0
Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Thời hạn cho vay:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG, GIÁO ÁN MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 92 -92 )

- Giá trị hiện tại thuần (NPV):

b. Thời hạn cho vay:

Là thời gian kể từ ngày phát sinh khoản vay đầu tiên để thực hiện việc thi công công trình, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cho đến khi bên vay trả hết nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Thời hạn cho vay trung hạn tối đa là 5 năm

Thời hạn cho vay dài hạn không giới hạn nhưng không được vượt quá thời hạn khai thác, sử dụng công trình Thời hạn cho vay = Thời hạn chuyển giao tín dụng (giải ngân) +

Thời hạn ưu đãi tín dụng (thời gian ân hạn)

+ Thời hạn hoàn trả tín dụng (thời gian trả nợ)

Thời hạn chuyển giao tín dụng (giải ngân): là khoản thời gian kể từ ngày khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên đến ngày kết thúc việc nhận tiền vay. Đây là thời gian mà vốn tín dụng được chuyển giao từ chủ thể cho vay tới chủ thể đi vay để thi công công trình. Thời hạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào thời gian thi công công trình dự án đầu tư

Thời hạn ưu đãi tín dụng (ân hạn): Là thời gian kể từ khi khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên cho đến trước ngày bắt đầu của kỳ hạn trả nợ đầu tiên

Chú ý: Thời gian ân hạn ≥ thời gian giải ngân

Thời hạn trả nợ: kể từ ngày bên vay bắt đầu trả nợ của kỳ hạn trả nợ đầu tiên cho đến ngày khách hàng phải trả hết số nợ gốc và lãi tiền vay

Thời hạn trả nợ bao giờ cũng ≥ ½ thời hạn giải ngân + ân hạn Thời gian giải ngân + ân hạn ≤ ½ thời hạn cho vay

4.3.1.4. Tổ chức quá trình cho vay:

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, căn cứ vào các điều khoản ghi trong hợp đồng, kế hoạch thi công, ngân hàng phải lập lịch giải ngân, mở tài khoản cho vay trung dài hạn, mở sổ theo dõi phát tiền vay và bắt đầu thực hiện việc giải ngân. Quá trình giải ngân cần chú ý:

– Giải ngân nhiều đợt phù hợp với kế hoạch và tiến độ thi công của dự án

– Tất cả các khoản nợ phát sinh trong thời gian thi công bên vay không phải lập khế ước chính thức mà chỉ cần lập khế ước tạm thời.

– Tiền lãi phát sinh trong thời gian thi công sẽ được tính theo số dư (nếu được ân hạn). Khi công trình hoàn thành chính thức đưa vào sử dụng, lãi vay được trả theo hợp đồng tín dụng đã ký trong thời gian nhất định.

– Trong trường hợp hạn mức tín dụng đã được cho vay hết mà dự án đầu tư vẫn chưa hoàn thành do phát sinh các chi phí vượt dự toán thì chủ đầu tư phải lập kế hoạch vay bổ sung giải trình các lý do vượt dự toán thì được ngân hàng cho vay bổ sung hạn mức nhằm thúc đẩy dự án đầu tư hoàn thành đúng thời hạn qui định

_ Thời gian giải ngân kết thúc khi dự án nghiệm thu

Dư nợ vào thời điểm nghiệm thu dự án

Vo = Tổng số tiền giải

ngân + Lãi vay thi công - Lãi vay thi công: là tiền lãi phát sinh trong giai đoạn thi công của dự án

- Lãi vay trung dài hạn: là tiền lãi phát sinh kể từ thời điểm nghiệm thu dự án cho đến khi kết thúc thời hạn vay

Ví dụ 1:

Khách hàng đến ngân hàng xin tài trợ dự án đầu tư xây dựng mới, chi tiết cụ thể như sau:(đvt: triệu đồng)

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án: 10.000

NH đồng ý tài trợ 60% nhu cầu vốn cho đầu tư thực hiện dự án. Khoản tín dụng này được giải ngân thành nhiều đợt:

Đợt Ngày Số tiền 1 03/01/2007 2.400 2 04/03/2007 1.800 3 04/06/2007 600 4 01/08/2007 1.200 Yêu cầu :

- Hãy tính lãi vay thi công và dư nợ vào thời điểm nghiệm thu dự án.

- Biết rằng:

Lãi suất cho vay trong giai đoạn thi công là 1,2% tháng. Dự án được nghiệm thu và đưa vào sử dụng ngày 29/10/2007

4.3.1.5. Tổ chức quá trình thu nợ:

Việc thu nợ sẽ được thực hiện theo mức tiền và kỳ hạn đó đã được qui định trong hợp đồng khế ước nhận nợ, trong đó:

+ Xác định thời điểm bắt đầu trả nợ: ngay sau khi công trình đưa vào sử dụng hoặc sau khi hết thời gian ân hạn

+ Xác định kỳ hạn trả nợ: Là khoản thời gian trong thời hạn cho vay hai bên thoả thuận trong thời gian này một phần nợ gốc phải được hoàn trả cho ngân hàng. Kỳ hạn trả nợ thường chọn là tháng, quí hoặc năm. Ngày cuối cùng của mồi kỳ hạn trả nợ là mốc thời gian được xử lý số nợ đó:

Gia hạn nợ chuyển sang kỳ sau thu tiếp Chuyển sang nợ quá hạn

Chú ý: Trong trường hợp khoản tín dụng được ngân hàng cho ân hạn trong một số kỳ hạn đầu thì:

– Vốn gốc phải trả được sẽ được phân chia đều trong các kỳ hạn còn lại – Tiền lãi tuỳ theo nó được ân hạn hay không mà xác định cho phù hợp:

&– Gốc và lãi đều được ân hạn: Thì số tiền lãi phát sinh trong các kỳ ân hạn sẽ được cộng dồn để trả một lần vào kỳ hạn trả nợ đầu tiên

&– Chỉ ân hạn gốc: Thì tiền lãi được tính và thu theo kỳ hạn đã xác định

Ví dụ: Một dự án đầu tư được ngân hàng cho vay 10.000 triệu với thời hạn 5 năm. Ân hạn cho năm đầu tiên cả gốc và lãi.

Kỳ hạn nợ được xác định là 4 năm Lãi suất cho vay 10%/năm

Gốc phải trả cho mỗi kỳ hạn = 10.000/4 = 2.500

Tiền lãi phải trả kỳ 1: 10.000 x 10% = 1.000 (chưa trả) Tiền lãi phải trả kỳ 2: 10.000 x 10% + 1.000 = 2.000

Tiền lãi phải trả kỳ 3: 7.500 x 10% = 750 Tiền lãi phải trả kỳ 4: 5.000 x 10% = 500 Tiền lãi phải trả kỳ 5: 2.500 x 10% = 250 Vậy số nợ phải trả hằng năm:

Năm thứ I: = 0

Năm thứ II: = 2.500 (gốc) + 2.000 (lãi) Năm thứ III: = 2.500 (gốc) + 750 (lãi) Năm thứ IV: = 2.500 (gốc) + 500 (lãi) Năm thứ V: = 2.500 (gốc) + 250 (lãi)

#– Nếu ngân hàng chỉ ân hạn vốn gốc thì số nợ phải trả hằng năm sẽ là: Năm thứ I: 1.000 (lãi)

Năm thứ II: = 2.500 (gốc) + 1.000 (lãi) Năm thứ III: = 2.500 (gốc) + 750 (lãi) Năm thứ IV: = 2.500 (gốc) + 500 (lãi) Năm thứ V: = 2.500 (gốc) + 250 (lãi)

Tiền khấu hao cơ bản Thu nhập sau thuế Các nguồn khác (nếu có)

4.3.1.7. Các phương pháp trả nợ:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG, GIÁO ÁN MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 92 -92 )

×