hoang tàn.
Ngƣời dân cũng phải thực sự hiểu đƣợc, thấy đƣợc là họ làm cho chính mình, thực hiện theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, tự đầu tƣ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để thoát nghèo và làm giàu. Hay nói cách khác: “Chủ thể” ở đây cần thể hiện rõ ở chỗ ngƣời dân phải từ nhu cầu tăng thu nhập mà phải chủ động tìm đến khoa học kỹ thuật, phải học, quyết định đầu tƣ, chọn hƣớng sản xuất và thâm canh trên ruộng vƣờn nhà mình để có năng suất cao.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Quá trình xây dựng nông thôn mới cần phải đƣợc thực hiện một cách công khai, minh bạch, đảm bảo sự công bằng để nhân dân bàn bạc một cách dân chủ, từ đó tạo đƣợc sự đồng thuận trong nhân dân. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội để xây dựng nông thôn mới, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, để không một ai đứng ngoài cuộc, phải thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và hƣởng thụ”.
Xây dựng nông thôn mới cần rất nhiều nguồn lực và sự tham gia giám sát của ngƣời dân. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ huy động đƣợc đa dạng các nguồn lực cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc trong quá trình xây dựng nông thôn mới. thôn mới.
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Chỉ sau hơn 2 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện Hải Hậu đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ. Huyện có 35 xã với 546 xóm (thôn). Từ xuất phát ban đầu mới đạt 8 tiêu chí, đến nay toàn huyện đạt 17 tiêu chí, có 2 xã, thị trấn đạt 20 tiêu chí (xã Hải Toàn, TT. Thịnh Long); 1 thị trấn đạt 19 tiêu chí (TT. Cồn); 5 xã đạt 18 tiêu chí; 13 xã, thị trấn đạt 17 tiêu chí; 11 xã đạt 16
17
tiêu chí; 1 xã đạt 15 tiêu chí; 2 xã đạt 13 tiêu chí; 12 xã, thị trấn hoàn thành tiêu chí số 20 về xây dựng xóm NTM; 342/546 xóm, tổ dân phố đạt tiêu chí xóm nông thôn mới và hết năm 2013 có 20/35 xã, thị trấn sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Đời sống của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng lên, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 17,58 triệu đồng/ngƣời, tăng 8,38 triệu so với năm 2008 - thời điểm trƣớc khi triển khai xây dựng nông thôn mới. Huyện đang từng bƣớc chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sản lƣợng sang sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, hƣởng ứng phong trào của địa phƣơng, ngƣời dân trong huyện đã hiến hàng triệu ngày công, gần 400ha đất làm đƣờng giao thông nội đồng, giao thông thôn xóm.
Kinh nghiệm và bài học từ kết quả bƣớc đầu trong xây dựng nông thôn mới ở Hải Hậu thời gian qua đó là:
- Huyện đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân. Huyện cũng đã xây dựng đề án nông thôn mới sát với tình hình thực tế của địa phƣơng, đảm bảo tính khả thi và khả năng huy động nguồn lực của địa phƣơng; triển khai thực hiện đề án đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch.
- Để thực hiện thành công nông thôn mới, trƣớc hết phải nghiên cứu kỹ và quán triệt sâu rộng chủ trƣơng của Trung ƣơng, của tỉnh về xây dựng nông thôn mới và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của địa phƣơng một cách sáng
tạo (Huyện Hải Hậu đã cụ thể hóa 19 tiêu chí quốc gia thành 20 tiêu chí xây
dựng xóm (thôn) đạt thôn nông thôn mới, trong đó có 12 tiêu chí xóm nông thôn mới, 8 tiêu chí gia đình nông thôn mới). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động bằng nhiều hình thức để mỗi ngƣời dân hiểu đƣợc mục đích, ý nghĩa và lợi ích thiết thực “Cống hiến và tự hƣởng” khi xây dựng nông thôn mới.
18
- Trong quá trình tổ chức thực hiện phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc kiên quyết; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mỗi cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thật cụ thể gắn với trách nhiệm và sự nỗ lực, gƣơng mẫu thực hiện của mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên. Ví dụ: Hội cựu chiến binh mỗi ngƣời ủng hộ 100kg xi măng, Hội viên hội nông dân tự nguyện hiến đất xây dựng giao thông, xây dựng nhà văn hoá, ngày công nạo vét cống rãnh… Xác định nhiệm vụ trọng tâm của từng năm để tập trung chỉ đạo thực hiện, không dàn trải. Chủ trƣơng và khẩu hiệu xây dựng nông thôn mới Hải Hậu là: „Thực hiện từ đồng về nhà, từ nhà ra xóm và từ xóm ra xã”. Thực hiện nghiêm túc phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hƣởng thụ”; thƣờng xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện, kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm, khuyết điểm làm ảnh hƣởng đến phong trào xây dựng nông thôn mới…
Với chủ trƣơng đúng, cách làm sáng tạo, dân ủng hộ, xây dựng nông thôn mới của huyện Hải Hậu đã trở thành một phong trào thi đua sôi nổi giữa các gia đình, các xóm và các xã. Đã huy động nhân dân đóng góp hàng triệu ngày công, hiến tặng gần 400 ha đất làm đƣờng nội đồng, đƣờng xóm và trên 500 tỷ đồng để cùng với nguồn hỗ trợ của trên cải tạo, nâng cấp gần 400km đƣờng thôn xóm, 250 km đƣờng giao thông nội đồng theo tiêu chí nông thôn mới, 170 km thoát nƣớc khu dân cƣ, xây dựng mới 42 nhà văn hoá xóm, nâng cấp hệ thống trƣờng học, trạm xá ...Làm thay đổi cảnh quan làng xóm và bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Kinh tế phát triển, văn hoá đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện nâng lên rõ rệt.
19
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội
Đan Phƣợng là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, quê hƣơng khởi nguồn của phong trào “Phụ nữ Ba đảm đang” thời kháng chiến chống Mỹ. Ngày nay, Đan Phƣợng đang là điểm sáng về phong trào xây dựng nông thôn mới của TP Hà Nội.
Ngay khi có Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khóa X) và Chƣơng trình 02 về xây dựng nông thôn mới của Thành ủy Hà Nội, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đan Phƣợng đã có một loạt các chỉ đạo và hành động để tập trung xây dựng nông thôn mới. Theo đó, huyện đã phát động "Phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới", "Phong trào làm đƣờng ngõ, xóm" và đến năm 2013 huyện phát động "Phong trào xây dựng huyện nông thôn mới và xây dựng đƣờng trục thôn, giao thông, thủy lợi nội đồng". Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi trong toàn huyện. Trong đó, phong trào làm đƣờng giao thông, xây dựng đƣờng làng, ngõ xóm đã trở thành một phong trào điển hình, thu đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ .
Toàn huyện đã có 16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; bệnh viện đa khoa đƣợc công nhận là bệnh viện hạng II. Các trƣờng học trong toàn huyện đƣợc xây dựng khang trang, sạch đẹp, chất lƣợng dạy và học đƣợc nâng lên. Năm 2012, có 32 trƣờng học đƣợc thành phố công nhận đạt chuẩn quốc gia. Năm 2013, huyện tập trung xây dựng Trƣờng Tiểu học thị trấn Phùng đạt chuẩn quốc gia, trở thành huyện đầu tiên trong toàn thành phố có 100% trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Cùng với sự chỉ đạo sáng tạo, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự “nhập cuộc” nhiệt tình của ngƣời dân, qua 3 đợt triển khai xây dựng hệ thống giao thông nông thôn đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nƣớc trên 190 tỷ đồng trên tổng dự toán đƣợc duyệt là trên 324 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 58,7%. Điển hình nhƣ năm 2013, UBND huyện chấp thuận đầu tƣ xây dựng 116
20
tuyến giao thông nội đồng với tổng chiều dài gần 72km với mức đầu tƣ trên 66 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 1 tháng, đến tháng 5/2013, 90% các tuyến đƣờng giao thông nội đồng đã kịp hoàn thành phục vụ nhân dân thu hoạch vụ xuân năm 2013 làm nhân dân rất phấn khởi, tin tƣởng...
Thực hiện chủ trƣơng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đồng tình ủng hộ”, ngay từ đầu năm 2012, thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, Huyện ủy Đan Phƣợng đã ra chỉ thị về xây dựng đƣờng làng ngõ xóm và nhận đƣợc sự đồng thuận của nhân dân. Chỉ trong 2 tháng cuối năm 2012, huyện đã đầu tƣ nâng cấp hơn 130.000m đƣờng làng ngõ xóm với mức tổng đầu tƣ hơn 183 tỷ đồng, trong đó huyện đầu tƣ 100% nguyên vật liệu, còn lại do xã hội hóa. Đến nay, 100% các ngõ xóm đƣợc nâng cấp, cải tạo bê tông hóa, là huyện đứng đầu trong 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội làm tốt công tác xây dựng, cải tạo đƣờng làng, ngõ xóm.
Để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, toàn huyện Đan Phƣợng tập trung vào 3 lĩnh vực: Sản xuất nông nghiệp tập trung, phát triển tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Mặc dù diện tích gieo trồng của huyện có xu hƣớng giảm do phát triển công nghiệp đô thị, song tổng sản lƣợng lƣơng thực vẫn đạt ở mức cao, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đƣợc đƣa vào sản xuất nhƣ: Rau, hoa, cây ăn quả… Tính riêng năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện đạt 281 tỷ đồng, thu bình quân từ nông nghiệp, thủy sản trên 1ha canh tác đạt 204 triệu đồng/năm.
Đan Phƣợng đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, sinh thái bền vững. Toàn huyện đã chuyển đổi đƣợc 267ha lúa sang trồng cây ăn quả, hoa, rau an toàn có giá trị
21
kinh tế cao, cũng từ đây đã xuất hiện mô hình cho thu nhập 1 tỷ đồng/1ha/1 năm nhƣ mô hình sản xuất hoa ly ở xã Hạ Mỗ.
Là đất “trăm nghề” nên từ lâu, Đan Phƣợng đã chú trọng phát triển các làng nghề theo hƣớng quy hoạch, bảo tồn và tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng, hiện nay, 72 làng nghề của huyện, trong đó có 7 làng nghề đƣợc công nhận đầy đủ các tiêu chí đang phát triển khá tốt, ngƣời dân làm nghề có thu nhập cao. Điển hình nhƣ làng nem Phùng, sản xuất đồ gỗ ở Liên Hà…
Để nâng cao đời sống nhân dân, huyện Đan Phƣợng đã có chính sách mở kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tƣ, sản xuất tại địa phƣơng. Đến nay, toàn huyện có 591 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Một điểm nổi bật khác trong xây dựng nông thôn mới ở Đan Phƣợng đó là vấn đề quy hoạch và xử lý môi trƣờng. Hiện nay, huyện đang dẫn đầu trong các huyện ngoại thành về xây dựng hồ, ao môi trƣờng, thu gom xử lý chế biến rác thải. Toàn huyện đã quy hoạch đƣợc 108 hồ, ao môi trƣờng, xây dựng 30 hồ, ao và 9 bãi trung chuyển rác thải có phƣơng tiện đƣa về nhà máy xử lý, chế biến rác thải công suất 200 tấn/ngày tại xã Phƣơng Đình.
Hiện nay, đến bất kỳ làng, xã nào của huyện Đan Phƣợng đều thấy đƣờng làng, ngõ xóm, khang trang, hiện đại, sạch sẽ; đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao. Nếu nhƣ năm 2009, thu nhập bình quân đầu ngƣời trên địa bàn huyện mới đạt 11,8 triệu đồng/ngƣời/năm thì ƣớc đến hết năm 2013 đã đạt 22 triệu đồng/ ngƣời/năm. Sự đổi thay đó là minh chứng cho những bƣớc đi đúng hƣớng và hiệu quả của chƣơng trình “tam nông” mà huyện đã triển khai thực hiện.
22
Kinh nghiệm của huyện Đan Phƣợng đúc kết ra đó là:
- Lãnh đạo huyện, các phòng, ban của huyện, các xã, thôn phải thực sự vào cuộc, sát từng cụm dân cƣ, phát hiện và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vƣớng mắc phát sinh từ thực tiễn triển khai thực hiện nhiệm vụ. Phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng ngành, từng cá nhân, hƣớng dẫn giúp các xã, các thôn triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời huyện có chính sách động viên, khen thƣởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích ngay tại các thôn, cụm dân cƣ...
- Trong quá trình triển khai thực hiện, huyện xác định những vấn đề bức xúc nhất, cần thiết nhất để bàn bạc với nhân dân thực hiện trƣớc. Đến nay, huyện đã đầu tƣ 24 điểm trung chuyển sinh hoạt rác thải, xây dựng 30 ao môi trƣờng và dành 30 tỷ đồng/năm để thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải, vệ sinh vƣờn hoa, đƣờng giao thông, nơi công cộng.
- Cùng với sự tham gia nhiệt tình của ngƣời dân là đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp. Sau lễ phát động toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, huyện đã huy động đƣợc 19 doanh nghiệp tham gia ủng hộ Chƣơng trình. Trong đó, các doanh nghiệp ứng vật tƣ, máy móc, nhân công trƣớc với giá thấp để thi công các hạng mục công trình đƣờng làng, ngõ, xóm, giao thông nội đồng và các công trình cơ sở vật chất trƣờng học, y tế.... Nhờ vậy, không chỉ rút ngắn đƣợc thời gian thực hiện, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mà còn giảm và đỡ cho nhân dân đƣợc hàng nghìn ngày công lao động.
1.4.3. Kinh nghiệm của huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu
Năm 2010, Phƣớc Long đƣợc Ban chỉ đạo Trung ƣơng chọn là 1 trong 5 huyện chỉ đạo điểm của cả nƣớc về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015. Ý thức đƣợc trọng trách của mình, huyện đã vận dụng sáng tạo chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới vào điều kiện thực tế của địa phƣơng, tập trung chỉ đạo
23
các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trong huyện thực hiện tốt phong trào thi đua cả nƣớc chung sức xây dựng nông thôn mới.
Huyện Phƣớc Long bƣớc vào thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở xuất phát điểm còn thấp, các xã mới cơ bản đạt đƣợc 4 tiêu chí. Hơn nữa, tình hình kinh tế những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, nên nguồn vốn ngân sách của Trung ƣơng hỗ trợ huyện còn ít. Vốn ngân sách tỉnh đầu tƣ cho huyện không đƣợc nhiều. Tuy nhiên, với quyết tâm vƣợt khó, nỗ lực thực hiện thắng lợi chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhất là phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình, gắn với phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện đã đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Trong đó, tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp và nhân dân trong huyện thực hiện trƣớc các tiêu chí dễ làm, không cần vốn hoặc cần ít vốn của Nhà nƣớc. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, chỉnh trang lại nhà cửa, hàng rào, sân vƣờn, xây dựng hố rác gia đình, tạo môi trƣờng cảnh quan xanh - sạch - đẹp, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Bên cạnh đó, vận dụng một số tiêu chí nông thôn mới có liên quan trực tiếp đến hộ dân, Ban chỉ đạo huyện cụ thể hóa thành 13 tiêu chí xây dựng gia đình nông thôn mới, in ấn tài liệu cấp phát đến từng hộ, treo tại vị trí thuận lợi quan sát, để mỗi thành viên thƣờng xuyên đối chiếu việc tổ chức thực hiện của gia đình mình, từ đó có hƣớng phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian