0
Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Qui trình thanh toán:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG, GIÁO ÁN MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 116 -116 )

- Giá trị hiện tại thuần (NPV):

e. Qui trình thanh toán:

(1): Ngân hàng chuyển tiền gửi chuyển tiền qua mạng đến TTTT để TTTT chuyển tiếp về Ngân hàng nhận.

(2): TTTT truyền chuyển tiền về ngân hàng nhận.

(3): Cuối ngày TTTT đối chiếu cho tất cả các ngân hàng. (4): Các ngân hàng xác nhận đối chiếu gửi TTTT.

+ Tại ngân hàng gửi lệnh chuyển tiền: Xử lý chuyển tiền đi:

Đối với chứng từ giấy: Phải kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. Kiểm tra số dư tài khoản của đơn vị để đảm bảo đủ vốn thanh toán chuyển tiền. Nếu hoàn hảo thì hạch toán vào tài khoản thích hợp, nhập vào máy vi tính các yếu tố theo chứng từ gốc chuyển tiền, kiểm soát lại các dữ liệu đã nhập và ký vào chứng từ, sau đó chuyển chứng từ giấy cùng với truyền dữ liệu qua mạng vị tính cho kế toán chuyển tiền điện tử xử lý tiếp.

Đối với chứng từ điện tử: Khi tiếp nhận chứng từ, kế toán viên giao dịch kiểm soát tính hợp pháp của nghiệp vụ và hợp lệ theo qui định đối với chứng từ điện tử. Nếu chứng từ không có sai sót thì kế toán giao dịch in (chuyển hóa) chứng từ điện tử ra giấy (1 liên) để phục vụ cho khâu kiểm soát, sau đó sử dụng để báo Nợ hoặc báo Có cho khách hàng.

Khi tiếp nhận chứng từ:

Kế toán viên chuyển tiền kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và chữ ký của kế toán viên giao dịch. Nếu đúng thì lập lệnh chuyển tiền riêng cho từng chứng từ thanh toán. Khi đã vào đầy đủ và kiểm soát lại các dữ liệu, kế toán viên chuyển tiền phải ký theo qui định, sau đó chuyển chứng từ và file dữ liệu cho người kiểm soát để kiểm soát và ký duyệt cho truyền dữ liệu.

Khi nhận được thông báo chấp nhận chuyển Nợ của ngân hàng B, ngân hàng A sẽ trả tiền cho khách hàng.

Trong trường hợp nhận được thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển tiền của ngân hàng B, ngân hàng A kiểm soát lại chặt chẽ có sai sót không? Sau đó gửi cho khách hàng thông báo từ chối chấp nhận Lệnh chuyển tiền.

+ Tại ngân hàng nhận chuyển tiền đến:

Trung tâm thanh toán Ngân hàng nhận tiền đã chuyển đến Ngân hàng chuyển tiền 1 4 3 2 4 3

Khi nhận được lệnh chuyển tiền của ngân hàng A qua TTTT, sử dụng mật mã và kiểm soát chữ ký điện tử của TTTT để xác định tính đúng đắn, chính xác của lệnh chuyển tiền, sau đó chuyển qua mạng vi tính cho kế toán viên chuyển tiền in Lệnh chuyển tiền đến (dưới dạng CTĐT) ra giấy. Sau khi kiểm soát xong, kế toán viên chuyển tiền ký vaò Lệnh chuyển tiền do máy in ra và chuyển cho kế toán viên giao dịch

Đối với Lệnh chuyển Có có giá trị cao, ngân hàng B trước khi trả tiền cho khách hàng còn phải làm thủ tục yêu cầu NHA xác nhận lại sau đó mới chuyển tiền cho khách hàng.

Đối với Lệnh chuyển Nợ đến: nếu có giấy ủy quyền hợp lệ và trên tài khoàn của khách hàng mở tại ngân hàng nhận lệnh có đủ tiền để trả thì ngân hàng B mới hạch toán, sau đó gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ cho ngân hàng A và báo Nợ cho khách hàng.

+ Tại trung tâm thanh toán:

Kiểm soát hạch toán các lệnh chuyển tiền: TTTT có trách nhiệm nhận lệnh chuyển tiền của các ngân hàng A, tổ chức kiểm soát, hạch toán rồi truyền thông tin đến các ngân hàng B có liên quan. Đối với các lệnh chuyển tiền TTTT đã tiếp nhận được từ các ngân hàng A nhưng không thể truyền tiếp đi ngay trong ngày cho các ngân hàng B liên quan do sự cố kỹ thuật, truyền tin thì TTTT lập bảng kê chi tiết để lập phiếu chuyển khoản hạch toán. Sang ngày làm việc tiếp theo, khi đã khắc phục xong sự cố kỹ thuật, truyền tin, TTTT sẽ truyền tiếp lệnh chuyển tiền cho ngân hàng B.

Đối chiếu số liệu chuyển tiền điện tử trong ngày:

Toàn bộ doanh số chuyển tiền phát sinh hàng ngày giữa các thành viên phải được TTTT đối chiếu và phải đảm bảo khớp đúng ngay trong ngày phát sinh, trừ trường hợp có sự cố kỹ thuật. Nếu bị sự cố kỹ thuật, truyền tin không thể đối chiếu xong trong ngày theo qui định thì được phép đối chiếu ở ngày kế tiếp cho đến khi sự cố được khắc phục.

5.5.2.2. Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng (TTBT).

Là phương thức thanh toán giữa các ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trả để thanh toán số chênh lệch (kết quả bù trừ). TTBT phát sinh trên cơ sở các khoản tiền hàng hóa, dịch vụ của khách hàng mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau hoặc thanh toán vốn của bản thân ngân hàng. Tùy thuộc vào phương pháp trao đổi chứng từ, truyền số liệu mà TTBT có thể tiến hành trên cơ sở chứng từ giấy (TTBT giấy) hay chứng từ điện tử (TTBT điện tử).

Hiện nay, hoạt động thanh toán bù trừ được thực hiện theo hai hệ thống: Thanh toán bù trừ ở các chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn và thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Phạm vi thanh toán bù trừ được thực hiện giữa các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán khác hệ thống, cùng mở tài khoản tại một Chi nhánh NHNN, do Chi nhánh NHNN đó tổ chức, chủ trì thanh toán bù trừ. Trường hợp TTBT giữa các ngân hàng thương mại cùng hệ thống, thì ngân hàng thương mại cấp trên của hệ thống đó chỉ định một đơn vị tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong hệ thống chủ trì thanh toán bù trừ.

Ngân hàng chủ trì

(3) (2) (2) (3)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG, GIÁO ÁN MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 116 -116 )

×