Hiện trạng thải bỏ bao bì thuốc BVTV

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 57)

Trong hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp, có nhiều khâu/nhiều công đoạn phát sinh chất thải rắn. Một trong các khâu đó là việc sử dụng hóa chất nông nghiệp: sau khi sử dụng, bao bì các hóa chất như túi nilon, chai nhựa, chai thuỷ tinh đựng thuốc bảo vệ thực vật… được thải bỏ và trở thành chất thải. Khối lượng chất thải rắn này có thể là nhỏ so với các loại chất thải rắn nông nghiệp khác (như rơm rạ, vỏ trấu…) nhưng đây là loại CTNH, có khả năng gây ảnh hưởng xấu và lâu dài đối với môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư xung quanh.

Đối với các loại bao bì đựng các loại thuốc BVTV, do có kích thước nhỏ và chứa hóa chất có thể gây nguy hiểm cho người nếu nuốt phải nên không được tận dụng trong việc khác, người nông dân hành động theo thói quen rất tự nhiên đó là không dùng được là thải bỏ.

Trong quá trình khảo sát thực tế tại xã Đông Trung năm 2012, 50 người dân thường xuyên sử dụng hóa chất BVTV tại các thôn có bể thu gom đặt ngoài cánh đồng được lựa chọn phỏng vấn ngẫu nhiên. Kết quả được thống kê như bảng sau:

Bảng 4.12. Kết quả điều tra sử dụng bao bì thuốc BVTV

STT Cách thải bỏ Kết quả Tỷ lệ(%)

1 Bỏ tại nơi sử dụng 27 54

2 Vứt ra sông, ao hồ kênh mương 3 6

3 Bỏ vào nơi đổ rác trên đường về 3 6

4 Bỏ vào bể thu gom đặt ngoàicánh đồng 16 32

5 Tự chôn, đốt trong vườn 1 2

6 Tổng 50 100

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, đề tài thực hiện, 2012)

Hình 4.2: Biểu đồ điều tra sử dụng bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Qua biểu đồ cho thấy chỉ có 32% người dân tự giác bỏ bao bì hóa chất vào bể thu gom đặt ngoài cánh đồng sau khi sử dụng, 54% vứt bỏ bao bì ngay tại nơi pha chế, 6% bỏ vào nơi đổ rác trên đường về, 6% vứt ra sông, ao hồ kênh mương và 2% tự chôn, đốt trong vườn.

Quan sát thực tế tại đồng ruộng thì các loại bao bì có thể vứt ngay trên bờ ruộng, trên đường đi, dưới ruộng, dưới những con kênh chạy dọc cánh đồng. Tại những cánh đồng mầu cũng tương tự, bao bì hóa chất BVTV xuất hiện rải rác khắp nơi.

Tiến hành khảo sát ngẫu nhiên lượng bao bì thuốc BVTV trên cánh đồng theo phương pháp vẽ một sơ đồ tượng trưng cánh đồng của các thôn rồi đánh dấu một cách ngẫu nhiên các địa điểm sẽ tiến hành khảo sát.

Kết quả khi tiến hành đếm ngẫu nhiên lượng bao bì có trên một số khu vực thu được như sau:

Bảng 4.13. Lượng bao bì thuốc BVTV tồn tại trên cánh đồng các thôn

Đơn vị: Cái

Số lượng bao bì Tên thôn

Vỏ giấy bạc Chai nhựa Chai thủytinh Tổng

Thôn An Phụ 14 2 1 17

Thôn Phong Lạc 19 5 0 24

Thôn Mỹ Đức 26 4 0 30

Thôn Chỉ Trung 21 5 0 26

(Nguồn: Điều tra 2012)

Qua điều tra bao bì thuốc BVTV sau sử dụng trên cánh đồng ở địa phương cho thấy: Trên các cánh đồng thuộc 4 thôn của xã đều thấy xuất hiện các loại bao bì để lại trên cánh đồng như nhau, trong đó chủ yếu là vỏ giấy bạc. Tuy nhiên lượng bao bì này phân bố không đồng đều. Sở dĩ có điều này là do diện tích gieo trồng và loại cây trồng của các thôn khác nhau. Thôn Mỹ Đức xuất hiện bao bì thuốc BVTV để lại trên cánh đồng là nhiều nhất là do ở đây người dân chủ yếu trồng lúa, thôn An Phụ có số lượng bao bì là ít nhất do ở đây người dân kết hợp trồng xen các loại cây màu và lúa nên việc sử dụng thuốc BVTV ít hơn.

Kết quả điều tra ngẫu nhiên khối lượng bao bì thuốc BVTV còn lại trên một số ruộng của 4 thôn đã được tổng hợp lại và thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.14. Số lượng bao bì thuốc BVTV sau sử dụng còn lại tại một số ruộng của 4 thôn

Đơn vị: Cái

Loại bao bì Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3

Dạng chai nhựa 1 2 1

Chai thủy tinh 0 0 0

Tổng số 3 5 3

(Nguồn: Điều tra 2012) Ghi chú: Ruộng 1: Trồng rau

Ruộng 2: Trồng lúa

Ruông 3: Trồng dưa chuột

Từ kết quả điều tra trên một số ruộng của các thôn ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc sử dụng thuốc BVTV cho lúa ở địa phương là rất phổ biến, hầu hết diện tích trồng lúa đều sử dụng thuốc BVTV trong đó có cả thuốc diệt cỏ, thuốc diệt sâu bệnh, phân bón lá...Mặt khác việc sủ dụng thuốc BVTV cho rau trên địa bàn xã lại có phần hạn chế hơn lý do là diện tích trồng rau nhỏ chủ yếu trồng trên diện tích vườn tạp và để phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình.

Khi được hỏi về thái độ của người dân trong quá trình điều tra phỏng vấn khi bắt gặp những bao bì hóa chất trên cánh đồng, đường đi hay khi bắt gặp người khác đang vứt bao bì hóa chất, trong số 50 người được hỏi thì có 52% người trả lời không quan tâm, chỉ có 20% người thấy khó chịu và nhắc nhở thực hiện bỏ bao bì hóa chất BVTV đúng vị trí.

Bảng 4.15. Thái độ của người dân đối với hành vi vứt bao bì hóa chất bừa bãi

STT Thái độ của người dân Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Không quan tâm 24 48

2 Thấy khó chịu nhưng không

nhắc nhở 16 32

3 Thấy khó chịu và nhắc nhở 10 20

4 Tổng 50 100

Hình 4.3: Biểu đồ điều tra thái độ của người dân đối với hành vi vứt bao bì hóa chất bừa bãi

Nhìn vào biểu đồ ta thấy người dân không quan tâm đến hành vi vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi vẫn còn chiếm tỷ lệ rất lớn.

Hiện nay, người nông dân trên xã sử dụng khoảng hơn 40 loại thuốc BVTV khác nhau. Thuốc sâu được đóng gói bằng túi nilon và bằng chai nhựa. Trước đây còn có bao bì hóa chất bằng thủy tinh, nhưng do nhận thấy nhiều nhược điểm của loại bao bì này (chi phí cao, rủi ro sau khi sử dụng, khó vận chuyển…), loại chai thuỷ tinh đã được thay thế bởi chai nhựa.

Trong quá trình điều tra nghiên cứu tôi đã tiến hành thu thập các loại thuốc BVTV và thu gom các loại bao bì của bà con còn sót lại trên cánh đồng về để cân và so sánh từ đó thu được kết quả về khối lượng bao bì thuốc BVTV chiếm khoảng từ 5 - 7% khối lượng sản phẩm, lượng hóa chất còn sót lại trong bao bì dao động khoảng từ 3 - 7% so với khối lượng sản phẩm.

Từ kết quả đó, trong một năm 2011, ước tính lượng bao bì thuốc BVTV khoảng 35,74 – 79,12 kg. Trong thời gian nghiên cứu lượng bao bì thuốc BVTV chiếm khoảng 19,84 – 43,3kg trong đó đã bao gồm cả lượng thuốc BVTV sót lại trong bao bì.

Từ các con số này ta thấy mức độ ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV gây ra là rất lớn. Mặc dù đây chỉ đang dừng lại ở mức độ ô nhiễm ban đầu nhưng nếu xét về lâu dài thì khó có thể lường hết được những hậu quả mà lượng chất thải nguy hại này gây ra trước tiên là với môi trường nông nghiệp, sau nữa là ảnh hưởng đến cảnh quan, sức khỏe con người và các sinh vật khác.

Qua đây ta thấy trong vụ xuân năm 2012 người dân địa phương đã sử dụng một lượng thuốc BVTV tương đối lớn cho sản xuất nông nghiệp việc

này đồng nghĩa với lượng bao bì sau sử dụng cũng rất nhiều. Vấn đề đặt ra là vậy công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đã được người dân địa phương tiến hành như thế nào?

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w