Trong doanh nghiệp kinh doanh cần giữ chữ tín thông qua việc quan tâm tới quyền lợi của khách hàng nhằm tạo điều kiện thông thoáng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và tạo cơ hội cho việc tiêu thụ sản phẩm tiếp theo:
- Hàng hóa phải được chú trọng đến mẫu mã, hình thức đóng gói, vận chuyển. - Thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng giao hàng.
- Đơn giản đến mức cần thiết các thủ tục thanh toán.
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Đây là một khâu quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như sau quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Qua phân tích đánh giá ta có
thể thấy được mức độ hợp lý của công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được những ưu điểm, nhược điểm, những nguyên nhân của ưu nhược điểm đó để từ đó tìm ra được các biện pháp cần thiết áp dụng, rút kinh nghiệm cho các kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.
Cụ thể ta có các chỉ tiêu chính thường dùng để đánh giá hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm như:
- Thị phần của doanh nghiệp: Là tỷ lệ thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, đây là chỉ tiêu tổng quát nói lên sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thị phần tuyệt đối: Là tỷ trọng phần doanh thu của doanh ngiệp so với toàn bộ sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên thị trường.
Thị phần tương đối: Xác định trên cơ sơ thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp so với thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
- Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.
Thông qua sản lượng tiêu thụ để đánh giá xem kết quả tiêu thụ trên các thị trường của doanh nghiệp đã được mơ rộng hay thu hẹp. Việc mơ rộng thị trường doanh nghiệp có thể thực hiện là mơ rộng thị trường theo chiều rộng hoặc theo chiều sâu
vào thị trường mới, thị trường nước ngoài, thị trường của đối thủ cạnh tranh. Mơ rộng thị trường theo chiều sâu là việc doanh nghiệp tiến hành khai thác tốt
hơn trên thị trường hiện có bằng cách cải tiến hệ thống phân phối, thực hiện các chính sách sản phẩm, giá cả, dịch vụ sau tiêu thụ sản phẩm...
CHƯƠNG 2