Tác hại của việc sử dụng và bảo quản bao bì thuốc BVTV

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 63)

Khi được thải bỏ vào môi trường, bao bì hóa chất nông nghiệp tác động tới môi trường và sức khỏe con người thông qua 2 thành phần:

- Thành phần hóa chất BVTV tồn dư trong bao bì - Bản thân bao bì đựng hóa chất BVTV

Theo kết quả điều tra về sự hiểu biết của người dân về mức nguy hại của thuốc BVTV ta có kết quả như bảng sau:

Bảng 4.17. Đánh giá của người dân về mức nguy hại của thuốc BVTV

STT Thôn Kết quả Tỷ lệ (%)

1 Chỉ Trung 11/15 73,34

2 Mỹ Đức 9/15 60

3 Phong Lạc 10/11 90,9

4 An Phụ 7/9 77,78

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, đề tài thực hiện, 2012)

Qua bảng trên ta cũng phần nào nhận thấy được tác động của thuốc BVTV là rất nguy hiểm.

Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, các thuốc BVTV được sử dụng ngày càng nhiều, với chủng loại mỗi ngày một đa dạng. Tuy nhiên, với hiện trạng thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV như trên thì đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm cần được quan tâm, đặc biệt là tại một xã thuần nông như xã Đông Trung.

a) Tác động của hóa chất BVTV

Qua khảo sát ở mỗi thôn có người phun thuốc chính tuổi từ 30 đến 50 đã có những thời gian phun thuốc nhất định trong vòng 3 năm, những người này 60% là nam và 40% là nữ, tuy chưa có người nào bị ngộ độc cấp nhưng hầu hết có các triệu chứng nhiễm độc mãn tính do thuốc trừ sâu, các biểu hiện đó được thể hiện như sau:

Bảng 4.18. Tỷ lệ một số bệnh thường gặp tại xã Đông Trung

An Phụ Mỹ Đức PhongLạc TrungChỉ

1 Nhiễm độc cấp: Chóng mặt, mệt mỏi 77,78% 86,67% 72,72% 73,34% 2 Biểu hiện về da 44,45% 46,67% 27,27% 33,34% 3 Biểu hiện về thần kinh 44,45% 46,67% 36,36% 40% 4 Biểu hiện về suy giảm hô hấp 33,34% 53,34% 45,45% 26,67%

5 Biểu hiện về mắt 22,23% 26,67% 18,18% 20%

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, đề tài thực hiện, 2012)

Qua so sánh hai bảng 4.17 và 4.18 ta thấy tỷ lệ mắc các bệnh có liên quan tới sự đánh giá của người dân về mức độ nguy hại của thuốc BVTV ví dụ như: Thôn Phong Lạc người dân có đánh giá cao về độ nguy hại của thuốc BVTV thì tỷ lệ mắc các bệnh thấp hơn so với thôn Mỹ Đức có đánh giá về mức nguy hại của thuốc BVTV thấp nên phần trăm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn. Từ dó suy ra khi người dân đã ý thức được độ nguy hại của thuốc BVTV thì họ sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân khi tiếp xúc với thuốc BVTV.

Ngoài ra, một số trường hợp có thâm niên nhiều hơn 5 năm phun thuốc sâu cho gia đình mình và cho những người trong cùng làng xóm, có khoảng 20% mắc các chứng bệnh liên quan đến khối u, ung thư.

Theo quá trình điều tra nghiên cứu thì hàm lượng hóa chất BVTV còn dư trong bao bì hóa chất dao động trong khoảng 3 – 7%, tức là cứ mỗi 1 tấn hóa chất BVTV được sử dụng thì có khoảng 30 – 70 Kg hóa chất bị giữ lại trong bao bì hóa chất. Đối với loại hóa chất có tính độc như hóa chất BVTV thì đây là một nguồn gây ô nhiễm đáng kể, tác động tới môi trường nước, đất và không khí.

Do được thải bỏ ngay tại cánh đồng hoặc trên đường đi nên các hóa chất tồn dư trong bao bì hóa chất BVTV chủ yếu đi vào môi trường nước thông qua 2 con đường:

- Hòa tan trực tiếp vào nước nếu bao bì hóa chất được thải bỏ tại các mương thủy lợi trên cánh đồng hoặc được thải bỏ trên bờ ruộng nhưng dưới tác động của các nhân tố khác (gió, mưa…) nên bị cuốn xuống mương

Sau khi hòa tan vào nước, một phần hóa chất ngấm vào môi trường đất, một phần theo dòng nước lan truyền đến các khu vực khác. Các sinh vật thủy sinh tại mương hay cống rãnh cũng sẽ tiếp xúc với hóa chất và bị phơi nhiễm.

b) Tác động của bản thân bao bì hóa chất BVTV

Trong các yếu tố góp phần làm ô nhiễm tới môi trường thì có sự góp phần của bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Người nông dân sau khi sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, theo thói quen, thường thải bỏ bao bì ngay tại ruộng vườn, trên các kênh rạch của cánh đồng. Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật làm ô nhiễm đến nguồn nước (trong đó có cả nước mặt và nước ngầm), đất, không khí.

Các bao bì chai lọ bị vứt dưới những kênh rạch trên cánh đồng làm tắc ngẽn dòng chảy, những lọ đựng được làm từ thủy tinh khi vứt bừa bãi các mảnh vỡ của nó sẽ gây nguy hiểm đến sự an toàn của chính những người đã thải bỏ nó.

Tại các thôn có bể chứa bao bì thuốc trừ sâu, những người dân làm nghề buôn bán phế liệu đã nhặt những bao bì thuốc trừ sâu này về để bán, việc làm này góp phần việc phát tán hàm lượng thuốc trừ sâu đi xa hơn và gây ô nhiễm thứ cấp.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, có 18% trường hợp đã từng bị xước xát tay chân do mảnh chai thủy tinh của chai đựng hóa chất BVTV, 30% trường hợp cho biết đã từng bị mẩn ngứa sau khi lội qua mương có nhiều vỏ bao bì hóa chất BVTV và 16% người cho biết thường xuyên phải khơi thông mương thủy lợi do bị tắc bởi bao bì hóa chất, thường xuyên gặp phải bao bì hóa chất là 86% theo như bảng sau:

Bảng 4.19. Kết quả phỏng vấn về ảnh hưởng của bao bì hóa chất BVTV

STT Mức độ ảnh hưởng Kết quả Tỷ lệ (%)

1 Từng bị xước xát tay chân do bao bì hóa chất (bao bì thủy tinh) 9 18 2 Từng bị mẩm ngứa sau khi lội qua mương có nhiều bao bì hóa chất BVTV 15 30 3 Thường xuyên phải khơi mương do nhiều bao bì hóa chất 8 16

4 Thường gặp phải bao bì hóa chất 43 86

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w