Đánh giá thực trạng sử dụng vốn chung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp (Trang 57)

Trong giai đoạn 2009-2011, vốn kinh doanh của Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp liên tục tăng, đồng thời làm tăng tài sản cho Công ty. Tài sản của Công ty vào năm 2009 mới chỉ đạt 695,448 triệu đồng thì đến năm 2011 đã đạt 1,119,587 triệu đồng. Chỉ trong 3 năm qua, tài sản của Công ty đã tăng gần gấp đôi giá trị cho thấy sự phát triển quy mô của Công ty. Với tốc độ tăng trưởng tương đối cao như vậy dẫn tới nhu cầu vốn tăng.

Bảng 2.1 Cơ cấu tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2011

(Đơn vị: Triệu đồng)

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011

- Nợ phải trả 493,279 597,533 877,471

- Vốn chủ sở hữu 202,169 225,014 242,115

- Tổng nguồn vốn 695,448 822,547 1,119,587

1 Tỷ suất tự tài trợ (VCSH/nguồn vốn) 29.07% 27.36% 21.63%

2 Hệ số nợ/VCSH 2.44 2.66 3.62

3 Tỷ suất tự chủ tài chính(VCSH/nợ phải trả) 40.98% 37.66% 27.59%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP ĐT phát triển đô thị & KCN giai đoạn 2009 – 2011)

Xem xét bảng 2.1 “Cơ cấu tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2011” ta thấy: Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng liên tục trong 3 năm qua với tốc độ tăng bình quân là 9.45% và đạt mức 242,115 triệu đồng vào năm 2011. VCSH của Công ty tăng chủ yếu do Công ty làm ăn có lãi nên trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khoa học Công nghệ và trích lợi nhuận sau thuế để lại.

Tương tự, nợ phải trả của Công ty cũng tăng liên tục trong 3 năm qua với tốc độ tăng bình quân là 33.99% và đạt mức 877,471 triệu đồng vào năm 2011. Nợ phải

trả của Công ty tăng chủ yếu là các khoản vay nợ ngân hàng, các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước tăng.

VCSH chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, và có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2009 VCSH chiếm tỷ trọng 29.07% trong tổng nguồn vốn thì năm 2011 chỉ chiếm 21.63%. Ngược lại, nợ có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn cho thấy khả năng độc lập tài chính của Công ty thấp và ngày càng kém. Thể hiện ở chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ nhỏ bé trong khi tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Trong 3 năm qua chỉ tiêu tỷ suất tự chủ tài chính của Công ty liên tục giảm từ 40.98% năm 2009 xuống còn 37.66% năm 2010 và chỉ còn 27.59% vào năm 2011. Điều này cho thấy Công ty ngày càng phụ thuộc lớn vào vốn vay.

Mặc dù, Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng với đặc điểm của các công trình xây dựng là cần một lượng vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian thực hiện thi công kéo dài dẫn đến tình trạng thu hồi vốn đầu tư chậm. Do đó, Công ty cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp cùng ngành khác hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay - nợ vì nguồn VCSH hình thành từ vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu nhỏ, trong khi nhu cầu vốn phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh rất lớn. Nhưng với cơ cấu vốn không hợp lý như trên, Công ty có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng tăng cao, đồng thời trong tương lai cũng sẽ khó huy động vốn vay ngân hàng vì các ngân hàng thường xem xét, đánh giá kỹ hệ số nợ (và các chỉ tiêu tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không. Hơn nữa, hình thức huy động vốn chủ yếu của Công ty giai đoạn hiện nay là vay vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Nếu đối chiếu với quy định hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không được vượt quá 3 lần tại nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính của Công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thì năm 2011 Công ty đã vi phạm quy định. Vì vậy, Công ty cần có một kế hoạch khả thi và toàn vẹn trong việc phát triển nguồn vốn chủ sở hữu, cải thiện cấu trúc tài chính của mình.

Mặt khác, phân tích tình hình tổ chức đảm bảo vốn kinh doanh còn là xem xét dưới giác độ sự phân bổ nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn có phù hợp với sự phân bổ giữa tài sản ngắn hạn với tài sản dài hạn hay không. Việc xem xét này sẽ giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh hay không, từ đó đánh giá được việc quản lý vốn của Công ty có hiệu quả hay không.

Căn cứ vào bảng 2.2 “Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2009-2011” ta thấy hệ số NVDH/TSDH trong 3 năm qua luôn thấp hơn 1 và có xu hướng ngày càng giảm, trong khi đó NVNH/TSNH luôn cao hơn 1 và có xu hướng ngày càng tăng. Từ đó cho thấy Công ty đang mạo hiểm lớn khi dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn vì như vậy sẽ gây rủi ro trong thanh toán đặc biệt là thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do vậy, Công ty cần có nhìn nhận nghiêm túc để thay đổi sự bất ổn định về tình hình nợ vay và đạt được một cơ cấu vốn hợp lý trong tương lai.

Bảng 2.2Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2009-2011

(Đơn vị: Triệu đồng) TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1 NVDH 253,844 278,394 312,946 2 NVNH 441,604 544,152 806,640 3 Tài sản dài hạn (TSDH) 259,059 280,361 373,647 4 Tài sản ngắn hạn (TSNH) 436,389 542,185 745,939 5 NVDH/TSDH (Lần) 0.98 0.99 0.84 6 NVNH/TSNH (Lần) 1.01 1.00 1.08

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP ĐT phát triển đô thị & KCN giai đoạn 2009 – 2011)

Xem xét phụ lục 2.5: “Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2009- 2011” :

- Chỉ tiêu LNST trên VKD (ROA). Đây là chỉ tiêu đặc trưng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong thời kỳ phân tích hay nói cách khác, chỉ tiêu này phải ánh

hiệu quả hoạt động kinh doanh, được tính bằng LN sau thuế/Tổng VKD bình quân. Do đó đã loại bỏ được tính thời vụ như đối với các chỉ tiêu kinh tế được tính toán ở thời điểm báo cáo. Ta thấy trong giai đoạn 2009-2011, chỉ tiêu ROA của Công ty lần lượt là 0.74%, 0.78%, 0.52% thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu ROA toàn ngành (lần lượt là 4%, 5%, 2%).

Tốc độ tăng tài sản của Công ty trong giai đoạn này là 18.28% và 36.11%, điều này thể hiện Công ty đã tích cực đầu tư vào các hạng mục TSNH và TSDH làm tăng giá trị tài sản. Nhưng giai đoạn này lợi nhuận sau thuế của Công ty vào năm 2010 tăng 29.97% so với năm 2009 dẫn tới ROA tăng 4.42%. Năm 2011 LNST của Công ty lại giảm 13.74% so với năm 2010, làm ROA giảm 32.58%.

Để đánh giá rõ hơn chỉ tiêu này ta biến đổi như sau:

Tỷ suất LN sau thuế

trên VKD =

LN sau thuế VKD bình quân

ROA = Doanh thu thuần x LN sau thuế

VKD bình quân Doanh thu thuần Từ đây, ta thấy để tăng tỷ suất sinh lời của tổng VKD, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty phải tìm mọi biện pháp thích hợp để tăng số vòng quay VKD và suất sinh lời của Công ty. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, hai nhân tố này quan hệ ngược chiều nhau. Vì vậy để tăng ROA, Công ty phải tăng doanh thu thuần và do vậy, buộc phải giảm giá bán, dẫn đến lợi nhuận giảm và làm giảm suất sinh lời của doanh thu. Tuy nhiên do đặc thù của ngành xây dựng, doanh thu của Công ty được xác định ngay khi kết hợp đồng xây dựng, hoặc là ngay khi bỏ thầu. Vì vậy để tăng ROA mà vẫn tăng được vòng quay của tổng VKD và suất sinh lời của Công ty, Công ty cần giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo tiến độ thi công công trình, giảm thiểu chi phí không cần thiết, giảm hàng tồn kho, tránh ứ đọng vốn.

- Chỉ tiêu lợi nhuận trên VCSH (ROE) là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, chỉ tiêu này nhằm phản ánh khả năng sinh lời bằng những đồng vốn của đích thân chủ sở hữu bỏ ra trong SXKD. Trong giai đoạn này tỷ trọng VCSH lần lượt chiếm 29.07%; 27.36%; 21.63% trong tổng VKD và có xu

hướng tăng với tốc độ 11.3%; và 7.6%, thấp hơn tốc độ tăng tổng nguồn vốn. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu ROE bình quân đạt 2.43%/năm trong đó ROE bình quân giai đoạn này của ngành xây dựng là 16%.

Để thấy rõ hơn kết quả cuối cùng của mỗi đồng VCSH bình quân tham gia sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế như thế nào, chúng ta tiến hành phân tích thông qua phương trình Dupont sau:

Áp dụng cho năm 2011, thay số vào ta có:

Như vậy, để có được kết quả một đồng VCSH bình quân tham gia sử dụng trong năm 2011 tạo ra 0.0217 đồng lợi nhuận sau thuế thì 1 đồng vốn bình quân sử dụng trong kỳ thì có tới 0.7837 đồng hình thành từ nợ vay, mỗi đồng vốn bình quân trong kỳ tạo ra 0.94 đồng doanh thu thuần, 1 đồng doanh thu thuần mang lại cho công ty 0.0055 đồng lợi nhuận sau thuế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w