Về phía Doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Quản trị khoản phải thu tại doanh nghiệp thịnh an cao bằng (Trang 42)

2 Lợi nhuận sau thuế 36.165.994 94.73.667 69.106

3.2.1 Về phía Doanh nghiệp:

Giải pháp 1 : Hoàn thiện chính sách tín dụng :

Tiêu chuẩn tín dụng: Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng các tiêu chuẩn tín dụng được đánh giá là khá hiệu quả. Về cơ bản các tiêu chuẩn đó được đưa ra dựa trên các thông tin thu thập trong một thời gian dài và được kiểm chứng trong suốt quá trính hợp tác với khách hàng. Vì vậy tính xác thực và khách quan đã đat ở mức tốt nhất có thể trong phạm vi năng lực của doanh nghiệp. Nhưng đối với khách hàng mới sắp ký kết doanh nghiệp nên cẩn trọng thu thập thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau không nên chỉ dựa vào lời giới thiệu từ những khách quen biết.

Thời hạn tín dụng: hiện nay doanh nghiệp thường áp dụng hạn thanh toán là 30 ngày kể từ ngày giao hết hàng. Tuy nhiên tới nay nó đã không còn hợp lý doanh nghiệp nên tăng thời hạn thanh toán lên 60 ngày để khách hàng có đủ thời gian có thể tiến hành thủ tục thanh toán.

Chính sách tín dụng: Doanh nghiệp tiếp tục bám sát các chính sách hiện có, tùy theo điều kiện môi trường kinh doanh để xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt về thời hạn bán chịu cũng như các điều khoản chiết khấu hay qui mô tín dụng để thu hút các bạn hàng, tăng tốc độ thu hồi khoản phải thu. Ví dụ như chú ý các điều khoản trong hợp đồng như điều khoản tín dụng, chiết khấu, phương thức thanh toán của hợp đồng để tạo được sự thoải mái, hấp dẫn khách hàng nhưng phải có sự chặt chẽ trong hợp đồng nhằm giảm thiểu các rủi ro không đáng có. Doanh nghiệp cũng có thể chủ động sử dụng các dịch vụ theo dõi nợ độc lập của các công ty tư vấn, dịch vụ thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng…. Doanh nghiệp nên áp dụng mức chiết khấu cho cả những lần thanh toán theo lộ trình, số tiền giảm giá tính theo số tiền thanh toán mỗi lần để khuyến khích khách hàng. Doanh nghiệp sẽ tập

trung vào việc thu nợ khi các chuyến hàng đã được giao hết. Tránh tình trạng đốc thúc khách hàng quá. Khi đó các khoản nợ nếu chưa được trả sẽ được cộng dồn vào khi kết thúc hợp đồng, lúc này cán bộ chuyên trách sẽ có trách nhiệm thông báo tình hình thực tế thanh toán nợ kèm với đó là chính sách chiết khấu thanh toán của doanh nghiệp để khách hàng có quyết định thanh toán. Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả tối ưu và giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Tỷ lệ đặt trước bắt buộc: Hiện nay doanh nghiệp có sự phân biệt mức tỷ lệ này cho các nhóm khách hàng. Để đảm bảo tính công bằng và giảm sự biến động của các khoản nợ công ty nên áp dụng mức ứng trước chung cho khách hàng là 10%. Với mức ứng trước 10% doanh nghiệp có kỳ vọng giảm gánh nặng cho các khoản phải thu này.

Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả công tác thực thi chính sách tín dụng với khách hàng.

Khi đã có một chính sách toàn diện và được đánh giá có hiệu quả thì khâu quan trọng tiếp đó là thực thi nó trong thực tế. Doanh nghiệp nên chú trọng và nghiêm túc áp dụng chính sách này một cách triệt để đảm bảo tôn trọng tính trung thực, khách quan và công bằng với khách hàng. Việc thực thi cũng đòi hỏi sáng tạo, linh hoạt mềm dẻo, cần có những thay đổi hợp lý nếu thấy cần thiết. Khi áp dụng cần có sự cân nhắc đến các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến các điều kiện của khách hàng, điều kiện hiện tại của doanh nghiệp để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Doanh nghiệp cần có một hướng dẫn thực thi cụ thể bao gồm các quy định về chính sách tín dụng, điều kiện khách hàng được hưởng các ưu đãi tài chính, qui trình nghiệp vụ cần thiết…để làm căn cứ cho các bộ phận trong doanh nghiệp đối chiếu thực hiện. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thông bảo cụ thể về các quy trình mới này cho các đối tác khách hàng, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ và khuyến khích khách hàng hợp tác với doanh nghiệp. Cần có một cơ chế, doanh nghiệp có thể giao trách nhiệm cụ thể cho bộ phận kế toán tài chính có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra công việc thực thi

chính sách tín dụng đối với khách hàng, nếu có bất cứ sự thay đổi, biến động nào thì bộ phận chuyên trách cần có sự điều chỉnh chính sách tín dụng và công tác thực thi cho phù hợp với diễn biến mới.

Giải pháp 3: Về lãnh đạo tổ chức quản trị khoản phải thu: đảm bảo phân công rõ ràng, bố trí nhân sự hợp lý cho việc đôn đốc, theo dõi thu hồi nợ trên cơ sở dựa vào nguồn nhân lực hiện có. Tiến hành đào tạo kiến thức chuyên môn cho nhân sự, bổ sung nhân sự mới kịp thời khi cần thiết. Cần phải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các phòng kinh doanh với phòng kế toán để đưa ra những quyết định chính xác nhất

Giải pháp 4: Về kiểm soát khoản phải thu: cần phải đảm bảo tính

thường xuyên, kịp thời của công tác kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thu với khả năng tài chính của doanh nghiệp để chủ động xử lý các vấn đề phát sinh, nhanh chóng tiếp thu, sửa chữa những sai sót trong việc quản lý khoản phải thu, giảm tồn đọng vốn trong thanh toán của khách hàng. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, Về vấn đề quản lý khoản phải thu của khách hàng: trong 3 năm trở

lại đây, các khoản phải thu khách hàng có giảm nhẹ, xét về số tương đối chỉ tiêu này vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động. vì vậy công ty cần phải làm tốt công tác thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạt động kinh doanh. Do đó có thể “ tăng thu, giảm nợ đọng”, hạn chế việc phát sinh những chi phí không cần thiết thì công ty có thể sử dụng 1 số biên pháp sau:

• Khi kí kết hợp đồng doanh nghiệp nên có một số điều khoản rang buộc chặt chẽ như quy định rõ: thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán… môt cách cụ thể. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng. Nhưng các điều khoản quy định trong hợp đồng thì phải phù hợp với chính sách và chế động hiện hành.

• Thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá bán đối với những hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán tiền sớm sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh hơn, giảm bớt được nợ dây dưa, tránh bị

chiếm dụng vốn lâu. Do đó doanh nghiệp cần phải xác định một tỷ lệ chiết khấu hợp lý để công tác thu tiền đạt hiệu quả cao nhất.

• Doanh nghiệp nên phân loại từng đối tượng nợ, sau đó tổ chức ra một bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ thu hồi nợ và sẽ theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ. Đối với nợ cũ thì cần thu hồi và tiến hành dứt điểm.

- Thứ hai, Về vấn đề quản lý các khoản nợ phải trả trước cho người bán:

Các khoản trả trước cho người bán trong những năm gần đây vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị các khoản phải thu. Mặc dù do công ty thực hiện các hợp đồng về công trình xây dựng cần lượng nguyên vật liệu lớn cũng như các trang thiết bị tiên tiến để thực thi công trình… nên việc phải ứng tiền trước là không thể tránh khỏi và nó chiếm phần lớn giá trị. Nhưng khi ứng trước cho người bán để mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp cũng phải ứng trước cho người bán khá nhiều, do đó cần xem xét lại vấn đề quản lý các khoản trả trước, tính toán hợp lý cho phù hợp với từng loại hợp đồng của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất . Doanh nghiệp cần hoạt động có uy tín hơn để các nhà cung cấp tin tưởng vào khả năng thanh toán của mình để giảm chi phí khi phải ứng trước vì đây là khoản mà doanh nghiệp bị chếm dụng vốn, gây lãng phí rất lớn cho doanh nghiệp.

- Thứ ba, Về vấn đề quản lý các khoản phải thu nội bộ:

Các khoản phải thu nội bô chủ yếu là các khoản phải thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phải thu về vốn đầu tư. Đồi hỏi phải có chính sách quản lý các khoản mục này một cách hợp lý. Mặc dù nó chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị các khoản phải thu nhưng cũng cần phải quản lý chúng để tránh những thất thoát không đáng kể làm giảm doanh thu của doanh nghiệp.

- Thứ tư, Về vấn đề trích lập dự phòng:

Việc trích lập dự phòng là cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm tránh khỏi những tổn thất không đáng có trong qáu trình sản xuất kinh doanh. Việc tính toán tỷ lệ trích lập dự phòng thế nào cho hợp lý nhằm cần được doanh nghiệp quan tâm, việc phân loại nợ, mỗi loại nên có một tỷ lệ trích lập dự phòng riêng là cần thiết và có phòng quản lý vấn đề quản lý các khoản nợ và trích lập dự phòng cũng cần được chú ý.

- Thứ năm, Về quản trị rủi ro và xử lý nợ khó đòi: Có biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các khoản nợ khó đòi, tăng cường hoàn thiện qui trình cũng như công tác đôn đốc thu hồi nợ, hợp tác cùng có lợi với các đối tác, ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Có các biện pháp xử lý các khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp như cơ cấu lại thời hạn nợ, bán nợ, xóa một phần nợ cho khách hàng….

Một phần của tài liệu Quản trị khoản phải thu tại doanh nghiệp thịnh an cao bằng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w