II/ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phơng thức TDCT
2.10. Kiến nghị đối với khách hàng
•. Nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại th ơng và trình độ thanh toán quốc tế Một vấn đề bức thiết đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là phải tổ chức đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thơng, trình độ
pháp lý trong thơng mại quốc tế. Ngoài các ngiệp vụ ngoại thơng, doanh nghiệp cần phải nắm vững nghiệp vụ và thông lệ thanh toán quốc tế, cụ thể cần phải nắm vững nội dung UCP và các thông lệ quốc tế khác để hiểu rằng hợp đồng và L/C, chứng từ và hàng hoá là độc lập nhau, cần nâng cao kỹ năng trong việc lập chứng từ và kiểm tra nội dung L/C...
Mỗi doanh nghiệp nên có một bộ phận pháp chế hoặc sử dụng t vấn pháp lý để tránh đợc các bất đồng hoặc tranh chấp có thể xảy ra trong kinh doanh và trong thanh toán. Khi soạn thảo hợp đồng ngoại thơng, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ càng về thủ tục, cân nhắc kỹ các điều khoản, đặc biệt là điều khoản thanh toán trớc khi ký, hợp đồng phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác... Vì các điều khoản của hợp đông chặt chẽ sẽ là cơ sở để làm tốt việc thanh toán L/C sau này và khi quyết đinh lựa chọn phơng thức thanh toán L/C phải hết sức chú ý đến yêu cầu nghiêm ngặt của bộ chứng từ.
• . Tìm hiểu kỹ và lựa chọn đúng bạn hàng nớc ngoài
Bên cạnh việc thận trọng khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ về đối tác nớc ngoài vì dù hợp đồng có chặt chẽ đến đâu nhng nếu các đối tác cố tình lừa đảo thì quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể bị vi phạm.
Các vụ tranh chấp xảy ra đều là do doanh nghiệp cha chú trọng chọn đúng đối tác trong kinh doanh. Việc tìm hiểu thực lực và uy tín của bạn hàng là hết sức cần thiết. Hiện nay, khi các ngân hàng Việt Nam còn cha cung cấp nghiệp vụ này, các doanh nghiệp có thể thông qua Phòng Thơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam để có các thông tin đáng tin cậy về đối tác làm ăn. Các doanh nghiệp có thể nhờ các ngân hàng phục vụ mình tìm hiểu đối tác kinh doanh thông qua hệ thống các ngân hàng đại lý tại nớc ngoài.
Trong quan hệ mua bán với nớc ngoài cần phải tuân thủ thông lệ quốc tế không trái với luật pháp quy định của Việt Nam, không nên vì lợi nhuận ngắn
Trờng đại học Ngoại Thơng Hà Nội
hạn mà làm ăn thiếu trung thực, đánh mất uy tín của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung, gây thiệt hại cho lợi ích lâu dài của quốc gia cũng nh của doanh nghiệp.
• . Tranh thủ sự t vấn của các ngân hàng khác
Để tránh rủi ro cho mình, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam ngoài việc tranh thủ sự hỗ trợ về vốn từ các ngân hàng thơng mại còn cần phải dựa vào các ngân hàng để nắm bắt thêm thông tin, xin t vấn thêm về các điều khoản thanh toán quốc tế trớc khi ký kết hợp đồng ngoại thơng. Ngay cả khi có các tranh chấp xảy ra thì ngân hàng cũng có thể hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại cho khách hàng Việt Nam nhất là thanh toán đợc thực hiện bằng L/C.
Tóm lại, trên đây là một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ của Ngân hàng VCB. Việc phát triển của ngành ngân hàng nói chung và của Ngân hàng VCB nói riêng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế cũng nh mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng đều có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nớc và góp phần thực hiện mục tiêu chiến lợc mà Đảng và Nhà nớc ta đã để ra.
Kết luận
Hoạt động thanh toán quốc tế đặc biệt là hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, là cơ sở để hoà nhập và bình đẳng trên thị trờng thơng mại quốc tế. Bởi vậy, thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng nói chung và của Ngân hàng VCB nói riêng.
Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ nhìn chung còn có nhiều điều mới mẻ đối với các ngân hàng và các doanh nghiệp Việt Nam do chúng ta chỉ vừa mới chuyển sang “nền kinh tế mở” khoảng hơn một thập niên lại đây. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ vẫn đã và đang đợc chú trọng phát triển tại Ngân hàng VCB và đợc coi là một trong những hoạt động chủ yếu tại ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này không phải là không có những tồn tại. Mặc dù hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng tín dụng th đã đạt đợc những thành công nhất định tuy nhiên không thể phủ nhận đợc những khó khăn mà phơng thức này đang gặp phải. Nó vẫn là mối đe dọa đối với ngân hàng và cả các khách hàng.
Trớc tình hình đó cùng với sức ép cạnh tranh của các ngân hàng khác, Ngân hàng VCB cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy thế mạnh và những hiệu quả ngân hàng đã đạt đợc trong kinh doanh đối ngoại, giải quyết những vớng mắc còn tồn đọng, nâng cao vị thế của ngân hàng.Việc thực thi các giải pháp nâng cao hiệu quả trong thanh toán theo phơng thức tín dụng chứng từ luôn đợc Ngân hàng VCB coi là nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, việc vận dụng nh thế nào trong thực tế không dễ chút nào, bởi lẽ nó sẽ ảnh hởng tới lợi ích của khách hàng và nhiều khi
Trờng đại học Ngoại Thơng Hà Nội
vận dụng quá chặt chẽ vô tình sẽ phá vỡ mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa khách hàng và ngân hàng. Do đó, vận dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả một cách thích hợp chính là nghệ thuật kinh doanh của ngân hàng.
Với mục tiêu tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất kết hợp hài hoà lợi ích của các ngân hàng thơng mại cũng nh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khoá luận này đã tập trung nghiên cứu sâu về phơng thức thanh toán tín dụng chứng từ, hệ thống hoá những lý luận tổng quan về phơng thức tín dụng chứng từ, phân tích đánh giá tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng VCB trong 5 năm gần đây (1997 - 2001). Đồng thời khoá luận cũng nêu lên một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ảnh hởng đến hiệu quả sử dụng phơng thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng VCB dới các góc độ khác nhau: từ bản thân Ngân hàng VCB, từ phía khách hàng và các nguyên nhân từ môi trờng vĩ mô. Qua đó, khoá luận rút ra đợc các bài học một phần nhằm phát huy những lợi thế của phơng thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế, đề ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu, mặt khác đa ra một số kiến nghị để khắc phục và giải quyết các tồn tại trong hoạt động thanh toán theo phơng thức tín dụng chứng từ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phơng thức này trong thời gian tới.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS Nguyễn Đức Dỵ
đã hớng dẫn em hoàn thành khoá luận. Xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú Phòng Thanh toán quốc tế, Ngân hàng VCB đã nhiệt tình giúp đỡ cả về lý luận và thực tiễn để khoá luận đợc nhanh chóng hoàn thành.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình thanh toán Quốc tế trong ngoại thơng - PGS. NGƯT Đinh Xuân Trình - Nhà xuất bản giáo dục - trờng Đại học ngoại thơng Hà Nội 1998.
2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ : Hớng dẫn sử dụng các chứng từ thông dụng trong xuất nhập khẩu hàng hoá - PGS. NGƯT Đinh Xuân Trình - Hà Nội , 1995.
3. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ : Các tranh chấp thờng phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩuh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nớc ngoài và cách giải quyết - PGS, PTS Hoàng Ngọc Thiết. Hà Nội, 1999.
4. Luật các tổ chức tín dụng - Nhà xuất bản chính trị quốc gia - 1998. 5. Luật Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
6. Tiền tệ, ngân hàng và thị trờng tài chính - Frederic S. Mishkin - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 1999.
7. Báo cáo thờng niên 1998, 1999, 2000, 2001 Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam.
8. Báo cáo hoạt động kinh doanh 1998, 1999, 2000, 2001 - Chi nhánh ngân hàng ngoại thơng Hà Nội.
9. Tạp chí Credit Insight quý 2/2001
10. Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ và nhờ thu kèm chứng từ - Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam.
Trờng đại học Ngoại Thơng Hà Nội