ lệ nợ phải trả của Công ty là quá cao.

- Công ty tuy đã chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư TSCĐ không hợp lý, máy móc thiết bị chất lượng còn lại thấp, chưa chú trọng nâng cao năng lực thiết bị thi công, hiệu quả sử dụng vốn cố định còn thấp và có xu hướng ngày càng xấu đi.

Nhìn chung, Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sử dụng vốn còn kém hiệu quả.

2.3.3 Nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại

Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sử dụng vốn trong Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp kém hiệu quả thì có nhiều, song có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, Công ty đầu tư mua sắm MMTB công nghệ thi công quá nóng, hiệu

quả sử dụng thấp lại chủ yếu bằng nguồn vốn vay, khiến lãi mẹ đẻ lãi con. Đó là chưa kể đến một số trường hợp mua phải máy móc thiết bị cũ, giá cao.

Hai là, do cạnh tranh gay gắt, do sức ép đảm bảo công ăn việc làm và đảm

bảo đời sống cho người lao động, một vài công trình Công ty đã bỏ thầu với giá thấp như công trình đường trục chính nối khu du lịch bắc Thiên Cầm – Hà Tĩnh, công trình đường nối nhà máy thủ điện Hương Sơn với các công trình đầu mối…

Ba là, thủ tục nghiệm thu, giải ngân rườm rà, các chủ đầu tư, các nhà giao

thầu thường chậm trong việc nghiệm thu, giải ngân vốn nên vốn của Công ty liên tục bị giam tại các công trình, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn trong nước, làm cho khả năng sinh lợi của vốn thấp, vòng quay vốn chậm. Trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 về sửa đổi một số điều bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP có quy định về tổ chức nghiệm thu công trình như sau:

“Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác nhận, nghiệm thu.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng.” (Điều 23, Nghị định 209/2004/NĐ-CP). Nhưng quy định trong các nghị định nêu trên chưa

thời hạn nghiệm thu cụ thể kể từ ngày chủ đầu tư nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng, mà thời gian đó còn phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư.

Bốn là, Các văn bản chế độ về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản quá nhiều,

chống chéo nhau, dẫn tới sự bối rối trong việc thực hiện các văn bản. Chỉ tính riêng luật và nghị định Chính phủ từ năm 1999 đến nay đã có 02 bộ luật ra đời (gồm Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 của Quốc hội quy định về

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w