Trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương, sản xuất lúa chiếm một tỷ trọng lớn, lúa là loại cây trồng chính nên hóa chất nông nghiệp vẫn chủ yếu là các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cho cây lúa.
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng thuốc BVTV Đơn vị: % STT Thôn Sử dụng thường xuyên Sử dụng khi cần thiết Không sử dụng 1 Chỉ Trung 46,67 53,33 0,0 2 Mỹ Đức 55,34 44,66 0,0 3 Phong Lạc 63,63 36,37 0,0 4 An Phụ 44,45 55,55 0,0 5 Trung bình toàn xã 52,52 47,48 0,0
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, đề tài thực hiện, 2012)
Theo nhận xét của người dân về tầm quan trọng của thuốc BVTV thì có tới 90% số người có ý kiến cho rằng việc sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng là rất quan trọng. Bên cạnh đó qua bảng 4.7 ta thấy việc thường xuyên sử dụng thuốc BVTV chiếm 52,52% và sử dụng khi cần thiết chiếm 47,48%., không có hộ nào là không sử dụng thuốc BVTV. Qua đó ta thấy nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ở địa phương là rất lớn.Nhu cầu các loại thuốc trừ sâu thường tập trung vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9 âm lịch (thường là thời điểm lúa thì con gái và lúa làm đòng) do đây là các thời điểm mà sâu bệnh hại lúa phát triển mạnh nhất. Mỗi vụ, người nông dân có thể tiến hành phun thuốc từ 3 – 4 lần tùy vào mức độ sâu bệnh hại lúa.
Hiện nay, tổng diện tích cấy lúa cả năm của xã Đông Trung đạt 507,6 ha, chia làm 2 vụ: Vụ mùa và vụ xuân; tổng diện tích trồng hoa màu vào khoảng 34,3 ha, trồng luân canh/xen canh nhiều giống và loại hoa màu khác nhau, tùy vào loại cây trồng mà 1 năm có thể trồng được 1 – 4 vụ. Có thể nói hầu hết các hộ nông nghiệp ít nhiều đều sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng. Theo như kết quả điều tra ban đầu thì các loại thuốc BVTV được sử dụng tại xã tương đối đa dạng và đều nằm trong danh mục hóa chất nông nghiệp được phép sử dụng.
Bảng 4.8. Các loại thuốc BVTV thông dụng tại xã Đông Trung năm 2011 ST
T Tên thuốc Liều lượng Tác dụng
I Thuốc trừ sâu
1 Penalty 40WP 0,5kg/ha Đặc trị rầy nâu, rầy lưng trắng cho lúa 2 Penalty gold 50EC 40-50ml/bình
12-16L
Đặc trị sâu đục thân, sâu cuốn lá,rầy nâu hại lúa, rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi hại chè.
3 Silsau super 3.0EC 6-8ml/bình 12-16L
Chuyên trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân, nhện gié hại lúa; Sâu tơ, sâu xanh, bướm trắng hại cải bắp.
4 Silsau 1.8EC 15-20L/bình 12L/sào
Đặc trị sâu cuốn lá, bọ trĩ hại lúa, sâu tơ hại cải bắp…
5 Suphu 5SC 20-30ml/bình 12-16L
Đặc trị sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ trĩ (bù lạch) trên lúa và sâu tơ trên cải bắp. 6 Pasha 50EC 80ml/bình 16L Đặc trị rầy nâu trên lúa
7 Director 70EC 15ml/bình
12L/sào Đặc trị sâu cuốn lá 8 Apta 300WP 18g/bình 12L Đặc trị rầy nâu
9 Winter 635EC 40ml/bình 12L Trị sâu đục thân, rầy nâu, sâu cuốn lá 10 Chief 520WP 4g/bình 12L Đặc trị sâu cuốn lá trên lúa, sâu xanh
trên lạc
11 Tasodant 600EC 40ml/bình 12L
Đặc trị sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu trên lúa
Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi trên chè.
12 Bop 600EC 25-35ml/binh
13 Rambo 0.3G 10kg/ha Trị sâu cuốn lá, sâu năn, sâu đục thân trên lúa và ngô
14 Lobby 25WP 15g/bình 12-
16L Diệt rây, chống lột xác 15 Newsodant 2.0EC-
4.5EC 5ml/bình 16L Các loại sâu đã kháng thuốc 16 Kola 700WG 1,5g/bình 12-
16L
Đặc trị rầy nâu, bọ trĩ,ruồi đục thân trên lúa, rầy xanh, bọ cánh tơ trên chè. 17 FM-TOX 25 EC 10ml/bình 10L Đặc trị sâu cuốn lá, bọ trĩ, sâu khoang
hại lạc, bọ xít muỗi 18 Dylan 5WG 120-150g/ha Đặc trị sâu cuốn lá
19 Rambo 800WG Đặc trị sâu cuốn lá, sâu đục thân
II Thuốc trừ bệnh
1 Cowboy 600WP 18g/bình 12L/sào
Đặc trị bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt
2 Ziflo 76WG 35g/bình 12L Phòng trừ nhiều loại nấm bệnh hại cây trồng
3 Manthane M46 80WP
Là thuốc trừ bệnh có tác dụng tiếp xúc, nội hấp và phân tán lại
4 Frog 750WP 18g/bình 12L Có tác dụng nội hấp, chuyên trị đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông
5 Care 50SC 15-20ml/bình
12L Là thuốc trừ nấm bệnh
6 Help 400SC 10ml/bình 12L Đặc trị lem lép hạt, vàng lá, đạo ôn cổ bông, khô vằn.
7 Bump 650WP 18g/bình 12L Đặc trị bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông.
8 Camilo 150SC 18ml/bình 12L Trừ bệnh vàng lá chín sớm, khô vằn trên lúa
9 Bump gold 40WP 35g/bình 12-
16L Đặc trị đạo ôn. Lem lép hạt 10 Lobo 8WP 18g/bình 12-
16L Đặc trị vi khuẩn hại cây trồng
11 Hecwin 5SC 40ml/bình 12l Đặc trị khô vằn, vàng lá, lem lép hạt 12 Jack M9 35g/bình 16L Diệt nấm bệnh, kích thích cây trồng
tăng sức đề kháng chống chịu bệnh. III Thuốc trừ cỏ 1 Mobai 48SL 75-100ml Trừ cỏ lá tranh, cỏ lá tre, cỏ lá gừng, cỏ túc, cỏ mần trầu, cỏ ống, cỏ chỉ, cỏ cú… 2 Xong 20SL 75-120ml/bình 12L
Trù cỏ hàng niên và nhiều loại cỏ đa niên, nhóm cỏ hoa bản, lá rộng.
3 Dietmam 360EC 40ml/bình 12L
Diệt cỏ tiền nảy mầm, các loại cỏ mọc từ hạt như: Đuôi phụng, lồng vực, chác lác và cỏ lá rộng.
4 Zizu 20SL 75-120ml/bình 12L
Trừ cỏ tiếp xúc, trừ hầu hết các loại cỏ trên nhiều loại cây.
5 Confore 480AS 100-150ml/
bình 16L Diệt trừ cỏ tranh và cỏ tạp
IV Thuốc kích thích sinh trưởng
1 Atonik 1.8DD 10cc/bình 12L/sào
Kích thích sinh trưởng, ra hoa đậu quả các loại cây trồng, làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.
2 Fainal-K 25ml/bình-16L Tăng năng suất, tăng phẩm chất, giảm sâu bệnh.
3 Ruter-AA 50-75ml/bình 16L
Cung cấp dinh dưỡng, trung vi lượng kích thích hấp thu dưỡng chất
V Thuốc trừ ốc bươu vàng
1 Bolis 6B 1kg/1000m2 Trị ốc bươu vàng với dạng bả mồi
2 Vithaco700WV Diệt ốc bươu vàng
VI Thuốc diệt chuột
1 Ratka2 Diệt chuột
2 Cat Diệt chuột
(Nguồn: Điều tra năm 2012)
Từ bảng 4.8 cho thấy các loại thuốc BVTV được người dân xã Đông Trung sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương là rất lớn với rất nhiều chủng loại mẫu mã khác nhau: Thuốc trừ sâu gồm 19 loại, thuốc trừ bệnh 12 loại, thuốc trừ cỏ 5 loại, thuốc kích thích sinh trưởng 3 loại, thuốc trừ ốc bươu vàng 2 loại, thuốc diệt chuột 2 loại.
Theo kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân địa phương cũng như từ những số liệu đầu ra, đầu vào thu thập được tại các cửa hàng bán thuốc BVTV trên địa bàn xã thì ta có thể ước tính được lượng thuốc tối thiểu mà nông dân sử dụng cho lúa vào khoảng 35 - 45g thuốc BVTV các loại cho một sào Bắc bộ (360m2)/vụ tức vào khoảng 0,973 - 1,250kg thuốc BVTV/ha/vụ, đối với các loại cây màu thì liều lượng tối thiểu vào khoảng 15 - 23g/sào/vụ tức vào khoảng 0,42 - 0,64kg/ha/vụ, đối với cây rau thì liều lượng tối thiểu vào khoảng 12 - 18g/sào/vụ tức vào khoảng 0,34 - 0,5kg/ha/vụ.
Dưới đây là những tính toán cụ thể về lượng thuôc BVTV đã sử dụng trên địa bàn toàn xã trong năm 2011.
Trước hết là đối với vụ xuân, vụ này thời tiết ấm áp, độ ẩm tương đối cao là điều kiện thích hợp cho các loại sâu bệnh phát triển. Thời điểm này xuất hiện chủ yếu là các loại sâu bệnh: Sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn…Cho nên việc sử dụng thuốc là tương đối nhiều. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.9. Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV vụ xuân 2011 STT Cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) Diện tích sử dụng thuốc BVTV (ha) Số lần sử dụng (lần/vụ) Khối lượng thuốc BVTV sử dụng (kg) Phần trăm diện tích sử dụng (%) Diện tích sử dụng (ha) I Cây lúa 255 80 204 3-4 198,5 - 255 II Cây màu 1 Cây ngô 5,2 60 3,12 1-2 1,31 - 2 2 Dưa chuột 3,0 85 2,55 2-3 1,07 - 1,63
III Cây rau
1 Cây ớt 3,4 68 2,3 2-3 0,78 - 1,15
2 Rau, đậu đỗ các loại 11,0 45 4,95 1-2 1,68 - 2,48
Tổng 277,6 216,92 203,34 - 262,26
(Nguồn: Kết quả điều tra việc sử dụng thuốc BVTV của người dân địa phương)
Ở bảng 4.9 cho thấy trong các loại cây trồng chính ở địa phương thì lượng thuốc BVTV được sử dụng cho cây lúa là lớn nhất với khối lượng khoảng 198,5 - 255kg và với số lần sử dụng trung bình từ 3-4 lần/vụ. Tiếp theo đó là lượng thuốc sử dụng cho cây màu và cây rau.
Đối với vụ mùa do thời tiết nóng ẩm mưa nhiều nên sâu bệnh phát triển rất mạnh, thậm chí còn mạnh hơn vụ xuân do đó mà có sự thay đổi về diện tích sử dụng thuốc BVTV và liều lượng thuốc tối thiểu sử dụng cho một sào lúa vào khoảng 40 - 50g thuốc BVTV tức vào khoảng 1,12 - 1,39kg/ha/vụ. Vụ này thường xuất hiện các loại sâu bệnh như: Sâu năn, sâu keo, sâu cuốn lá lớn, rầy nâu, bệnh khô vằn, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... Con số tính toán cụ thể về diện tích sử dụng và khối lượng sử dụng thuốc BVTV sẽ được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.10. Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV vụ mùa 2011 STT Cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) Diện tích sử dụng thuốc BVTV (ha) Số lần sử dụng (lần/vụ) Khối lượng thuốc BVTV sử dụng(kg) Phần trăm diện tích sử dụng (%) Diện tích sử dụng (ha) I Cây lúa 252,6 85 214,71 3-4 240,5 - 298,5 II Cây màu 1 Cây ngô 3,5 65 2,28 1-2 0,96 - 1,46 2 Cây khoai 2
III Cây rau
1 Cây ớt 2 70 1,4 2-3 0,48 - 0,7
2 Rau, đậu đỗ các loại 8,2 55 4,51 1-2 1,53 - 2,25
Tổng 268,3 222,9 243,47 -302,91
(Nguồn: Kết quả điều tra việc sử dụng thuốc BVTV của người dân địa phương)
So sánh bảng 4.9 và 4.10 ta thấy hai vụ canh tác trong một năm chỉ cách nhau có mấy tháng mà lượng thuốc BVTV ở vụ mùa năm 2011 đã tăng lên đáng kể so với vụ xuân năm 2011 vào khoảng 40,13 - 40,65kg.
Do sản xuất vụ xuân thời tiết rét đậm rét hại đầu vụ lúa xuân sinh trưởng chậm kéo dài, thời vụ sản xuất vụ mùa thời điểm lúa trỗ bông thời tiết rét mưa lớn cuối vụ kéo dài làm ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa, từ đó kế hoạch tổ chức trồng cây màu vụ đông trên diện tích 2 lúa không thực hiện được.
Như vậy, qua khảo sát và tính toán chỉ trong vòng năm 2011 nhu cầu về thuốc BVTV cho xã vào khoảng 446,8 - 565,2kg (vụ xuân vào khoảng 203,34 - 262,26kg, vụ mùa vào khoảng 243,47 - 302,91kg), trong đó có lượng hóa chất dùng cho cây lúa vào khoảng 439 - 553,5kg (chiếm khoảng 97,92% - 98,25%), dùng cho rau và hoa màu vào khoảng 7,8 - 11,7kg (chiếm khoảng 1,75 - 2,08%).