Các hình thức định đoạt khác: Chủ sở hữu lương thực, thực phẩm định đoạt số phận thực tế của tài sản thông qua việc

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Luật dân sự (Trang 41)

khai thác giá trị của lương thực, thực phẩm.

* Chú ý:

- Việc định đoạt tài sản có thể được thực hiện bởi chủ sở hữu, người không phải chủ sở hữu nếu được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt hoặc được định đoạt theo quy định của pháp luật (người giám hộ bán tài sản của người được giám hộ để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ).

- Chủ sở hữu, người không phải chủ sở hữu khi định đoạt phải có năng lực hành vi dân sự. Nếu pháp luật quy định trình tự, thủ tục định đoạt đối với một loại tài sản nhất định thì phải tuân theo trình tự, thủ tục này.

- Chủ thể định đoạt tài sản phải chịu những hạn chế nhất định.

+ Khi tài sản đem bán là cổ vât, di tích lịch sử, văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

+ Trường hợp chủ thể khác có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó ( VD: Một trong các đồng sở hữu chủ muốn bán phần quyền của mình thì các đồng sở hữu khác có quyền ưu tiên mua)

VẤN ĐỀ 7: HÌNH THỨC SỞ HỮU1. Sở hữu Nhà nước 1. Sở hữu Nhà nước

* Chủ thể: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là chủ sở hữu của tài sản thuôc sở hữu toàn dân. * Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước:

Điều 17 Hiến pháp 1992 quy định “ Đất đại, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng

biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh […]và các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”.

- Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách gián tiếp thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật trong đó quy định cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện các quyền năng nhất định đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

- Nhà nước giao tài sản cho các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác và cá nhân, đồng thời cho phép các doanh nghiệp thực hiện quyền năng của chủ sỡ hữu đối với tài sản đó trong một phạm vi theo quy định của PL.

2. Sở hữu tư nhân

*Chủ thể: Cá nhân là chủ thể sở hữu của tài sản hợp pháp của cá nhân đó.

Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.

* Tài sản thuộc sở hữu tư nhân:

Tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị. Bao gồm:

- Các thu nhập hợp pháp: Thu nhập có từ hoạt động lao động, sản xuất kinh doanh hợp pháp; thu nhập có từ việc được tặng cho, thừa kế tài sản. Thu nhập chỉ được coi là hợp pháp nếu cá nhân thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và các cá nhân tổ chức khác.

- Của cải để dành. - Nhà ở.

- Tư liệu sinh hoạt: Toàn bộ những tư liệu sinh hoạt phục vụ nhu cầu hằng ngày như ô tô, xe máy, giường tủ,… - Tư liệu sản xuất: Các tư liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất như nhà xưởng, máy móc, gia súc.

- Vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân.

*Phương thức chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản tư nhân:

- Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản thuộc sở hữu tư nhân gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm phục vu nhu cần sinh hoạt, tiêu dụng hoặc sản xuất kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của PL.

- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu tư nhân không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

3. Sở hữu tập thể

*Chủ thể: Hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác

sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lí và cùng hưởng lợi là chủ sở hữu của sở hữu tập thể.

* Tài sản thuộc sở hữu tập thể:

- Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên. Đối với xã viên mức góp vốn không được quá 30% vốn điều lệ của hợp tác xã.

- Thu nhập hợp pháp do hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tài sản được Nhà nước hỗ trợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các nguồn khác phù hợp với quy định của PL: như khoản vay ngân hàng hoặc huy động từ nguồn khác, hỗ trợ của cá nhân, tổ chức.

*Phương thức chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của tập thể:

- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể, bảo đảm sự phát triển ổn định của sỡ hữu tập thể.

- Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên.

- Thành viên của tập thể có quyền được ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể.

4. Hình thức sở hữu chung

* Khái niệm: Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung hợp nhất và

sở hữu chung theo phần. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

Cơ sở để hình thành sở hữu chung là “tài sản chung”. Theo đó các chủ sở thể cùng có quyền sở hữu đối với tài sản được gọi là các đồng sở hữu chủ. Sở hữu chung có thể được hình thành trên cở sở thỏa thuận giữa các đồng sở hữu hoặc có thể được hình thành trên có sở quy định của PL. Tài sản thuộc sở hữu chung là một khối thống nhất, hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ thể này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ thể khác.

* Các loại sở hữu chung.

a) Sở hữu chung theo phần:

* Khái niệm: Là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

* Đặc điểm:

+ Phần quyền của mỗi chủ sở hữu luôn được xác định theo một tỷ lệ nhất định trên tài sản chung, tỷ lệ đó có thể bằng nhau, có thể không.

+ Việc xác định phần quyền trong việc sử dụng tài sản chung theo nguyên tắc thỏa thuận, nếu không thỏa thuận hoặc có tranh chấp thì sẽ xác định theo nguyên tắc phần quyền bao nhiêu sẽ hưởng lợi, hoặc chịu rủi ro tương ứng bấy nhiêu.

+ Phần quyền của các đồng sở hữu chủ có thể là đối tượng của giao dịnh dân sự, nếu một trong các đồng sở hữu chủ chết thì phần quyền đó được để lại cho những người thừa kế; Nếu chủ sở hữu đó từ bỏ phần quyền sở hữu hoặc không có người thừa kế thì phần quyền đó thuộc sở hữu nhà nước.

+ Khi một trong các đồng sở hữu chủ muốn bán phần quyền của mình thì các đồng sở hữu chủ khác được quyền ưu tiên mua ( trong thời hạn 3 tháng đối vs bất động sản, 1 tháng đối với động sản kể từ ngày đăng thông báo bằng văn bản, nếu không có đồng sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó có quyền bán cho người khác).

b) Sở hữu chung hợp nhất:

*Khái niệm: Là sở hữu chung mà trong đó phần quyền của các chủ sỡ hữu không được xác định đối với tài sản chung.

Các chủ sỡ hữu chung hợp nhất có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. * Các loại sở hữu chung hợp nhất:

- Sở hữu chung của vợ chồng:

+ Là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

+ Tài sản chung vợ chồng có thể phân chia trong các trường hợp sau: Ly hôn (chia ½ có tính đến công sức đóng góp của các

bên); 1 bên chết hoặc bị Tòa tuyên bố chết (Phần tài sản của người chết chia theo quy định về thừa kế); Khi hôn nhân tồn tại (chia theo thỏa thuận hoặc theo quy định của PL).

- Sở hữu chung của cộng đồng (dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo,…)

+ Là sở hữu chung không thể phân chia.

+ Tài sản thuộc sở hữu cộng đồng có thể được hình thành từ tập quán, tài sản do các thành viên cộng đồng góp vào, được tặng cho chung nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng.

+ Các thành viên cộng đồng cùng quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích cộng đồng nhưng không được trái PL; Khi 1 thành viên chết thì các thành viên khác tiếp tục sử dụng tài sản chung cộng đồng.

- Sở hữu chung trong nhà chung cư. + Là sở hữu không thể phân chia.

+ Các chủ sở hữu căn hộ chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lí, sử dụng, định đoạt phần diện tích và thiết bị chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trường hợp nhà chung cư bị thiêu hủy thì chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền sử dụng phần diện tích mặt đất của nhà chung cư theo quy định của PL.

c) Sở hữu chung hỗn hợp

- Là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

VẤN ĐỀ 8: CĂN CỨ XÁC LẬP, CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu 1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Khái niệm của căn cứ xác lập quyền sở hữu

- Căn cứ xác lập quyền sở hữu là những sự kiện pháp lý do pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với tài sản sẽ được phát sinh.

- Việc xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng, bởi pháp luật chỉ bảo vệ quyền sở hữu tài sản cho một chủ thể nhất định nếu tài sản đc xác lập quyền sở hữu dựa trên các căn cứ do PL quy định. Mặt khác, khi một người là chủ sở hữu đối với 1 tài sản thì họ có quyền năng đối với tài sản đó và phải chịu mọi rủi ro do tài sản mang lại cũng như chịu trách nhiệm bồi thường nếu tài sản mà mình là chủ sở hữu gây thiệt hại cho chủ thể khác.

Phân loại căn cứ xác lập quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn Luật dân sự (Trang 41)