Về phía Nhà nước:

Một phần của tài liệu Quản trị khoản phải thu tại doanh nghiệp thịnh an cao bằng (Trang 46)

2 Lợi nhuận sau thuế 36.165.994 94.73.667 69.106

3.2.2 Về phía Nhà nước:

Để hoàn thiện công tác quản lý khoản phải thu tại Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng, về phía doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp đề xuất ở trên. Nhưng để những giải pháp trên đi vào thực tiễn và phát huy được tính hiệu quả của nó thì nhất thiết cần phải có sự quan tâm của Nhà nước, ngành xây dựng Việt Nam trong việc tạo lập môi trường để thực hiện các giải pháp. Vì vậy, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

• Cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng có nhiều cơ hội trao đổi, hợp tác để tiếp cận với những trang thiết bị tân tiến nhất với các đối tác trên thế giới.

• Hoàn thiện các cơ chế pháp lý giúp các doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết và thu hồi nợ. Ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng thương phiếu và hối phiết trong thanh toán, trong khi đó luật và các văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ và rõ ràng, nhiều văn bản chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

• Nâng cao hiệu quả của công ty mua bán nợ:

Hiện nay nghiệp vụ mua bán nợ đã bước đầu hình thành và Bộ Tài Chính đã thành lập công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước. Việc ra đời của công ty này nhằm tạo ra công cụ mới thích hợp với nền kinh tế thị trường để giúp các doanh nghiệp xử lý nợ và tài sản tồn đọng, để nhằm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, giao, khoán, bán và cho thuê doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của công ty là mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, kể cả quyền sử dụng đất mà các doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo cho các khoản nợ bằng các hình thức như thỏa thuận trực tiếp, đấu giá hoặc theo chỉ định của các cấp có thẩm quyền. Cụ thể là xử lý tài sản và các khoản nợ tồn đọng trước khi thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp và xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, công ty mua bán nợ chưa mang lại hiệu quả mong đợi. Nhà nước nên để cho công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, biện pháp xử lý nợ tồn đọng với mục tiêu xử lý nhanh nhất với giá trị gia tăng cao nhất để giảm bớt chi phí tài chính cho Chính Phủ. Sau khi chuyển giao nợ phải thu tong đọng từ các doanh nghiệp nhà nước Công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp khi đó sẽ ở vị trí chủ nợ mới sẽ đảm nhận trách nhiệm xử lý nợ tồn đọng cho doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa. Công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp sẽ đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp và có biện pháp xử lý phù hợp.

• Xây dựng và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng:

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, tìm khách hàng đã khó giữ khách hàng còn khó hơn, các doanh nghiệp không thể yêu cầu khách

hàng cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của họ được. Hiện nay thật sự khó khăn cho các doanh nghiệp tìm kiếm thông tin để xếp hạng khách hàng, đa số các doanh nghiệp chỉ dựa vào cảm tính, uy tín để bán chịu cho khách hàng. Trong khi đó hàng năm các doanh nghiệp đều phải nộp đầy đủ các báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính) cho cả cơ quan thuế và các chi cục thống kê các quân, huyện liên quan. Tuy nhiên không có một phương tiện thông tin nào cung cấp công khai các thông tin này cho doanh nghiệp. Thiết nghĩ Nhà nước nên có quy định, tổ chức cho Cục thống kê các tỉnh, thành phố cung cấp công khai các thông tin này trên một số phương tiện thông tin của mình, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin phục vụ cho việc phân loại khách hàng nhằm giảm rủi ro trong việc thu hồi nợ.

Để ngành xây dựng phát triển và hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Nhà nước không chỉ điều tiết cho ngành phát triển đúng hướng, mà còn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Doanh nghiệp rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong việc tăng cường khả năng hiểu biết thị trường, khả năng tiếp thị, mở văn phòng đại diện…

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng em đã vận dụng những kiến thức đã học vào thức tế, tiến hành nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp và đã thu được một số kết quả về tình hình tài chính của Doanh nghiệp hiện tại. Nhìn chung Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán và khả năng hoạt động tốt, cấu trúc tài chính lành mạnh, tự chủ về tài chính.

Do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế do đó những đánh giá trong bài khóa luận này có thể chưa thật sâu sắc, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa thật sự tối ưu. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các thầy, cô giáo và các anh chị phòng Kế toán – Tài chính Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng và các bạn quan tâm tới vấn đề này để bài viết hoàn thiện hơn. Ngoài ra, do phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, chỉ nghiên cứu về tình hình tài chính của Doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 và thời gian nghiên cứu rất ngắn nên các kết luận đưa ra chưa thật chặt chẽ và sâu sắc. Trong thời gian thực tập tại Doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu thực tế kết hợp với lý luận đã học trong nhà trường cùng với việc sử dụng một số phương pháp thống kê bài luận văn của em đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau: hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về khoản phải thu, hiệu quả quản trị khoản phải thu, phân tích thực trạng tình hình quản trị khoản phải thu tại Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị khoản phải thu tại Doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị khoản phải thu tại Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng.

Một phần của tài liệu Quản trị khoản phải thu tại doanh nghiệp thịnh an cao bằng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w