- Quyền sở hữu được xác lập do được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
2. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu Kiện đòi lại tài sản
Kiện đòi lại tài sản
- Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu trái pháp luật phải trả lại tài sản cho mình.
- Khi áp dụng phương thức kiện này phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Thứ nhất, chủ thể có quyền yêu cầu phải là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó như người thuê tài sản, người nhận gửi tài sản, người nhận cầm cố.
+ Thứ hai, người bị khởi kiện phải là người đang chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản, bởi nhiều khi chủ sở hữu hợp pháp phát hiện ra người chiếm hữu tài sản của của mình lúc trước nhưng lúc này người chiếm hữu tài sản đó đã trở hành chủ sở hữu của tài sản do đc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu hoặc do xác lập quyền sở hữu với vật đánh rơi, gia súc, gia cầm thất lạc,v.v..
+ Thứ ba, tài sản phải còn trong sự chiếm hữu của chủ thể chiếm hữu bất hợp pháp. Nếu tài sản ko còn tồn tại do đã bị mất hoặc bị tiêu hủy thì lúc này ko thể áp dụng phương thức kiện đòi lại tài sản mà chỉ có thể đòi bồi thường thiệt hại.
+ Thứ tư, ko rơi vào các trường hợp pháp luật quy định k phải trả lại tài sản theo Điều 257 và 258 BLDS:
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản ko phải đăng ký quyền sở hữu (xe đạp, tủ) từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có đc động sản này thông qa hợp đồng ko có đền bù (tặng, cho) với người ko có quyền định đoạt tài sản (A cho B mượn, B lại tặng cho C); trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù (mua, bán) thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu ( B ăn cắp của A lại bán cho C). Như vậy, nếu người chiếm hữu ngay tình có đc tài sản thông qua giao dịch có đền bù và tài sản đó ko phải bị mất cắp, bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu thì nguyên đơn ko thể kiện đòi lại tài sản.
Chủ sở hữu đc đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản (trừ trường hợp người thứ 3 chiếm hữu ngay ình nhận đc tài sản thông qa bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ qan nhà nước là chủ sở hữu nhưng sau đó người này ko phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa).
- Hậu quả pháp lý:
+ Đối với người chiếm hữu ngay tình thì họ đc quyền sử dụng tài sản. Do đó, khi phải trả lại tài sản thì người này ko phải hoàn lại hoa lợi, lợi tức phát sinh.
+ Đối với người chiếm hữu ko ngay tình thì luôn phải trả lại cả tài sản lẫn hoa lợi, lợi tức phát sinh.
Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản là việc chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải bổi thường cho mình.
+ Chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp ko thể kiện đòi lại tài sản do tài sản đã bị hư hỏng hoặc đang nằm trong sự chiếm hữu của chủ thể khác ko xác định đc hoặc người chiếm hữu tài sản đó ngay tình và ko phải trả lại tài sản.
+ Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Bồi thường trong HĐ sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận về điều kiện bồi thường, mức bồi thường, phương thức bồi thường ghi trong HĐ. Bồi thường ngoài HĐ thì phải đáp ứng những điều kiện sau: phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật (nếu gây thiệt hại trong trường hợp thi hành công vụ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết thì coi là hợp pháp), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, có lỗi của người gây thiệt hại.
- Thiệt hại về tài sản đc bồi thường toàn bộ theo nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu và có thể bao gồm những thiệt hại sau đây: thiệt hại do tài sản bị mất, thiệt hại do tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp
- Khi phát hiện hành vi xâm phạm tới việc thực hiện các quyền năng của mình thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có một trong 2 quyền sau:
+ Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt ngay hành vi của mình.
+ Yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi đó nếu biện pháp tự yêu cầu đạt hiệu quả ko cao và bên xâm phạm ko tự nguyện, thiện chí chấm dứt hành vi xâm phạm.