Hiện trạng thu gom và xử lý bao bì hóa chất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 62)

Trước tình hình người dân xả thải bừa bãi các loại bao bì hóa chất BVTV, lãnh đạo xã đã có chủ trương phổ biến cho các thôn xây dựng những bể tròn nổi tại các vị trí giao cắt hay những điểm trung tâm của cánh đồng. Các hố này đóng vai trò là các hố thu gom bao bì hóa chất BVTV sau sử dụng.

Bảng 4.16. Số lượng các bể thu gom được xây dựng tại từng thôn

Đơn vị: Bể

STT Thôn Số điểm thugom Thể tích bể Thời gianthu dọn

1 Chỉ Trung 2 1 m3 1 vụ/lần

2 Mỹ Đức 2 1 m3 1 vụ/lần

3 Phong Lạc 1 1 m3 1 vụ/lần

4 An Phụ 1 1 m3 1 vụ/lần

(Nguồn: Điều tra 2012)

Các thôn tuy đã có xây dựng những bể tại cánh đồng rồi nhưng người dân cũng không thực hiện việc bỏ những bao bì đó tại đúng vị trí, có khi họ đã mang đến gần khu vực bể chứa nhưng lại vứt ngay ở ngoài chứ không cho vào trong bể. Người dân trong xã nhiều khi còn mang rác từ nhà mình để bỏ vào trong những chiếc bể đó.

Trong từng thôn có đội đi thu gom rác và cắt cử một vài người để sau mỗi vụ thu hoạch những người đó đi thu gom và chuyển ra bãi rác của xã và đổ tại đó. Tại xã đã có các khu vực quy định chung là bãi rác nhưng đều rất thô sơ và là các bãi hở vì vậy không đảm bảo cho việc chôn lấp và xử lý loại chất thải nguy hại này.

Thực tế khảo sát cũng cho thấy, có khoảng 44 % các hộ nông dân có thói quen vứt những loại bao bì nguy hiểm đó ngay tại vị trí sử dụng nó hay

vứt dọc đường về nhà, dọc các con kênh trên cánh đồng, mặc dù biết tại cánh đồng có bể tròn để thu gom những loại bao bì này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp (Trang 62)