2 Lợi nhuận sau thuế 36.165.994 94.73.667 69.106
BẢNG 2.9 BẢNG SO SÁNH LOẠI KHÁCH HÀNG QUA CÁC NĂM
Chỉ tiêu So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Nhóm A (1.647.832.773) (17,16) (4.459.925.654) (56,07) Nhóm B (87.720.695) (4,19) (14.010.438) (0.70) Nhóm C (2.001.304.848) (39,29) (1.092.740.067) (35,34) Nhóm N 475.666.959 42,57 208.745.208 13,10 (Nguồn: tự tổng hợp)
Ta dễ nhận thấy rằng, nhóm khách hàng A có xu hướng giảm qua các năm: năm 2012 nhóm khách hàng A giảm 17,16% so với năm 2011 tương đương giảm 1.647.832.773 (VNĐ), sang đến năm 2013 nhóm khách hàng A giảm 56,07% so với năm 2012 tương đương giảm 4.459.925.654 (VNĐ). Nhóm khách hàng B có xu hướng giảm qua các năm, năm 2012 nhóm khách hàng B giảm 4,19% so với năm 2011 sang đến năm 2013 tiếp tục giảm 0,70% so với năm 2012. Nhóm khách hàng C có xu hướng giảm đến năm 2012 nhóm khách hàng C giảm 39,29% so với năm 2011, đến năm 2013 giảm 35,34% so với năm 2012. Nhóm khách hàng N lại có xu hướng tăng qua các năm: năm 2011 là 1.117.426.924 (VNĐ), sang đến năm 2012 tăng 42,57% so với năm 2011 tức tăng 475.666.959 (VNĐ), đến năm 2013 tăng 13,10% so với năm 2012 tức tăng 208.745.208 (VNĐ) so với năm 2012. Nhìn khái quát ta thấy nhóm N tăng mạnh nhất là bởi doanh nghiệp đã mở rộng điều kiện tín dụng đối với nhóm này để thu hút thêm khách hàng mới, tạo hấp dẫn, vì theo đánh giá đây có thể là nhóm khách hàng lớn có chất lượng trong tương lai.
Tỷ trọng khoản phải thu nhóm khách hàng A và B trong tổng số khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2011, tổng nhóm khách hàng A và B chiếm 65,31% số khoản phải thu năm 2011. Năm 2012, tổng nhóm khách hàng A và B chiếm 68% số khoản phải thu năm 2012, năm 2013 tổng nhóm khách hàng A và B chiếm 59,07% số khoản phải thu năm 2013. Tuy nhiên, tỷ trọng trong nhóm khách hàng A trong tổng khoản phải thu năm 2012 lại tăng 0,69%, nhóm B tăng 2%, nhóm C giảm 7,33% và nhóm N tăng 4,64 %. Tỷ trọng nhóm khách hàng A trong tổng khoản phải thu năm 2013 giảm 16,68%, nhóm B tăng 7,75%, nhóm C tăng 0,41%, nhóm N tăng 8,52%. Chứng tỏ doanh nghiệp đang thận trọng có sự chuyển dịch phân bổ những nới lỏng chính sách tín dụng sang các nhóm khách hàng khác.
Như vậy chiếm phần lớn các khoản nợ phải thu của khách hàng tại công ty là nhóm khách hàng A và B( nhóm có độ tin cậy cao, ít rủi ro tài chính). Số còn lại là nhóm các khách hàng khác, trong đó đáng kể đến là sự gia tăng nhanh chóng của khách hàng N, đây là nhóm khách hàng tiềm năng mới của công ty, có khả năng trở thành nhóm A và nhóm B. Vì thế, các khoản phải thu có độ tuổi bị kéo dài phần nhiều cũng thuộc về nhóm A và B này.
2.2.2.3 Chính sách tín dụng hiện hành của Doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng
Tiêu chuẩn tín dụng
- Đối với các khách hàng lớn, truyền thông và có mối quan hệ làm ăn lâu năm, doanh nghiệp xếp họ là nhóm A. Do đã có sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, các hang đều có vị thế tài chính vững chắc, có uy tín trong thị trường ngành xây dựng.
- Đối với các hang, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và quy mô họa động nhỏ hơn, thanh toán có thể không đúng hạn nhưng chưa phát sinh nợ khó đòi. Nhưng cũng đã có mối quan hệ làm ăn lâu năm với công ty. Các đơn vị này khă năng tài chính khá vững chắc, nhưng thường đơn hàng không thường xuyên quanh năm, thường thanh toán không đúng hạn, thậm chí để quá hạn 3 tháng sau khi ký hợp đồng.
- Đối với khách hàng có uy tín thấp, tài chính không chắc chắn ( nhóm C). Nhưng khi cần tạo việc làm cho công nhân doanh nghiệp vẫn ký hợp đồng với họ. Tuy nhiên đi kèm với nó là các ràng buộc chắc chắn về tài chính và thanh toán.
- Đối với các đối tác tiềm năng mới, ví dụ như Nhà hàng Đức Hà … doanh nghiệp xếp họ nhóm N (New), áp dụng các điều khoản tín dụng ở mức vừa phải và mang tính thăm dò.
Mức chiết khấu
Hiện tại doanh nghiệp chưa áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán cho khoản phải thu của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào. Và quy mô vốn của công ty không lớn, nhu cầu chi thường xuyên cao, thường vay ngắn hạn ngân hàng, cho nên không thể quy định hạn mức tín dụng cao hơn được. Mặc dù vậy, không phải khách hàng nào, không phải lúc nào cũng thanh toán đúng hạn được, thường chậm hơn và đó là điều không thể tránh khỏi.
Chính sách thu nợ
Chính sách thu nợ của doanh nghiệp được tiến hành theo hợp đồng, theo lộ trình của đơn hàng. Phòng kế hoạch phối hợp với phòng kế toán và thông báo cho phòng kế toán về lịch kế hoạch hàng đi, cùng thông tin chi tiết liên quan. Phòng kế toán căn cứ vào đó và tiến hành thông báo thanh toán một phần giá trị hợp đồng ( thường nhỏ hơn hoặc bằng giá trị lô hàng xuất ( hợp đồng)). Đến khách hàng để doanh nghiệp có vốn tái sản xuất.Tuy nhiên thường chỉ được thanh toán với mức ít hơn mong muốn của phòng kế toán. Khi kết thúc đơn hàng, hoàn thành công trình kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp cho khách hàng thời hạn 30 ngày để thanh toán hết toàn bộ hợp đồng. Thông thường khách hàng thường thanh toán nhiều lần với giá trị nhỏ, còn dồn lại hết thời hạn tín dụng mới thanh toán hết. Thực ra quy định thanh toán nhiều lần theo lộ trình này không phải là điều khoản chính mang tính bắt buộc, mà chỉ dựa trên sự thông cảm lẫn nhau. Cho nên chưa phát huy hiệu quả của nó.
Tỷ lệ đặt trước
Đối với khách hàng nhóm A, thường doanh nghiệp không yêu cầu khách hàng đặt cọc trước theo tỷ lệ % gái trị hợp đồng mới.
Đối với khách hàng thuộc nhóm B, thường doanh nghiệp yêu cầu khách hàng đặt cọc trước 5% giá trị toàn bộ hợp đồng mới.
Đối với khách hàng thuộc nhóm C và nhóm N (New), thì doanh nghiệp yêu cầu khách hàng đặt cọc trước 10% giá trị toàn bộ hợp đồng mới.
Công tác theo dõi khoản phải thu
Công tác theo dõi đánh giá và đôn đốc thu hồi vốn tuy có nhiều kết quả tích cực và tương đối hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần xem lại. Hiện tại, phòng kế toán đảm bảo nhiệm vụ này, còn có 1 phòng chuyên trách theo dõi khoản phải thu trong đó có khoản phải thu của khách hàng. Đến hạn thanh toán, cán bộ theo dõi liên tục gửi các văn bản nhắc nhở đến phòng đại diện, đến văn phòng công ty để nhắc nhở thanh toán hoặc gọi điện thúc giục. Tuy nhiên không phải lần nào cũng thành công. Thông thường, theo một thói quen, khách hàng của doanh nghiệp thường chủ động thanh toán với doanh nghiệp khi có tiền, có khi sớm hơn thời hạn tín dụng cũng có khi muộn hơn, thường xảy ra ở nhóm khách hàng A. Các khách hàng này thanh toán bình thường, lúc sớm lúc muộn, tuy nhiên chưa có khoản nợ nào trở thành khó đòi và cũng chưa có khoản nợ nào quá thời hạn 3 tháng.
Biện pháp phòng ngừa rủi ro và xử lý nợ khó đòi
Khi doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng một phần làm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu…nhưng một phần cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn như không thu hồi được nợ, rủi ro do tác động của tỷ giá lãi suất… Để phòng ngừa thực tế phát sinh khoản phải thu khó đòi, ngoài việc phải tìm hiểu kỹ khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng. Doanh nghiệp còn kiểm soát khoản phải thu bằng cách ủy quyền cho ngân hàng như: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, BIDV… và các tổ chức tín dụng khác để tiến hành thủ tục pháp lý đòi nợ. Bên cạnh việc đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, đối với những khách hàng chạy ì thì doanh nghiệp đã nhờ đến cơ quan pháp luật xử lý.
Hiện doanh nghiệp chưa có tình trạng phát sinh các khoản nợ lớn hay nợ chưa thu hồi được, phần vì các khách hàng luôn có ý thức thanh toán dù có quá hạn. Nên doanh nghiệp cũng chủ quan chưa trích lập quỹ dự phòng rủi ro.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị khoản phải thu tại doanh nghiệp Thịnh An Cao Bằng.