Đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp (Trang 61)

Xem xét phụ lục 2.2 “Cơ cấu tài sản-nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2009- 2011” ta thấy:

Nguồn vốn được phân bổ tài trợ cho tài sản trong đó TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (trung bình chiếm 65.09%) trong giai đoạn này. Ta có thể thấy rõ hơn trong hình 2.3 “Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2009-2011”.

Tỷ suất LNST/VCSH = Lợi nhuận sau thuế TNDN Vốn chủ sở hữu bình quân

= Lợi nhuận sau thuế TNDN x Doanh thu thuần x Vốn bình quân

Doanh thu thuần Vốn bình quân VCSH bình quân

= Tỷ suất LNST/DTT x Vòng quay vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

2.17% = 0.55% x 0.94 x 1

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Hình 2.3 Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2009-2011

Trong cơ cấu TSNH thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất (bình quân 56.08%), tiếp đến là các khoản phải thu (bình quân 27.13%), rồi đến tiền và các khoản tương đương tiền (bình quân 11.34%), còn các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản TSNH khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong 3 năm qua. Chúng ta có thể thấy điều đó điển hình thông qua Hình 2.4 “Cơ cấu TSNH của Công ty năm 2011”.

Hình 2.4 Cơ cấu TSNH của Công ty năm 2011

Xem xét phụ lục 2.3: “Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2009- 2011” ta thấy:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: của Công ty chỉ bao gồm tiền mặt tại quỹ, chiếm tỷ trọng 8.25% năm 2009, tăng lên thành 11.26% năm 2010 và 14.54% năm 2011 trong tổng TSNH. Với tỷ trọng như trên cho thấy Công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tiền mặt. Thông qua các hoạt động của mình, Công ty vẫn

thường xuyên phải sử dụng nhiều đến tiền mặt trong thanh toán, do đó lượng tiền dự trữ vẫn không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này hạn chế tính năng động và làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn tại Công ty, từ đó cho thấy cơ chế quản lý, điều hành các khoản tiền và tương đương tiền còn nhiều bất cập.

+ Các khoản phải thu: chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong TSNH và có xu hướng tăng, tỷ trọng trong TSNH năm 2009 là 24.56%, năm 2010 là 27.57%, năm 2011 là 29.26%. Nhìn chung, xu hướng tăng lên của các khoản phải thu cho thấy lượng vốn đang bị ứ đọng cao.

- Phải thu khách hàng: Trong các khoản phải thu ngắn hạn thì các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2011 chiếm tỷ trọng lên tới 89.48%. Giá trị các khoản phải thu có xu hướng tăng từ 72,949 triệu đồng năm 2009 lên 195,309 triệu đồng vào năm 2011. Tuy nhiên, để chính xác hơn về việc tăng các khoản phải thu này tới việc sử dụng VLĐ của công ty thì cần phải tìm hiểu thêm về chính sách tín dụng khách hàng của Công ty.

Các công trình mà Công ty đã và đang thi công chủ yếu là các công trình có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các DN khác có tiềm lực tài chính và uy tín trên thị trường. Vì vậy, Công ty áp dụng chính sách thu tiền tạm ứng tối thiểu đối với hợp đồng thi công xây dựng:

 Tối thiểu 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng

 Tối thiểu 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng

 Tối thiểu 20% giá trị hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chính sách bán chịu cho khách hàng của Công ty luôn được duy trì ổn định: các nhà thầu được phép nợ trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng mà không bị tính lãi. Tuy nhiên, thường chủ đầu tư nghiệm thu công trình chậm, thủ tục thanh toán còn rườm rà, Công ty chỉ có thể thu được tiền thực hiện hợp đồng chứ không thể thu được tiền phạt vi phạm hợp đồng khi chủ đầu tư thanh toán chậm.

Việc tăng khoản phải thu khách hàng phần nào thể hiện vốn bị chiếm dụng ngày càng tăng, Công ty cần phải tăng cường quản lý khoản phải thu này tránh tình trạng biến thành các khoản nợ khó thu vì dự phòng các khoản phải thu khó đòi cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn vừa qua, từ 1,645 triệu đồng năm 2009 lên 5,649 triệu đồng năm 2011.

- Các khoản trả trước cho người bán: ngược lại, lại có xu hướng giảm tỷ trọng trong các khoản phải thu, năm 2009 chiếm tỷ trọng 29.08% thì đến năm 2011 chỉ chiếm tỷ trọng 8.80%. Khoản trả trước người bán của Công ty CP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp chủ yếu là các khoản tạm ứng cho các hợp đồng đầu tư máy móc, phương tiện vận tải và mua nguyên vật liệu để sản xuất. Có được điều này là do Công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, ngày càng có uy tín trên thị trường vì vậy Công ty có nhiều lựa chọn hơn về nhà cung cấp nên đã đàm phán, điều chỉnh giảm các khoản trả trước người bán xuống.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình các khoản phải thu, ta so sánh vốn Công ty chiếm dụng được với số vốn Công ty bị chiếm dụng. Vốn Công ty chiếm dụng được là các khoản nợ phải trả của Công ty sau khi trừ đi các khoản nợ vay. Xem xét phụ lục 2.8 “ Chi tiết các khoản nợ phải trả của Công ty giai đoạn 2009- 2011” ta thấy, số vốn Công ty chiếm dụng được trong năm 2009 là: 288,209 triệu đồng, năm 2010 tăng lên thành 347,571 triệu đồng và đạt mức 503,772 triệu đồng vào năm 2011. Có sự tăng lên này chủ yếu là do các khoản phải trả cho người bán và người mua trả tiền trước tăng. So sánh hệ số các khoản vốn bị chiếm dụng so với các khoản vốn đi chiếm dụng của Công ty trong giai đoạn này ta thấy:

Hệ số các khoản phải

thu/(phải trả- nợ vay) = Tổng các khoản phải thu

Tổng các khoản phải trả - Tổng các khoản nợ vay + Năm 2009: 107,167 = 0.3718 288,209 + Năm 2010: 149,489 = 0,4300 347,571 + Năm 2011: 218,276 = 0.4333

503,772

Chứng tỏ trong giai đoạn này, số vốn Công ty chiếm dụng được lớn hơn số vốn Công ty bị chiếm dụng. Việc chiếm dụng được số vốn trên là thuận lợi cho Công ty trong vấn đề đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ trong thời gian cho phép thì nguồn vốn này sẽ trở nên hữu dụng với Công ty vì sử dụng mà không phải trả chi phí. Tuy nhiên, đối với các khoản vốn mà Công ty chiếm dụng được đòi hỏi phải cẩn thận trong quá trình sử dụng. Vì nó làm hệ số nợ phải trả/VCSH cao nên dễ gặp phải nguy cơ mất an toàn, mất cân đối tài chính, bên cạnh đó, nếu sử dụng không đúng mục đích của các khoản vốn chiếm dụng này sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh toán.

+ Hàng tồn kho (HTK) của Công ty trong giai đoạn này có xu hướng giảm tỷ trọng trong TSNH nhưng vẫn chiếm tỷ trọng hơn 50%. Năm 2009, HTK là 266,920 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 61.17% trong tổng TSNH, thì năm 2011 tăng lên là 401,633 triệu đồng, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 53.84% trong tổng TSNH. Điều này cho thấy vốn của Công ty vẫn bị ứ đọng ở hàng tồn kho cao.

Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu bao gồm: nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ tồn kho, chi phí SXKD dở dang và thành phẩm tồn kho. Trong đó nguyên vật liệu tồn kho thực tế chiếm tỷ trọng nhỏ do điều kiện cung cấp hiện nay tương đối thuận lợi, nhiều loại nguyên vật liệu được cung cấp theo tiến độ thi công của công trình nên không cần phải dự trữ. Tuy nhiên, một số nguyên vật liệu đặc chủng, nhập khẩu nên Công ty cần có một lượng dự trữ bảo hiểm nhất định nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiến độ thi công. Tỷ trọng công cụ, dụng cụ trong HTK của Công ty rất nhỏ, trong giai đoạn nay đều có tỷ trọng dưới 1%. Điều này là hợp lý, vì công cụ, dụng cụ trong điều kiện hiện nay Công ty không cần dự trữ, chỉ mua sắm khi thực tế yêu cầu. Tỷ trọng khoản mục này càng nhỏ, càng tốt để tránh ứ đọng vốn, tránh nhu cầu VLĐ tăng không cần thiết.

Bảng 2.3: Tỷ trọng HTK trong tổng TSNH của Công ty giai đoạn 2009-2011

(Đơn vị: Triệu VNĐ)

Giá trị Tỷ trọng/ TSNH Giá trị Tỷ trọng/TS NH Giá trị Tỷ trọng/T SNH Hàng tồn kho 266,920 61.17% 401,633 53.84% 401,633 53.84% 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 41,587 9.53% 52,215 9.63% 52,215 7.00% 2. Công cụ dụng cụ trong kho 3,309 0.76% 2,137 0.39% 2,137 0.29% 3. Chi phí SXKD dở dang 222,022 50.88% 347,280 64.05% 377,093 50.55% Tổng TSNH 436,389 542,185 745,939

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP ĐT phát triển đô thị & KCN giai đoạn 2009 – 2011)

Chi phí SXKD dở dang là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong HTK của Công ty, lần lượt là 83.18%, 83.82%, 86.47% trong năm 2009, 2010, 2011. Vì vậy, đòi hỏi Công ty cần có biện pháp giảm khối lượng xây dựng dở dang, tập trung thi công dứt điểm từng hạng mục công trình đủ đáp ứng yêu cầu thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý, tránh ứ đọng vốn.

Nhìn chung, qua kết cấu TSNH, ta có thấy rằng, trong giai đoạn này, giá trị TSNH của Công ty có xu hướng tăng mạnh từng bước đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên do các khoản phải thu và HTK vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, gây ra những khó khăn nhất định về mặt tài chính cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Vì vậy Công ty cần tích cực chủ động đánh giá, phân tích và có những giải pháp kịp thời để đảm bảo cân đối cơ cấu TSNH phù hợp.

Hình 2.5 Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty giai đoạn 2009-2011

Xem xét phụ lục 2.6 “Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty giai đoạn 2009- 2011” ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty còn thấp, các chỉ tiêu vòng quay của tiền, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, cũng như vòng quay vốn lưu động đều thấp và có xu hướng giảm. Ví dụ như, số vòng quay của tiền liên tục giảm trong giai đoạn này từ 13.46 vòng vào năm 2009 xuống còn 8.46 vòng vào năm 2011, điều này cho thấy Công ty sử dụng tiền và tương đương tiền chưa hiệu quả. Vòng quay hàng tồn kho tuy có tăng nhẹ vào năm 2010 nhưng lại giảm vào năm 2011. So sánh vòng quay HTK bình quân của các DN cùng ngành khác là 3.5 vòng trong năm 2011, đã cho thấy HTK của Công ty dự trữ nhiều, bất hợp lý. Số vòng quay các khoản phải thu cũng tăng nhẹ vào năm 2010 và giảm mạnh vào năm 2011. Năm 2009 vòng quay các khoản phải thu là 6.04 vòng, đến năm 2010 là 6.40 vòng thì năm 2011 chỉ còn 4.99 vòng. Kỳ thu tiền trung bình vẫn còn dài, năm 2011 là 72.18 ngày. Điều này cho thấy Công ty chưa thực hiện tốt công tác thu nợ, vốn của Công ty đang bị chiếm dụng.

Vòng quay vốn lưu động có xu hướng ngày càng kém, nếu năm 2009 số vòng quay bình quân của Công ty là 1.71 vòng, đến năm 2010 giảm xuống còn 1.68 vòng thì đến năm 2011 chỉ còn 1.42 vòng. Chỉ tiêu này bằng doanh thu thuần/ vốn

lưu động bình quân cho thấy VLĐ bình quân được sử dụng tại doanh nghiệp không hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong thời gian này. Năm 2009, 1 đồng VLĐ bình quân tạo ra 1.31 đồng LNST, đến năm 2010 tạo ra 1.2 đồng LNST, thì đến năm 2011 chỉ tạo ra 0.79 đồng LNST.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w