Phạm vi thẩm quyền đại diện

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Luật dân sự (Trang 29)

- Phạm vi đại diện là giới hạn quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong việc nhân danh người được đại diện xác lập và thực hiện giao dịch với người thứ ba.

- Ý nghĩa pháp lý:

+ Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong pham vi đại diện

+ Người đại diện phải thông báo cho người thứ 3 trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình. VD: A ủy quyền cho B kí kết hợp đồng bán nhà mà không ủy quyền việc nhận tiền bán nhà. Nếu ko biết rõ phạm vi đại diện này, người mua cứ chuyển tiền cho B thì A coi như vẫn chưa nhận tiền nhà và phải tự đòi B.

+ Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Phạm vi đại diện được xác định theo từng hình thức đại diện:

+ Đối với hình thức đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Đối với đại diện theo uỷ quyền, phạm vi uỷ quyền được xác đinh theo văn bản uỷ quyền. Phạm vi uỷ quyền đại diện không xác định như đại diện theo pháp luật. Quyền hạn của người đại diện theo uỷ quyền có thể là việc thực hiện một giao dịch dân sự, có thể là thực hiện liên tục một giao dịch dân sự hoặc việc xác lập một giao dịch dân sự .

Người đại diện theo uỷ quyền phải trực tiếp thực hiện các giao dịch dân sự đã nhận, nhưng trong một số trường hợp nếu được sự đồng ý của người được đại diện thì người đại diện có thể uỷ quyền lại cho người khác thực hiện thay thẩm quyền đại diện của mình.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Luật dân sự (Trang 29)