Thực trạng công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 27)

Ở Việt Nam, theo quy định thì sau khi sử dụng bao bì thuốc BVTV sẽ được thu gom và vận chuyển đến nơi quy định rồi tiếp tục được xử lý bằng hai cách: Thiêu hủy hoặc chôn lấp. Tuy nhiên công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng theo đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được áp dụng rộng rãi một phần là do ý thức của người dân chưa cao, phần khác do các chế tài, quy định của Nhà nước còn lỏng lẻo và chưa có tính răn

đe, chua có các điểm thu gom tập trung và xử lý rác thải vỏ thuốc BVTV đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn (Dương Liễu, 2010) [9].

Vì vậy mà việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV mới chỉ được thực hiện ở một số địa phương:

Nhằm nâng cao kiến thức sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc BVTV trên lúa, giảm thiểu đến mức thấp nhất những nguy cơ gây độc trong quá trình sử dụng cũng như sau khi sử dụng được sự tài trợ của tổ chức CropLife Vietnam và CropLife Asia, Chi cục BVTV Kiên Giang phối hợp cùng Cục BVTV thực hiện chương trình: “ Toàn dân thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng để tiêu hủy”. Vỏ chai sau khi thu gom được phân loại, đóng gói theo quy cách và vận chuyển đi tiêu hủy theo công nghệ đốt nhiệt độ cao tại nhà máy xi măng của Holcim Việt Nam ở Hòn Chông, Kiên Giang (Nguyễn Trường Sơn, 2011) [15].

“Dự án xây dựng mô hình quản lý bao bì rác thải thuốc BVTV” do 5 cô sinh viên ngành Hóa học trường ĐH Cần Thơ thực hiện với mục đích là làm mất tác hại của thuốc BVTV bằng việc ngâm ba bì thuốc BVTV vào nước pha tro. Nước tro sẽ phân huỷ các độc tố còn sót lại trong bao bì. Chờ một vài ngày sau, người nông dân mang số bao bì trên đến công ty thuốc BVTV đổi lấy quà (Tuyết Vân, 2010) [13].

Trung tâm Công nghệ Hóa học và môi trường (ECHEMTECH) - Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN, đã nghiên cứu một giải pháp mới, đó là tiêu hủy thuốc BVTV không đốt, chi phí xử lý rẻ hơn cách dùng lò đốt đến 50%

-60%. Thuốc BVTV cần hủy

Pha vào nước sạch

Phân hủy hóa học Hấp thụ trên than

hoạt tính

Hình 2.2. Quy trình xử lý thuốc BVTV

Dựa trên đặc tính chung của các loại thuốc BVTV là tan được trong nước, GS-TSKH Trần Mạnh Trí dùng nước để pha loãng thuốc đến nồng độ cần thiết sau đó áp dụng kỹ thuật tích hợp các quá trình phân hủy sinh học và hóa học một cách chặt chẽ nhằm để các quá trình hỗ trợ lẫn nhau và tạo điều kiện cho quá trình tiếp sau xảy ra thuận lợi và triệt để. Kết quả sẽ dẫn đến phân hủy hoàn toàn các chất hữu cơ độc hại, khó phân hủy thành các chất vô hại như CO2, H2O hoặc các axít vô cơ phân tử thấp. Các quá trình trong hệ tích hợp này bao gồm: các quá trình phân hủy hóa học, dùng các nhân ôxy hóa mạnh để phân hủy hoàn toàn các hóa chất hữu cơ độc hại khó phân hủy nhất, các quá trình phân hủy sinh học sử dụng các giá thể có bề mặt lớn giúp tạo ra mật độ vi sinh cao, nâng cao hiệu quả quá trình phân hủy, tăng mức độ đề kháng trước các chất độc hại. Ngoài ra, còn có các quá trình hấp phụ vật lý, hấp phụ tất cả các hợp chất hữu cơ còn sót lại trên than hoạt tính, giữ lại tất cả những gì còn sót lại trong nước sau xử lý để thu nước sạch hoàn toàn.

Riêng phần bao bì, sau khi lấy hết thuốc BVTV sẽ được rửa sạch. Nước rửa này cho nhập chung quy trình nói trên để xử lý. Bao bì là thủy tinh sẽ chuyển về các công ty sản xuất thuốc BVTV để đóng gói thuốc mới hoặc chuyển về lò nấu thủy tinh để tái sinh. Bao bì giấy và nhựa sẽ đưa vào lò đốt rác công nghiệp hai cấp nhiệt độ để tiêu hủy [17].

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w