- Hệ thống thông tin chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp còn yếu kém, Công ty phải tự tìm kiếm nên dự báo của Công ty thường không chính xác gây ảnh hưởng không ít tới tính khả thi của Chiến
4.3.1.4. xuất thiết lập mục tiêu các phương án chiến lược.
Để có thể đưa ra được các chiến lựợc khả thi thì Công ty cần đi phân tích kỹ lưỡng các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài để có thể tìm ra được các cơ hội cũng như những thách thức mà môi trường bên ngoài đem lại. Bên cạnh đó cần đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của Công ty mình để có thể dựa vào đó làm tiền đề để đưa ra các chiên lược.Sau khi đi phân tích các yếu tố trên để hình thành các ý tưởng chiến lược trên cơ sở cơ hội, nguy cơ, mạnh, yếu cần sử dụng ma trận cơ hội - nguy cơ - điểm mạnh - điểm yếu ( TOWS ).
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) 1. Đội ngũ nhân sự có tay
nghề và kinh nghiệm. 2. Khả năng tài chính ổn định. 3. Tập khách hàng trung thành. 4. Sản phẩm đa dạng. 5. Có định hướng quốc tế trong phát triển sản phẩm. 1. Hoạt động quảng bá hình ảnh. 2. Hoạt động R&D.
3. Công tác quản trị chưa tốt.
4. Hệ thống thông tin nghèo nàn.
5. Hệ thống kênh phân phối.
Cơ hội (O) CL điểm mạnh – cơ hội (S- O)
CL điểm yếu – cơ hội (W- O)
1. Tốc độ đô thị hóa tăng 2.Việt Nam gia nhập WTO 3.Nắm bắt được tâm lý của tập khách hàng mục tiêu. 4. Nhà cung cấp có thương hiệu và uy tín. 5.Chính trị Việt Nam ổn định. 1. Tìm kiếm thị phần tăng lên bằng cách tăng cường khai thác thị trường mục tiêu (S1, S3, O3) => chiến lược thâm nhập thị trường. 2. Mở rộng khai thác các đối tượng khách hàng ngoài thị trường mục tiêu hiện tại (S1, S2, O1, O2) => Chiến lược phát triển thị trường. 3. Công ty có thể thành lập các chi nhánh, văn phòng ở các thành phố công nghiệp để có thể tiếp cận và khai thác được tốt hơn thị trường (S1, S2, O1, O5, O4) => chiến lược kết hợp phía trước
1.Tăng cường công tác marketing để thâm nhập và khai thác hết thị trường mục tiêu (W1, W2, O1, O2, O3) => chiến lược thâm nhập thị trường.
2.Cải tiến hệ thống thông tin, hệ thống kênh phân phối,thay đổi cơ cấu để phát triển (W3, W4, W5, O2, O1) => chiến lược chỉnh đốn để phát triển. Thách thức ( T) CL điểm mạnh – thách thức (S-T) CL điểm yếu – thách thức (W-T) 1. Yếu tố công nghệ. 2.Đối thủ cạnh tranh mạnh. 3. Yếu tố tự nhiên.
4.Yếu tố văn hóa.
1. Phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ (S1, S2, T2, T3, T4) => chiến lược phát triển sản phẩm
2.Cải thiện chính sách lương thưởng để thu hút lao động (S1, S2, T2)=> chiến lược chỉnh đốn để phát triển
1.Tăng cường công tác marketing để thâm nhập thị trường (W1, T2, T4)=> Chiến lược thâm nhập thị trường.
2. Phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ (W2, T2, T3) => Chiến lược phát triển sản phẩm.
( Nguồn Tác giả ) Bảng 4.1. Mô thức TOWS.
Phân tích các chiến lược đề xuất.
Nhóm chiến lược S – O.
* Chiến lược thâm nhập thị trường: Tìm kiếm thị phần tăng lên bằng cách tăng cường khai thác thị trường mục tiêu. Để tăng sức cạnh tranh và thị phần trong khi những đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường như công ty TNHH kỹ thuật ánh sáng Âu Việt, Công ty cổ phần Khải Đức…có ưu thế và nhiều điểm mạnh hơn, công ty cần dựa vào những điểm mạnh của công ty là sự hiêu biết về các khách hàng tiềm năng, chất lượng dịch vụ cao, lợi thế từ thương hiệu mạnh của nhà cung cấp như Panasonic, Điện Quang… để tăng cường khai thác thị trường mục tiêu nhằm tận dụng được các cơ hội từ môi trường bên ngoài như đầu tư nước ngoài tăng cao.
* Chiến lược phát triển thị trường: Mở rộng khai thác các đối tượng khách hàng
ngoài thị trường mục tiêu hiện tại. Khi Việt Nam gia nhập WTO và tốc độ đô thi hóa tăng cao thì nhu cầu về ngành điện năng cũng tăng cao. Do vậy đây là cơ hội để cho các công ty phát triển và có cơ hội để tiếp cận với tập khách hàng mới. Vì vậy, để nắm bắt được cơ hội này công ty TNHH NEVON cần dựa vào điểm mạnh của công ty là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, cùng thương hiệu mạnh của nhà cung cấp, bên cạnh phân khúc thị trường hiện tại công ty có thể phát triển thị trường sang phân khúc thị trường mới là các khu công nghiệp, các nhà máy…
* Chiến lược kết hợp phía trước: Với sự hiểu biết khách hàng và sự năng động của
đội ngũ cán bộ, công ty có thể chiển khai chiến lược kết hợp về phía trước để có thể tiếp cận tốt hơn các đối tượng khách hàng tiềm năng. Đó là mở các chi nhánh, văn phòng tại các thành phố công nghiệp lớn để dễ dàng liên hệ khách hàng và nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Nhóm chiến lược S – T.
* Chiến lược phát triển sản phẩm: Phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường
mục tiêu và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.Với thị trường cạnh tranh gay gắt, công ty cần dựa vào đội ngũ cán bộ cùng sự hiểu biết thị trường để đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới mang tính khác biệt hóa.
Thực chất các sản phẩm về các thiết bị sản phẩm là những sản phẩm do nhà cung cấp phân phối, không có nhiều sự khác biệt với các sản phẩm của các công ty khác. Tuy nhiên, công ty vẫn có thể phát triển sản phẩm đặc thù dựa trên các sản phẩm tiêu chuẩn nhưng được điều chỉnh phù hợp với khách hàng ở thi trường mục tiêu của
mình bằng tay nghề của các nhân viên trong công ty và bằng chất lượng dịch vụ của công ty để có thể tránh được sự cạnh tranh của các đối thủ xâm nhập vào thị trường mục tiêu của công ty.
* Chiến lược chỉnh đốn để phát triển: Cải thiện chính sách lương thưởng để thu hút
lao động. Trong bối cảnh thị trường lao động cho ngành đang thiếu hụt như hiện nay, NEVON cần cải tiến chính sách nhân sự trong công ty, đặc biệt là chính sách lương thưởng để có thể giữ chân được các nhân viên có kinh nghiệm và nhiệp vụ giỏi trong công ty khỏi sự thu hút nhân sự giỏi từ các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, do mới đi vào hoạt động nên Công ty rất khó mới có thểcó được đội ngũ nhân sự như hiện nay vì vậy cần phải chú trọng đến vấn đề này để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Bởi Công ty có thể đứng vững được hay không là nhờ rất nhiều vào đội ngũ nhân sự của mình.
Nhóm chiến lược W – O.
* Chiến lược thâm nhập thị trường: Tăng cường công tác marketing để thâm nhập và
khai thác thị trường mục tiêu. Điểm yếu của công ty chính là chính sách mar keting chưa hiệu quả, do đó để có thể khai thác các cơ hội từ môi trường bên ngoài công ty có thể khai thác tốt thị trường hiện tại bằng cách tăng cường công tác marketing, tuyên truyền, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh…để mọi người biết đến Công ty.
* Chiến lược chỉnh đốn để phát triển: Cải tiến hệ thông thông tin, hệ thống kênh
phân phối, thay đổi cơ cấu để phát triển. Để khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ môi trường bên ngoài, công ty phải khắc phục các điểm yếu của bản thân công ty như: - Cải tiến hệ thống thông tin, thường xuyên cập nhật các thông tin mới để khách hàng có thể nắm bắt được các sản phẩm dịch vụ của công ty để thuận lợi cho việc tiêu dùng sản phẩm.
- Cải tiến cơ cấu tổ chức đặc biệt là công tác quản trị để có thể đưa ra được các chính sách, chiến lược phù hợp và có thể phát triển.
- Cải thiện hệ thống kênh phân phối do hiện nay kênh phân phối của công ty còn quả đơn giản và hoạt động chưa được hiệu quả cho lắm nên cần khắc phục để đạt được hiệu quả tối đa.
Nhóm chiến lược W – T
* Chiến lược thâm nhập thị trường: Để giảm bớt các thách thức do môi trường bên
ngoài đem lại như: đối thủ cạnh tranh mạnh, văn hóa, thị hiếu của từng vùng, của từng Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Minh Thư Lớp: K5HQ1D
đối tượng khách hàng công ty cần hạn chế các điểm yếu của minh đặc biệt là tăng cường hoạt động marketing để khách hàng biết đến công ty và có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với minh.
* Chiến lược phát triển sản phẩm: Phát triển các sản phẩm phù hợp với thị
trường mục tiêu và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh. Hiện nay công ty đang phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh khá mạnh. Không những mạnh về công nghệ mà họ còn có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này. Vì vậy, để có thể cạnh tranh được với các đối thủ này công ty cần phải phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường. Đồng thời nâng cao công tác nghiên cứu và phát triển để có thể nắm bắt được thị hiếu của tập khách hàng tiềm năng. Như thế mới có thể đưa ra được các sản phẩm có chất lượng tốt và được người tiêu dùng chấp nhận