nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự làm gián đoạn chấm dứt.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
+ Có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu. VD: A chiếm hữu không có căn cứ pháp luật 1 chiếc xe máy trong 2 năm sau đó cầm đồ cho B. Trong thời gian cầm đồ, B tự ý bán cho C. A phát hiện ra và kiện đòi bồi thường chiếc xe máy sau khi đã thanh toán đầy đủ nghĩa vụ trả bợ cho B. Tranh chấp xảy ra Tòa yêu cầu C phải trả xe máy cho A. Như vậy, thời hiệu hưởng quyền dân sự được tính lại từ đầu, 2 năm đã chiếm hữu của A trước đó coi như không có giá trị.
+ Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp. Các dạng tranh chấp phải liên quan đến quyền sở hữu đối với tài sản sẽ được xác lập quyền. VD: A đang chiếm giữ không có căn cứ pháp luật ngay tình với 1 chiếc xe đạp, có B đến tranh chấp quyền sở hữu nhưng B không chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp của mình nên A vẫn tiếp tục chiếm hữu chiếc xe đấy.
+ Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác. VD: A chiếm hữu không có căn cứ pháp luật 1 chiếc xe đạp 4 năm thì bán cho B. Sau khi mua về, B sẽ được hưởng quyền xác lập quyêng sở hữu theo thời hiệu sau 6 năm sẽ được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp.
- Cách tính thời hiệu khởi kiện: Thông thường, thời hiệu khởi kiện được tính liên tục, Tuy nhiên, có khoảng thời gian nhất định sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong thực tế có những sự kiện xảy ra làm gián đoạn thời hiệu khởi kiện và quãng thời gian xảy ra những sự kiện đó không được tính vào thời gian khởi kiện. Cách tính này hoàn toàn khác với thời hiệu hưởng quyền và miễn trừ nghĩa vụ dân sự phải được tính lại từ dầu nếu có sự kiện gián đoạn xảy ra. Các sự kiện sau đây không tính vào thời hiệu khởi kiện:
+ Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, yêu cần không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. VD: Sự kiện bất khả kháng như mưa lũ, động đất ,… Trở ngại khách quan như chuyến công tác bị kéo dài không về kịp do bạo động làm giao thông bị đình trệ.
+ Chưa có người đại diện hoặc chưa có người đại diện khác thay thế đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện: Nếu có một trong các sự kiện sau đây xảy ra thì thời hiệu khởi kiện được tính lại từ đầu: + Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
+ Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện. VD: A đã trả nợ cho B 5 triệu trong khoản nợ 100 triệu sau khi B đòi A nhiều lần kể từ khi hết hạn của hợp đồng vay 1 năm. Vậy thời hiệu khởi kiện với 95 triệu còn lại sẽ tính lại từ đầu.
+ Các bên tự hòa giải với nhau có chứng cứ về thời điểm đã hòa giải.
VẤN ĐỀ 5: TÀI SẢN1. Khái niệm 1. Khái niệm Tài sản bao gồm: + Vật + Tiền + Giấy tờ có giá + Quyền tài sản
Đây là cách định nghĩa tài sản mang tính chất liệt kê. Ưu điểm: dễ áp dụng; Nhược điểm: không bao quát được hết các loại tài sản, dẫn đến có những đối tượng không có QPPL trực tiếp điều chỉnh.
Vật
• Định nghĩa : Vật là một bộ phận của thế giới giới vật chất, tồn tại khách quan mà con thể cảm giác được bằng các giác quan của mình.
• Đặc điểm :
+ Con người có thể chiếm hữu được ( Nếu không chiếm hữu được đồng nghĩa với ko tác động vào đc gió, không khí tuy thuộc thế giới vật chất nhưng ko thể coi là tài sản về mặt pháp lí);
+ Mang lại lợi ích cho chủ thể;
+ Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai ( phải có cơ sở đảm bảo cho sự hình thành của vật trong tương lai, VD: công trình xây dựng đang xây dựng theo dự án, vụ mùa sẽ được thu hoạch).
Tiền
• Định nghĩa: Tiền là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. • Đặc điểm:
+ Một tài sản được coi là tiền khi nó đang lưu hành trên thực tế ( tiền cổ ko coi là tài sản) + Tiền phải có mệnh giá nhất định.
+ Luôn lưu hành ko thời hạn, không ghi danh. + Tiền có thể là ngoại tệ hoặc nội tệ.
Giấy tờ có giá
• Định nghĩa: Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. • Đặc điểm :
+ Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: séc, trái phiếu, tín phiếu, hối phiếu, kì phiếu, công trái.
+ Do nhiều cơ quan phát hành: Ngân hàng NN, Chính phủ, kho bạc, các công ty cổ phần (khác với tiền chỉ do Ngân hàng Nhà nước VN phát hành).
+ Có thể có mệnh giá hoặc không. + Có thể có thời hạn sử dụng hoặc không. + Có thể ghi danh hoặc không.
• Lưu ý: Các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng với tài sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng dất, đăng kí xe, sổ tiết kiệm) không phải là giấy tờ có giá. Chúng chỉ là vật thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó.
Quyền tài sản
• Định nghĩa: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.
• Đặc điểm:
+ Quyền tài sản được hiểu là xử sự được phép của chủ thể mang quyền. Quyền này phải trị giá được thành tiền.
+ Quyền tài sản có rất nhiều nhưng chỉ những quyền tài sản nào có thể trở thành đối tượng trong các giao dịch dân sự mới được coi là tài sản.
+ Quyền tài sản được coi là tài sản như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản bị xâm phạm, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng.
2. Phân loại tài sảnĐộng sản và bất động sản Động sản và bất động sản
• Cơ sở: Dựa vào đặc tính vật lý của tài sản là có thể di dời được hay không thể di dời được. • Định nghĩa:
- Bất động sản bao gồm : + Đất đai;
+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; + Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
+ Các tài sản khác do PL quy định;
- Động sản là những tài sản không phải bất động sản.
Tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức
• Cơ sở : Dựa vào nguồn gốc và cách thức hình thành tài sản. • Định nghĩa:
- Tài sản gốc : là tài sản khi sử dụng, khai thác công dụng thì sinh ra lợi ích vật chất nhất định. - Hoa lợi, lợi tức: đều là tài sản sinh ra từ việc khai thác, sử dụng tài sản gốc.
+ Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại như con bê con do con bê mẹ đẻ ra, hoa quả thu hoạch từ cây cối.
+ Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản mà không phải do tài sản tự sinh ra như tiền lãi, tiền thuê nhà,... • Lưu ý :
+ Tài sản có thể là tài sản gốc so với tài sản này nhưng nó lại trở thành hoa lợi, lợi tức của tài sản khác (VD: con ngựa có thể là hoa lợi sinh ra từ con ngựa mẹ nhưng lại là tài sản gốc khi nó sinh ra con ngựa con)
+ Hoa lợi, lợi tức khác với một bộ phận của tài sản: Chỉ khi tài sản được tách ra khỏi tài sản gốc nói mới được coi là hoa lợi, lợi tức của tài sản đó còn nếu nó vẫn gắn liền với tài sản gốc thì nó được coi là một bộ phận thể tách rời của tài sản đó. V: hoa quả vẫn ở trên cây, con bê vẫn trong bụng mẹ
+ Hoa lợi, lợi tức khác với sản phẩm: Chỉ được gọi là hoa lợi, lợi tức nếu tài sản đó sinh ra từ tài sản gốc nhưng không làm giảm sút, ảnh hưởng đến trạng thái ban đầu của tài sản gốc (VD: cây trồng trên đất thì cây được thu hoạch là sản phẩm chứ không phải là hoa lợi. Quả trên cây được thu hoạch lại được coi là hoa lợi).
Tài sản có đăng kí quyền sở hữu, tài sản không đăng kí quyền sở hữu
• Cơ sở: Căn cứ vào giá trị của tài sản, vai trò và ý nghĩa của nó đối với chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, quản lý NN.
• Định nghĩa:
- Tài sản có đăng kí quyền sở hữu là tài sản mà pháp luật quy định bắt buộc phải đăng ký, nếu không có đăng kí sẽ không được công nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó (Nhà, máy bay, tàu biển, ô tô, súng ,..)
- Tài sản không đăng kí quyền sở hữu là tài sản mà theo quy định của pháp luật không buộc phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tài sản hữu hình, tài sản vô hình
• Cơ sở: Căn cứ vào hình dáng của tài sản. • Định nghĩa:
- Tài sản hữu hình là tài sản có thể nhìn được bằng mắt, có hình dáng cụ thể ( tiền, vật, giấy tờ giá trị) - Tài sản vô hình là quyền tài sản.
3. Phân loại vật
• Vật chính và vật phụ:
- Vật chính là vật độc lập có thể khai thác công dụng theo tính năng. VD: ti vi, máy ảnh.
- Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chính. VD: điều khiển ti vi, vỏ máy ảnh.
Khi bên có nghĩa vụ chuyển giao vật thì phải chuyển giao cả vật chính và vật phụ. • Vật chia được và vật không chia được
- Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. VD: xăng, gạo, vải.
- Vật không chía được là vật khi chia thành nhiều phần nhỏ thì mỗi phẫn không thể có được tính chất cũng như tính năng sử dụng ban đầu của vật. VD: đồng hồ, ô tô.
• Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
- Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được hình dáng, tính chất, chức năng sử dụng ban đầu. VD: gạo, nước, thực phẩm,… không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê, cho mượn.
- Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và chức năng sử dụng ban đầu. VD: xe máy, điện thoại,..
• Vật cùng loại và vật đặc định:
- Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, chức năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. VD: gạo, mắm, muối,… khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật cùng loại thì bên có nghĩa vụ chỉ cần giao vật cùng loại đó với chất lượng tương đương là được.
- Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, màu sắc, hình dáng, chất liệu, vị trí. VD: xe máy được dập số khung, số càng; sách ghi tên chủ sở hữu,.. khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật thì phải giao đúng vật đó.
• Vật đồng bộ và vật không đồng bộ
- Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chính thể mà nếu thiếu 1 bộ phận thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng bị giảm sút. VD: bộ máy vi tính, đôi giầy,..
Khi chuyển giao vật phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành.
4. Chế độ pháp lý đối với tài sản
3 chế độ sau:
- Tài sản cấm lưu thông: Là tài sản mà vì lợi ích của nó đối với nền KT quốc dân, an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia mà NN cấm giao dịch như vũ khi quân dụng, ma túy, chất phóng xạ,…
- Tài sản hạn chế lưu thông: Là tài sản sau khi dịch chuyển trong giao dịch dân sự nhất thiết phải tuân theo những quy định riêng của PL. VD: vũ khí thể thao, thanh toán bằng ngoại tệ với số lượng lớn,…
- Tài sản tự do lưu thông: Là tài sản mà không có quy định nào của PL hạn chế việc dịch chuyển đối với tài sản đó, nếu có sự dịch chuyển thì các chủ thể không cần xin phép.
VẤN ĐỀ 6. QUYỀN SỞ HỮU
1. Khái niệm
- Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
2. Nội dung quyền sở hữu
Nội dung quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
Quyền chiếm hữu tài sản
* Khái niệm: Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lí tài sản. * Các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật:
- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản: Chủ sở hữu là người có quyền sở hữu đối với một tài sản nhất định.
+ Việc có được tài sản đó dựa trên các căn cứ xác lập quyền sở hữu do pháp luật quy định: Đối với tài sản có đăng kí quyền sở hữu thì có thể xác định chủ sở hữu thông qua các giấy tờ xác nhận sở hữu còn đối với tài sản không đăng kí quyền sở hữu thì xác định chủ sở hữu thông qua việc suy đoán (Ai là người đang chiếm hữu thực tế thì người đó được coi là chủ sở hữu tài sản).
+ Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lí tài sản.Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, giám đoạn về thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản:
+ Việc ủy quyền chiếm hữu có thể được thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền.
+ Người được ủy quyền chỉ được thực hiện việc quản lí tài sản nhưng có thể được thực hiện hành vi khác (sử dụng) nếu được chủ sở hữu cho phép. Phạm vi, cách thức, thời hạn chiếm hữu được xác định theo hợp đồng ủy quyền.
+ Người được ủy quyền chiếm hữu không thể được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.