Tình hình quản lý các khoản phải thu của Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng

Một phần của tài liệu Quản trị khoản phải thu tại doanh nghiệp thịnh an cao bằng (Trang 28)

2 Lợi nhuận sau thuế 36.165.994 94.73.667 69.106

2.2.1 Tình hình quản lý các khoản phải thu của Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng

Việc xem xét các khoản phải thu giai đoạn 2011-2013 sẽ cho ta một cái nhìn tổng quan về hiệu quả công tác quản lý các khoản phải thu. Đây là khoản mục quan trọng, nó chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản và nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng.

Cơ cấu các khoản phải thu của Doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Khoản phải thu của Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng giai đoạn 2011- 2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền trọng(Tỷ %) Số tiền trọng(Tỷ %) Số tiền trọng(Tỷ %) Phải thu của khách hàng 17.905.668. 630 84,63% 14.644.477.273 76,72% 9.286.546.322 74,12% Trả trước cho người bán 8.302.152 0,04% 6.401.091 0,03% 10.758.862 0,09% Phải thu nội bộ 889.980.200 4,21% 1.219.220.754 6,37% 1.143.892.0 71 9,13% Các khoản phải thu khác 2.354.403.8 12 11,13% 3.221.787.6 69 16,88% 2.087.899.058 16,66% Tổng cộng 21.158.354.794 100% 19.091.886.787 100% 12.529.096.313 100% (Nguồn: tự tổng hợp) SVTH: Nông Thị Thảo My Lớp: K47H5

Bảng 2.5: Bảng so sánh khoản phải thu của Doanh nghiệp qua các năm

So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Phải thu của

khách hàng (3.261.191.357) (18,21%) (5.357.930.951) (36,59%)

Trả trước cho

người bán (1.901.061) (22,90%) 4.457.771 68,08% Phải thu nội

bộ

329.240.554 37% (75.328.683) (6,18%)

Các khoản

phải thu khác 867.383.857 36,84% (1.133.888.611) (35,19%)

(Nguồn: tự tổng hợp)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: các khoản phải thu có giảm qua các năm. Năm 2011 giá trị các khoản phải thu là 21.158.354.794 (VNĐ) sang tới năm 2013 là 12.529.096.313 (VNĐ), sự biến động qua các năm có giảm song có sự biến động trong cơ cấu các khoản phải thu. Và khoản phải thu của khách hàng là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các khoản phải thu:

 Khoản phải thu khách hàng qua các năm:

• Năm 2011 khoản phải thu khách hàng là 17.905.668.630 (VNĐ) chiếm 84,63% tổng khoản phải thu, sang đến năm 2012 khoản phải thu khách hàng là 14.644.477.273 (VNĐ) chiếm 76,72% tổng khoản phải thu là giảm 18,21% so với năm 2011 tương đương với 3.261.191.357 (VNĐ). Đến năm 2013, khoản phải thu khách hàng đạt 9.286.546.322 (VNĐ) tức giảm so với năm 2012 là 36,59% tương đương giảm 5.357.930.951 (VNĐ).

• Dựa vào số liệu phân tích trên cho ta thấy khoản phải thu khách hàng có giảm qua các năm, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản điều này có thể nhận thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả cao có thể là do các nguyên nhân sau:

- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt do vậy doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn, thi công nhiều công trình hơn đỗng nghĩa với việc khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao dù qua các năm đã có xu hướng giảm.

- Doanh nghiệp đẩy mạnh thanh toán của khách hàng trong việc thực hiện hợp đồng giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khoản phải thu qua các năm.

- Doanh nghiệp đã mở rộng địa bàn hoạt động nên kinh doanh với những khách hàng mới chính vì vậy cần tạo điều kiện cho những khách hàng đó trong việc nợ, điều này vừa giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm thêm được tập khách hàng mới vừa giúp cho khách hàng, chính vì vậy khoản phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp

 Trả trước cho người bán:

Đây là việc người mua cấp tín dụng cho người bán. Khoản trả trước là khoản chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng các khoản phải thu.

Khoản trả trước cho người bán năm 2011 là 8.302.152 (VNĐ) chiếm 0,04% tổng tài sản, sang tới năm 2012 có giảm nhẹ còn 6.401.091 (VNĐ) chiếm 0,03% tổng khoản phải thu tức là năm 2012 giảm 22,90% so với năm 2011 tương đương với giảm 1.901.061 (VNĐ). Sang năm 2013 khoản trả trước cho người bán là 10.758.862 (VNĐ) chiếm 0,09% tổng khoản phải thu năm 2013 tức tăng 68,08% so với năm 2012 tương đương với tăng 4.357.771 (VNĐ). Khoản trả trước cho người bán qua các năm có sự biến động liên tục nhìn chung là tăng lên.

Thông thường khoản trả trước này dùng để mua nguyên vật liệu để thực hiện các công trình đúng thời hạn hay mua máy móc thiết bị để khai thác đất đá… Do doanh nghiệp cũng cần phải đi mua thêm nguyên vật liệu từ các doanh nghiệp khác chính vì vậy phải trả trước cho người bán một khoản tiền để:

• Người bán đảm bảo cung cấp đủ hàng cho doanh nghiệp để kịp cung cấp cho khách hàng hay kịp tiến độ công trình thi công đúng hạn cho khách hàng, đây cũng là điều kiện ràng buộc nhà cung cấp phải cung ứng đầy đủ trang thiết bị hay vật liệu cho mình trong trường hợp khi có biến động gì xảy ra mà người bán lại cung cấp cho đối thủ cạnh tranh của mình mà không cung cấp cho mình khiến doanh nghiệp bị thiệt hại rất nhiều.

• Khi cung ứng trước một khoản cho nhà cung cấp thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc thương lượng giá cả với nhà cung ứng hơn ví dụ trường hợp phát sinh thêm nguyên vật liệu để thi công công trình do dự toán không đủ hay bị hỏng hóc trong quá

trình sử dụng…vì vậy để kịp tiến độ công trình hoàn thành đúng thời hạn buộc phải đặt hàng thêm thì sẽ được người bán ưu tiên hơn.

• Ứng trước một khoản cho người bán cũng là giúp cho người bán có điều kiện để phát triển hơn.

Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng trong những năm gần đây cũng đã phát triển quy mô doanh nghiệp và đồng thời cũng tăng lượng nhân viên so với những năm trước để giúp cho xây dụng doanh nghiệp ngày càng phát triển và lớn mạnh. Chính vì vậy để cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp phải cung cấp một lượng vốn nhất định, chính vì thế khoản phải thu nội bộ của doanh nghiệp là khoản chiếm tỷ trọng khá lớn trong khoản phải thu của Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng. Không chỉ chi cho các phòng ban, mà khoản phải thu này có cũng có thể là khoản ứng trước lương thưởng cho nhân viên trong doanh nghiệp hay giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần đến hay ứng trước để đi công tác dài hạn hay chi cho các hoạt động đoàn thể các hoạt động giáo giục đào tạo nhân viên mới…

 Phải thu nội bộ:

Năm 2011 khoản phải thu nội bộ của doanh nghiệp là 889.980.200(VNĐ) tức chiếm 4,21% tổng khoản phải thu, năm 2012 khoản phải thu nội bộ tăng lên đến 1.219.220.754 (VNĐ) tức chiếm 6,37% có thể nhận thấy năm 2012 khoản thu nội bộ tăng 37% so với năm 2011. Sang tới năm 2013, khoản thu nội bộ là 1.143.892.071 (VNĐ) đạt 9,13% trong tổng khoản phải thu, tức là là giảm 6,18% so với năm 2012 tương đương giảm 75.328.683 (VNĐ). Tuy đây không phải là khoản thu phải lập dự phòng hay khoản phải thu khó đòi nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp điều chỉnh nhằm đem lại hiệu quả cho toàn bộ doanh nghiệp.

 Phải thu khác:

Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu khác cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ, tương đối là cao. Năm 2011 là 2.354.403.812 (VNĐ) chiếm 11,13% tổng khoản phải thu năm 2011. Đến năm 2012 là 3.221.787.669 (VNĐ) chiếm 16,88% tổng khoản phải thu tức tăng 36,84% so với năm 2011 tương đương tăng 867.383.857 (VNĐ). Sang đến năm 2013 có giảm còn 2.087.899.058 (VNĐ) chiếm 16,66% tổng khoản phải thu năm 2013 tức giảm 35,19% so với năm 2012 tương đương giảm 1.133.888.611

(VNĐ). Điều này cho thấy tình trạng không rõ ràng, thiếu sự quản lý của nhà quản trị

Một phần của tài liệu Quản trị khoản phải thu tại doanh nghiệp thịnh an cao bằng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w